Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 72 - 81)

4.2.1.1. Ảnh hưởng yếu tố chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển BHYT toàn dân

- Từ phía cơ quan BHXH:

Những vấn đề thuộc về chính sách BHYT toàn dân có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, mở rộng phạm vi BHYT toàn dân. Ngoài việc ban hành, quản lý, cơ chế vận hành, nội dung chính sách phải thực sự phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân. Có như vậy chính sách BHYT toàn dân mới đi vào cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó thủ tục tham gia, thủ tục hưởng, mức hưởng là vấn đề nội tại của chính sách có tính tiên quyết đến sự tham gia BHYT cho người dân.

- Từ phía người dân.

hưởng lại thấp liệu rằng người dân có muốn tham gia hay không? Do vậy, để phân tích ảnh hưởng của chính sách đến kết quả tham gia BHYT cho người dân chúng tôi tiến hành phân tích tập trung vào thủ tục tham gia, kết quả tham gia BHYT của người dân trên địa bàn huyện Vũ Thư thông qua bảng 4.8 sau:

Trong số 120 người được phỏng vấn có 30 người trả lời là thủ tục tham gia BHYT là nhanh gọn chiếm 25%; trả lời rườm rà nhiều giấy tờ có 61 người chiếm 50,83%; trả lời ý kiến khác có 29 người chiếm 24,17%.

Trong số 32 người tham gia (trong tổng số 120 người dân được phỏng vấn chiếm 26,67%) có 13 người chiếm 40,62% người cho rằng thủ tục tham gia là nhanh gọn là khá cao; 12 người phản ánh là thủ tục rườm rà chiếm 37,5%, còn 7 người có ý kiến khác chiếm tỷ lệ 21,88% trong tổng số người dân tham gia.

Cũng qua bảng 4.7 chúng ta thấy: Số người chưa tham gia là 88 người trong tổng số 120 người dân được phỏng vấn đa số họ cho là thủ tục quá rườm rà, nhiều giấy tờ chiếm 55,68% tương ứng với 49 người; cho là nhanh gọn có 17 người chiếm 19,32%; và trả lời ý kiến khác có 22 người chiếm 25%.

Bảng 4.7. Ý kiến đánh giá của người dân về thủ tục tham gia BHYT tự nguyện

Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Đã tham gia Chưa tham gia

Tổng số Người 120 32 88

Nhanh gọn Người 30 13 17

Rườm rà, nhiều giấy tờ Người 61 12 49 Ý kiến khác Người 29 7 22 Tỷ lệ % (theo chiều dọc) % 100,00 100,00 100,00 Nhanh gọn % 25,00 40,62 19,32 Rườm rà, nhiều giấy tờ % 50,83 37,50 55,68 Ý kiến khác % 24,17 21,88 25,00 Tỷ lệ % (theo chiều ngang) % 100,00 26,67 73,33 Nhanh gọn % 100,00 43,33 56,67 Rườm rà, nhiều giấy tờ % 100,00 19,67 80,33 Ý kiến khác % 100,00 24,14 75,86 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Qua bảng 4.7 và bảng 4.8 cho thấy sự ảnh hưởng của thủ tục tham gia đến kết quả thực hiện BHYT cho người dân là rất lớn. Mỗi người dân đều rất ngại khi động trạm đến các giấy tờ tùy thân (như sổ hộ khẩu, CMTND…) lại còn năm sinh, tên đệm. Để giúp người dân tiếp cận và thụ hưởng chính sách BHYT toàn dân thì yêu cầu các cơ quan chuyên môn cần không ngừng thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện giảm thểu tối đa về mặt giấy tờ. Đồng thời cấn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan pháp lý để cung cấp giấy tờ tùy cho người dân cho chính xác tránh sai sót, nhầm lẫn đúng tên, đúng tuổi.

Đối với mức đóng, mức hưởng qua bảng 4.8 cho thấy ý kiến phản hồi từ

120 người dân được phỏng vấn có 64 người (chiếm 53,33%) trả lời là mức đóng

cao và 55 người (chiếm 45,83%) người trả lời là mức hưởng thấp. Chỉ có 10

người trả lời là mức đóng thấp (chiếm 8,33%) và 16 người (chiếm 13,34%) cho

rằng mức hưởng cao. Còn lại 46 người trả lời mức đóng hợp lý (chiếm 38,34%)

và 49 người trả lời là mức hưởng hợp lý (chiếm 40,83%).

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mức đóng, mức hưởng đến kết quả tham gia BHYT HGĐ

Chỉ tiêu ĐVT Tổng số

Mức cao Mức thấp Hợp lý Đóng Hưởng Đóng Hưởng Đóng Hưởng

Tổng số Người 120 64 16 10 55 46 49 Đã tham gia Người 32 2 11 8 4 22 17 Chưa tham gia Người 88 62 5 2 51 24 32 Tỷ lệ (theo

chiều dọc)

% 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Đã tham gia % 26,67 0,03 68,75 80,00 7,27 47,83 34,69 Chưa tham gia % 73,33 96.87 31,25 20,00 92,73 52,17 65,31 Tỷ lệ (theo

chiều ngang)

% 100,00 53,33 13,34 8,33 45,83 38,34 40,83

Đã tham gia % 100,00 6,25 34,38 25,00 12,50 68,75 53,12 Chưa tham gia % 100,00 70,46 5,68 2,27 57,96 27,27 36,36 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Cũng qua bảng 4.8 cho thấy chỉ có 2 người trong tổng số 32 người đã tham gia cho rằng mức đóng hiện tại là cao. Phần lớn số người đã tham gia

cho rằng mức đóng là hợp lý đối với khả năng tài chính của họ chiếm 28,34% tương ứng với 22 người. Và chỉ có 4 người trong tổng số người tham gia cho rằng mức hưởng thấp chiếm 12,5%; có 11 người chiếm 34,38% cho rằng mức hưởng cao và 17 người chiếm 53,12% cho rằng mức hưởng là hợp lý. Trong khi đó số người chưa tham gia là 88 người (chiếm tỷ lệ 73,33%) đa số họ cho rằng mức đóng hiện tại là cao mức hưởng lại thấp nên họ không tham gia. Từ mối quan hệ giữa mức đóng và mức hưởng có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện BHYT cho người dân trên địa bàn huyện.

4.2.1.2. Ảnh hưởng của công tác thông tin, tuyên truyền

Để thấy được tầm quan trọng của hệ thống thông tin, tuyên truyền chúng ta đi nghiên cứu bảng 4.9 sau:

Bảng 4.9. Mức độ hiểu biết chính sách BHYT tự nguyện, BHYT hộ gia đình của người dân

Nội dung

Tổng số Đã tham gia Chưa tham gia Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Tổng số 120 100,00 32 100,00 88 100,00 Không biết 14 11,67 0 0,00 14 15,91 Nghe nói nhưng

chưa biết rõ 28 23,33 0 0,00 28 31,82 Biết ít 26 21,67 10 31,25 16 18,18 Biết khá rõ 52 43,33 22 68,75 30 34,09 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Công tác thông tin tuyên truyền về BHYT cho người dân huyện Vũ Thư rất quan trọng vì họ chủ yếu là những người dân có trình độ nhận thức, các điều kiện cơ sở vật chất để nắm bắt và cập nhập thông tin rất là hạn chế. Ngoài ra, hình thức truyền thông chưa thực sự có hiệu quả và phù hợp nên người dân ở tình trạng thiếu thông tin. Qua số liệu tổng hợp trên ta thấy những người biết và biết khá rõ về chính sách BHYT tự nguyện nhân dân, BHYT hộ gia đình có 78 người dân chiếm 65% trong tổng số người dân được phỏng vấn; có 14 người chiếm tỷ lệ 11,67% là không biết gì; còn lại 23% là nghe nói nhưng chưa biết rõ những quy định cũng như những quyền lợi khi họ tham gia BHYT tự nguyện nhân dân và BHYT hộ gia đình. Vì họ chưa có điều kiện tiếp cận các kênh thông tin liên

quan đến chính sách BHYT như: báo, đài, ti vi, truyền thanh thôn, xã hoặc là họ chưa quan tâm đến chính sách này nên họ không tìm hiểu. Chính vì vậy, mà phần nào ảnh hưởng đến số lượng người tham gia BHYT.

Thông tin tuyên truyền có một vai trò quan trọng như vậy nên cần phải có những giải pháp linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương để làm thế nào cho người dân hiểu đúng, hiểu đủ, nắm bắt một cách dễ dàng nhất về chính sách BHYT của Nhà nước ban hành. Đồng thời làm thế nào cho người dân nhận thức được tính nhân văn sâu sắc, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng để có kết quả tham gia ngày càng cao. Đây cũng là một minh chứng để cho thấy công tác thông tin tuyên truyền hết sức quan trọng trên con đường phát triển BHYT toàn dân.

Công tác thông tin tuyên truyền như: trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, tờ gấp, áp phích, tranh cổ động, các cuốn sổ tay tìm hiểu về chế độ BHYT tự nguyện… Chúng có vị trí rất quan trọng nhằm đưa chính sách BHYT tự nguyện nhân dân, BHYT hộ gia đình đến các cấp, các ngành và mọi thành viên trong xã hội không chỉ nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về mục đích, ý nghĩa, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Từ đó đem lại niềm tin và sự quan tâm hơn của mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời nó có tác dụng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách BHYT.

Qua kết quả điều tra 120 người dân cho thấy các hình thức truyền thông chính như: qua văn bản, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương lại không hiệu quả bằng việc truyền miệng trong nhân dân. Tại sao lại như vậy? Một bằng đằng phải đầu tư tiền của và công sức lại không bằng truyền miệng từ người này qua người khác một cách tự nhiên. Qua bảng 4.10 ta thấy nguồn thông tin về chính sách BHYT mà người dân có được từ việc nghe người khác nói lại chiếm tỷ lệ 37,5% tương ứng với 45 người trong tổng số người dân được điều tra. Tỷ lệ này tương đối lớn, nó phản ánh hiệu quả từ các hình thức tuyên truyền khác chưa cao. Trong khi đó, từ các văn bản pháp quy chỉ có 7 người (chiếm tỷ lệ 5,83%). Qua các tổ chức hội, đoàn thể có 19 người (chiếm 15,84%). Nguồn thông tin về chính sách BHYT mà người dân nhận được qua cơ quan BHXH, các tập thể và cá nhân là cộng tác viên chỉ có 16 người (chiếm 13,33%). Điều này cho thấy việc tuyên truyền, phổ biến chính sách từ ngay chính cơ quan chuyên trách lại chưa phát huy được hiệu quả. Sự ảnh hưởng của đội ngũ cán bộ trong ngành BHXH đến người dân còn hạn chế, phải chăng vì công tác dân vận, tuyên truyền còn nhiều yếu kém hay vì các lý do

khác? Có thể do nội dung tuyên truyền chưa được phong phú, các tổ chức đoàn thể chưa sát sao, chú trọng, cơ qan BHXH thì không thường xuyên giám sát, lấy ý kiến phản hồi từ phía người dân, ít tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm. Để có căn cứ đề ra biện pháp khắc phục và cải thiện phương pháp truyền thông, phải đa dạng hóa các hình thức, nội dung tuyên truyền đơn giản rễ hiều để người dân tiếp cận cho phù hợp nhằm đạt kết quả cao.

Bảng 4.10. Nguồn thông tin về chính sách BHYT người dân nhận được

Nội dung

Tổng số Đã tham gia Chưa tham gia Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Tổng số 120 100,00 32 100,00 88 100,00 Từ văn bản pháp quy 7 5,83 4 12,50 3 3,41 Từ phương tiện thông

tin đại chúng 28 23,33 7 21,88 21 23,86 Thông qua tổ chức

đoàn thể

19 15,84 5 15,62 14 15,91

Đại lý BHYT 16 13,33 8 25,00 8 9,09 Nghe người khác nói

lại

45 37,50 8 25,00 37 42,05

Hình thức khác 5 4,17 0 0,00 5 5,68 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Qua điều tra chúng tôi có lấy ý kiến phản hồi của người dân về hình thức thông tin truyền thông cho phù hợp với người dân, được tổng hợp qua Bảng 4.11 sau:

Bảng 4.11. Nguồn thông tin về chính sách BHYT phù hợp với người dân

Nội dung

Tổng số Đã tham gia Chưa tham gia Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Tổng số 120 100,00 32 100,00 88 100,00

Hội thảo, hội nghị 26 21,67 3 9,38 23 26,16 Thông tin đại chúng 34 28,33 7 21,87 27 30,67 Tờ rơi, áp phích 15 12,50 4 12,50 11 12,50 Qua các Hội, đoàn thể 45 37,50 18 56,25 27 30,67

Hình thức thông tin truyền thông về chính sách BHYT phù hợp với người dân nhất là qua các hội đoàn thể ở địa phương như Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… chiếm 37,5% tương ứng với 45 người trả lời trong tổng số người được phỏng vấn. Thế nhưng, khi phỏng vấn họ về nguồn thông tin chủ yếu là qua người khác nói lại. Vấn đề này có phần hơi mâu thuẫn? Theo chúng tôi, phần lớn mỗi người dân đều tham gia vào một tổ chức nào đó ở địa phương nên nguồn thông tin mà họ có được cũng bắt nguồn từ các tổ chức này. Hơn nữa, người dân sống ở khu vực nông thôn thường khó tiếp cận đầy đủ thông tin, hay bị ảnh hưởng thông qua dư luận xã hội. Vì vậy, hình thức tuyên truyền bằng miệng hay phát hành tài liệu tận tay với nội dung cụ thể là thiết thực lại có hiệu quả cao. Do đó, vấn đề nêu trên không có gì là mâu thuẫn. Các tổ chức đoàn thể địa phương phải là chỗ dựa vững chắc về mặt pháp lý cho người dân và cũng là tổ chức để người dân gửi gắm niềm tin.

Công tác tuyên truyền trên các thông tin đại chúng là nơi cung cấp thông tin, là diễn đàn ngôn luận công khai và thông tin kiểm chứng chính thức, mang tính định hướng xây dựng dư luận xã hội. Đồng thời rất phù hợp với đông đảo quần chúng nhân dân. Số người có ý kiến cho rằng hình thức tuyên truyền qua thông tin đại chúng là phù hợp chiếm 28,33% tương ứng với 34 người. Mặc dù hàng năm huyện Vũ Thư đã đầu tư rất nhiều kinh phí cho việc in ấn và tổ chức phát hành hàng vạn tờ rơi, tờ gấp, các cuốn sổ tay tìm hiểu về chính sách BHYT, tổ chức in ấn và phát hành các tranh cổ động, áp phích tuyên truyền…nhưng số người trả lời cho rằng hình thức tuyên truyền bằng tờ rơi, áp phích là phù hợp chỉ có 15 người (chiếm 12,5%).

4.2.1.3. Nhóm yếu tố về tổ chức bộ máy cung ứng dịch vụ BHYT cho người dân Chất lượng khám chữa bệnh cho người dân sử dụng dịch vụ BHYT tự nguyện nhân dân được thể hiện qua trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ sở vật chất và thái độ phục vụ của các y bác sĩ của các cơ sở KCB trên địa bàn huyện Vũ Thư. Điều đó được thể hiện thông qua việc phỏng vấn người dân qua bảng tổng hợp 4.12 sau:

Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá chất lượng khám chữa bệnh của cơ sở KCB trên địa bàn huyện Vũ Thư

STT Nội dung Số người Tỷ lệ (%)

I Về trình độ chuyên môn kỹ thuật 120 100,00

1 Kém 17 14,17

2 Trung bình 48 40,00

3 Khá 36 30,00

4 Tốt 19 15,83

II Về cơ sở vật chất của các cơ sở KCB trên địa

bàn huyện 120 100,00

1 Xuống cấp 8 6,67

2 Trung bình 51 42,50

3 Khá 39 32,50

4 Tốt 22 18,33

III Về trách nhiệm phục vụ của các y bác sỹ 120 100,00

1 Kém 35 29,17

2 Trung bình 56 46,67

3 Chu đáo 18 15,00

4 Rất chu đáo 11 9,16

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Trên địa bàn huyện Vũ Thư hầu hết các cơ sở KCB đều được xây dựng mới, được đầu tư trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh. Đặc biệt, tháng 8 năm 2014 BVĐK Vũ Thư đã khánh thành xong và được trang cấp thiết bị như: máy điện tim, máy siêu âm 4D, máy mổ nội soi.… để không ngừng đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân. Có 50,83% người dân được hỏi cho rằng cơ sở vật chất của các CSKCB là khá và tốt tương ứng với 61 người; Có một số người cho rằng cơ sở KCB bị xuống cấp là 8 người chiếm tỷ lệ 6,67%. Đề nghị cấp trên quan tâm để xây dựng mới và đầu tư trang thiết bị.

Nghiên cứu phản ánh của người dân về trách nhiệm phục vụ của các y bác sỹ của các CSKCB ở bảng 4.12 chúng ta thấy: Có 35 người dân chiếm 29,17 % trả lời là kém và họ trả lời các lý do như: chờ đợi lâu, gặp khó khăn, phiền hà, thiếu minh bạch, chất lượng điều trị chưa cao, thủ tục chuyển viện rườm rà, gây khó khăn khi chuyển viện, phân biệt đối sử bệnh nhân có thẻ BHYT và không có

thẻ; đưa phong bì để cho thuốc tốt và xét nghiệm kỹ thuật cao. Người dân thường kêu ca các CSKCB nên hình ảnh người cán bộ y tế tận tình phục vụ theo lời Bác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)