Định hướng và giải pháp nhằm phát triển bhyt toàn dân trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 86 - 91)

DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ

4.3.1 Định hướng

Tiếp tục mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm y tế về tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế, về phạm vi dịch vụ y tế được thụ hưởng và giảm tỷ lệ chi trả từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ y tế; bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững. Cụ thể như sau:

- Tăng tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế: Tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ 100%; mở rộng các nhóm đối tượng để

- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế.

- Từng bước đổi mới cơ chế tài chính theo hướng đầu tư trực tiếp cho người thụ hưởng dịch vụ y tế thông qua hình thức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế, bảo đảm cân đối thu - chi quỹ bảo hiểm y tế, phấn đấu giảm tỷ lệ chi tiêu y tế trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình xuống dưới 40% vào năm 2020.

4.3.2. Giải pháp

4.3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện về sự cần thiết phải tham gia BHYT

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức đúng đắn về BHYT tự nguyện nhân dân từ đó thấy được sự cần thiết phát triển BHYT cho người dân và vai trò quan trọng như thế nào. Thực tế cho thấy, có nhận thức đúng hành động mới đúng. Cần nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện vì đây là nguyên nhân quan trọng của việc nhiều người dân chưa quan tâm hoặc không muốn tham gia BHYT là do họ chưa có hiểu biết, chưa thấy được lợi ích của việc tham gia. Bên cạnh những nguyên nhân việc làm, thu nhập thấp ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT có nguyên nhân lớn là do nhận thức của người dân về BHYT. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ về chính sách, chế độ BHYT để người dân thấy được lợi ích của khi họ tham gia, để người dân tin tưởng và tự nguyện tham gia. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trong đó đẩy mạnh hình thức tuyên truyền cổ động trực quan như : phát tờ rơi, tờ gấp, phương tiện thông tin đại chúng (ti vi, đài, báo), trang web của cơ quan BHXH. Những khẩu hiệu, pano tuyên truyền cần được thiết kế ấn tượng dễ hiểu, dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, có trọng tâm, mang tính thuyết phục cao đặt ở các CSKCB, trung tâm hành chính của huyện, xã, thị trấn; mở các cuộc thi về tìm hiểu BHYT tự nguyện nhân dân, kết hợp lồng ghép với các buổi sinh hoạt của các hội, đoàn thể; mở kênh cung cấp thông tin và hỏi đáp những thắc mắc về BHYT tự nguyện nhân dân trên đường dây nóng.

Nội dung tuyên truyền cần đặc biệt quan tâm đến những lợi ích thiết thực và tầm quan trọng của BHYT không chỉ đối với sức khỏe của người trực tiếp tham gia BHYT mà còn đối với cả cộng đồng nói chung theo tinh thần “mọi người vì một người, mỗi người vì mọi người”, “số đông bù số ít”. Cũng cần

triển khai nhiều hính thức tuyên truyền hơn sao cho thích hợp với điều kiện đặc thù từng vùng. Lấy những ví dụ điển hình mà người dân dễ nhận thấy trong cuộc sống để họ dễ hiểu và tham gia tích cực hơn.

Công tác tuyên truyền cần được tiến hành với tất cả các nhóm đối tượng, bao gồm cả các cấp chính quyền, đoàn thể, trường học, các chi bộ đảng viên... Đặc biệt là đối tượng là nông dân, người nghèo và cận nghèo... cần phải thực hiện thường xuyên liên tục với nhiều hình thức phù hợp bảo đảm các đối tượng của truyền thông tiếp cận đầy đủ với thông tin về chính sách BHYT và cách thức tham gia.

4.3.2.2. Nâng cao chất lượng KCB

Theo ý kiến của đa số người dân nâng cao chất lượng khám chữa bệnh là điều cần thiết để thu hút họ tham gia BHYT. Vì vậy trong thời gian tới cần chú trọng cải thiện chất lượng KCB BHYT thông qua việc tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở KCB và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sỹ của ngành y tế.

Với chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện người dân có quyền được hưởng những dịch vụ cao cấp với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại và các trang thiết bị chẩn đoán và điều trị hiện đại. Vì vậy, bệnh viện cần huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng các cơ sở KCB với đầy đủ các khoa, phòng chức năng, có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát để đáp ứng nhu cầu người bệnh nói chung và người bệnh có thẻ BHYT tự nguyện nói riêng. Trang thiết bị y tế cần được đầu tư hiện đại bằng nhiều hình thức: Bệnh viện tự mua hoặc huy động bằng nguồn lực xã hội.

Trình độ chuyên môn của các y, bác sỹ và các nhân viên y tế là yếu tố quyết định kết quả sự thành công hay thất bại của một ca bệnh. Chính vì thế, các cơ sở KCB của huyện Vũ Thư cần tạo cơ chế thu hút các y bác sỹ có chuyên môn vững vàng, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn theo các chương trình đào tạo lên các bệnh viện tuyến trung ương; cập nhật các phương pháp điều trị mới, thuốc mới để điều trị có hiệu quả nhất.

4.3.2.3. Giáo dục y đức và nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của các nhân viên y tế

Trình độ và y đức của cán bộ làm ngành y tế, do vậy mọi cán bộ y tế phải nhận thức được điều này như lời của Bác Hồ đã dạy: “Lương y như tử mẫu”. Kết

quả nghiên cứu cho thấy người dân khá bức súc với tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên y tế. Vì vậy, các cơ sở y tế, đặc biệt là bệnh viện đa khoa Vũ Thư cần xây dựng văn hóa bệnh viện theo hướng như lời Bác Hồ dạy: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”. Đó là sự tận tâm với người bệnh, coi người bệnh như người thân của chính mình, gần gũi, tìm hiểu, động viên kịp thời; giúp người bệnh an tâm điều trị, quên đi những đau đớn bệnh tật. Đồng thời người thầy thuốc phải công tâm không phân biệt đối sử giữa các đối tượng KCB thông thường hay bằng thẻ BHYT tự nguyện. Có như thế BHYT tự nguyện mới có thể được mở rộng. Để thực hiện được điều này, cán bộ quản lý cơ sở y tế cần phải có chế độ thưởng, phạt công minh và kịp thời; thiết lập đường dây nóng để lắng nghe ý kiến phản hồi của bệnh nhân. Bên cạnh đó cải thiện môi trường làm việc để giảm áp lực công việc, căng thẳng cho các y bác sỹ cũng rất cần thiết. 4.3.2.4. Giảm thủ tục hành chính về KCB bảo hiểm y tế

Các cơ sở KCB của huyện Vũ Thư cần tăng cường hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình tiếp nhận, khám bệnh, quản lý bệnh nhân điều trị nội trú, ngoại trú... để đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tại các khoa khám bệnh, số phòng khám phải được mở rộng và bố trí hợp lý. Việc trả kết quả cần được thực hiện nhiều lần trong ngày, không giới hạn 2 lần/ngày như hiện nay và người bệnh sẽ được hẹn rõ thời gian đến lấy kết quả, giảm thời gian chờ đợi cho người có thẻ BHYT. Đồng thời giảm thủ tục giấy tờ, phiền hà khi bệnh nhân được ra viện.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi đưa ra một số kết luận tổng quát cụ thể như sau:

Thứ nhất: Đề tài góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHYT và phát triển BHYT toàn dân.

Thứ hai, Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Tác giả có một số nhận định sau:

(1) Trong thời gian qua, BHXH huyện Vũ Thư đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc phát triển BHYT toàn dân như: Số lượng người dân tham gia BHYT không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2015 tăng lên 15.716 người, tương đương tăng 11,25% so với năm 2014. Năm 2016 tăng lên 30.956 người, tương đương tăng 19,93% so với năm 2015. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho các đối tượng tham gia BHYT cũng gia tăng đáng kể về cơ sở vật chất và đội ngũ y bác sỹ. Phát triển BHYT toàn dân của huyện Vũ Thư chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: Chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; công tác thông tin, tuyên truyền; tổ chức bộ máy cung ứng dịch vụ BHYT; khả năng thu nhập; trình độ học vấn; độ tuổi của người dân.

(2) Tuy vậy còn một số hạn chế: Thứ nhất, công tác thông tin tuyên truyền về lợi ích của người tham gia BHYT còn hạn chế, chưa đến được với nhiều người dân. Thứ hai, Chất lượng phục vụ của đội ngũ y bác sỹ ở các cơ sở khám chữa bệnh và các nhân viên đại lý thu BHYT tại các xã còn chưa tốt, đôi khi chưa nhiệt tình phục vụ, để người dân phải đợi lâu khi khám chữa bệnh hoặc khi làm thủ tục mua BHYT tự nguyện.

Thứ ba: Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển BHYT toàn dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình gồm: (1) Các yếu tố bên ngoài (yếu tố chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển BHYT toàn dân; công tác thông tin, tuyên truyền; yếu tố về tổ chức bộ máy cung ứng dịch vụ BHYT cho người dân), (2) Các yếu tố bên trong (khả năng thu nhập; trình độ học vấn; độ tuổi).

Thứ tư: Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển BHYT toàn dân ở huyện Vũ Thư, các giải pháp đó bao gồm: Đẩy mạnh

công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện về sự cần thiết phải tham gia BHYT; Nâng cao chất lượng KCB; Giáo dục y đức và nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của các nhân viên y tế; Giảm thủ tục hành chính về KCB bảo hiểm y tế.

5.2. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)