Kinh nghiệm phát triển BHYT toàn dân tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 41 - 43)

Thái Bình

- Những chính sách của huyện Quỳnh Phụ: Đối tượng người cao tuổi từ 75 đến dưới 80 tuổi đang sinh sống trên địa bàn tỉnh không có trợ cấp xã hội, hoặc đang hưởng tiền tuất hàng tháng được huyện cấp 100% kinh phí mua BHYT; Người thuộc hộ gia đình cận nghèo được Ngân sách hỗ trợ 100% mức đóng BHYT. Trước tình hình tỷ lệ người thuộc hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp tham gia BHYT còn thấp, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 4230/2015/QĐ-UBND ngày 25-12-2015 về việc từ ngày 1-1-2016, nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn huyện từ 30% lên 80%. UBND huyện còn có Quyết định 292/2016/QĐ-UBND ngày 1-2- 2016 về thực hiện chính sách hỗ trợ đối với một số đối tượng trẻ em chưa thuộc diện hưởng chính sách hiện hành của Nhà nước trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2016-2020 (đối tượng từ 6 đến 16 tuổi nhiễm HIV/AIDS, mồ côi cha hoặc mẹ không có nguồn nuôi dưỡng) (BHXH huyện Quỳnh Phụ, 2016).

- Kết quả đạt được: Năm 2015, toàn tỉnh có 6.382 người từ 75 đến dưới 80 tuổi, 13.053 người thuộc hộ cận nghèo... được huyện hỗ trợ BHYT. 6 tháng đầu năm 2016 có 19.580 người thuộc hộ cận nghèo và 4.786 người 75 đến dưới 80 tuổi... được cấp thẻ BHYT. Nhờ đó, tỷ lệ bao phủ BHYT của huyện luôn vượt trội so với nhiều huyện trong tỉnh: Năm 2015, tỷ lệ bao phủ BHYT

toàn huyện đạt 82,4% (toàn tỉnh là 76%); đến hết quý I năm 2016, tỷ lệ người dân tham gia BHYT của huyện đã đạt 84,2% (toàn tỉnh khoảng 77%) (BHXH huyện Quỳnh Phụ, 2016).

2.2.3. Kinh nghiệm phát triển BHYT toàn dân tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

BHXH huyện Đông Hưng chủ động phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo, Liên hiệp Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện, cùng các ngành liên quan họp bàn và ký kết văn bản hướng dẫn liên ngành về việc thực hiện BHYT cho các đối tượng thuộc cơ quan của mình quản lý. Sau đó phối hợp tổ chức hội nghị để hướng dẫn tổ chức thực hiện. Các phòng giáo dục, các tổ chức đoàn thể ở cấp xã có trách nhiệm thực hiện BHYT tự nguyện cho các hội viên của mình. Đại lý thu BHYT tự nguyện của các nhóm đối tượng này là các trường học, các tổ chức đoàn thể ở cấp xã, phường. Căn cứ vào công văn hướng dẫn: quy định về đối tượng, điều kiện, thời gian tham gia, mức đóng, quyền lợi, trách nhiệm của người tham gia. Các đại lý thu có nhiệm vụ phối hợp cùng cơ quan BHXH tuyên truyền, hướng dẫn hội viên của mình tham gia BHYT tự nguyện, cụ thể là: giải đáp cho hội viên về quyền lợi và trách nhiệm của việc tham gia BHYT; lập danh sách người tham gia BHYT tự nguyện theo mẫu quy định của BHXH Việt Nam. Kiểm tra danh sách đảm bảo đúng người, đúng đối tượng. Khi đủ điều kiện theo hướng dẫn quy định thì tiến hành thu tiền và phải nộp ngay toàn bộ số tiền đã thu, chuyển danh sách người tham gia BHYT tự nguyện cho cơ quan BHXH trước khi kết thúc đợt phát hành phiếu KCB và thẻ BHYT; nhận phiếu KCB và thẻ BHYT từ cơ quan BHXH để chuyển đến đối tượng tham gia BHYT tự nguyện; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của đối tượng đề nghị cơ quan BHXH sửa chữa những nội dung có sai sót ghi trên phiếu KCB, thẻ BHYT. Trả phiếu, thẻ BHYT kịp thời cho đối tượng tham gia sử dụng. Đảm bảo phiếu KCB, thẻ BHYT đúng người, đúng đối tượng. Để việc tổ chức thực hiện công tác BHYT tự nguyện thu được kết quả, BHXH Đông Hưng phối hợp với cơ quan chủ quản của các trường học, các tổ chức đoàn thể thường xuyên đôn đốc các đơn vị cấp dưới tổ chức thực hiện theo hướng dẫn liên ngành. Đồng thời, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan Báo, Đài phát thanh truyền hình, các tổ chức đoàn thể của huyện để tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa cũng như quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia BHYT tự nguyện. Qua đó đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn

thể ở địa phương cùng tham gia chỉ đạo, phối hợp thực hiện trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình về công tác BHYT toàn dân tại địa phương. Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình triển khai thực hiện BHYT toàn dân cũng gặp không ít khó khăn vướng mắc. Đó là: Nhận thức của một số lãnh đạo chính quyền cơ sở về BHYT tự nguyện còn hạn chế, đặc biệt là ở cấp xã, phường và trường học. Họ cho rằng: Việc thực hiện BHYT cũng như việc thực hiện các loại hình bảo hiểm thương mại khác và chịu tác động và chi phối của cơ chế thị trường, không cần có sự định hướng, chỉ đạo của chính quyền; đã là BHYT tự nguyện thì không cần phải có điều kiện nào? Khi cần có thể mua bất cứ lúc nào và đã đến mua thì cơ quan BHXH có trách nhiệm phải bán; mức hoa hồng dành cho việc thu nộp BHYT tự nguyện cũng phải bằng mức hoa hồng của các Công ty bảo hiểm thương mại; việc cấp phiếu khám chữa bệnh khi tham gia BHYT quá nhiều thủ tục hành chính không cần thiết... Mặt khác, việc khám chữa bệnh theo chế độ BHYT còn có những bất cập, một số cơ sở KCB trên địa bàn chưa thấy được trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc sức khoẻ cho người có thẻ BHYT, thái độ phục vụ của một số thầy thuốc còn thờ ơ với người bệnh và có sự phân biệt đối xử giữa bệnh nhân có thẻ BHYT với bệnh nhân tự nộp viện phí. Từ đó đã làm cho người bệnh thiếu sự tin tưởng vào việc khám chữa bệnh theo chế độ BHYT. Đây là những khó khăn trong việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia cũng như phối hợp tổ chức thực hiện BHYT tự nguyện. Ngoài ra, người dân vẫn còn tư tưởng bao cấp, thường so bì, tính toán thiệt hơn, không nghĩ đến tính cộng đồng, ảnh hưởng đến việc phát triển BHYT toàn dân (BHXH huyện Đông Hưng, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)