Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 81 - 86)

4.2.2.1. Ảnh hưởng của khả năng thu nhập

Mặc dù nhu cầu về BHYT của người dân là rất cao nhưng vì thu nhập là điều kiện tiên quyết và trực tiếp để người dân có tham gia BHYT tự nguyện nhân dân hay không. Nó liên quan đến việc đóng góp hình thành quỹ BHYT. Nếu như thu nhập của người dân ở mức cao thì một phần họ trang trải cuộc sống, phần còn lại sử dụng vào việc tái sản xuất và nếu còn họ mới tính toán đến quỹ dự phòng. Chính vì vậy mà nếu thu nhập thấp thì người dân sẽ không có đủ nguồn tài chính để tham gia BHYT tự nguyện nhân dân.

Để phản ánh sự ảnh hưởng của yếu tố thu nhập đến nhu cầu tham gia BHYT tự nguyện nhân dân, khi khảo sát chúng tôi chia thành 5 nhóm thu nhập như sau:

- Nhóm có thu nhập từ 2 đến dưới 2,5 triệu đồng/ tháng - Nhóm có thu nhập từ 2,5 đến dưới 3 triệu đồng/ tháng - Nhóm có thu nhập từ 3 đến dưới 3,5 triệu đồng/ tháng - Nhóm có thu nhập từ 3,5 đến 4 triệu đồng/ tháng - Nhóm có thu nhập từ 4 triệu đồng/ tháng trở lên.

Phân tích ảnh hưởng của thu nhập tới quyết định tham gia BHYT hay không của người dân? Được thể hiện qua bảng 4.14 sau:

Bảng 4.14. Thu nhập hàng tháng của người dân ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT tự nguyện

Nội dung

Tổng số Đã tham gia Chưa tham gia Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Tổng 120 100,0 40 33,3 80 66,7 Từ 2,0 đến < 2,5 28 100,0 3 10,7 25 89,3 Từ 2,5 đến <3,0 20 100,0 4 20,0 16 80,0 Từ 3,0 đến <3,5 26 100,0 8 30,8 18 69,2 Từ 3,5 đến <4,0 28 100,0 12 42,9 16 57,1 Từ trên 4,0 18 100,0 13 72,2 5 27,8 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Theo bảng 4.14 cho thấy, những người dân có mức thu nhập từ 2.000.000 đồng đến dưới 2.500.000đồng/ tháng chỉ có 3 người tham gia BHYT chiếm 10,71% trong số người dân có mức thu nhập này tham gia, họ tham gia rất ít vì không có khả năng đóng góp. Đối với những người dân có thu nhập từ 2.500.000đồng đến dưới 3.000.000đồng/ tháng có 4 người tham gia chiếm 20% trong số người dân có mức thu nhập này tham gia. Ở mức thu nhập này thì người dân cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống nên cũng không mấy người tham gia.

Đối với những người có thu nhập từ 3.000.000 đồng đến dưới 3.500.000 đồng/ tháng có 8 người tham gia chiếm 30,8% trong số người dân có mức thu nhập này tham gia. Những người dân có thu nhập từ 3.500.000 đồng đến 4.000.000 đồng/ tháng có 42,9% trong số người dân có mức thu nhập này tham gia. Số người có thu nhập từ 4.000.000 đồng/tháng trở lên có 18 người trong tổng số người dân điều tra có 13 người chiếm 72,2% trong số người dân có mức thu nhập này tham gia. Như vậy qua kết quả này chúng ta có thể thấy rằng thu nhập của người dân càng tăng thì số người quyết định tham gia BHYT càng cao. Vậy thu nhập của người dân sẽ quyết định việc tham gia BHYT tự nguyện của người dân. BHYT tự nguyện khác so với BHYT bắt buộc ngoài tính pháp lý ra, về cơ bản, còn khác biệt ở chỗ mức phí BHYT tự nguyện do người tham gia chịu trách nhiệm đóng 100%. Như vậy, thu nhập của họ là nhân tố quyết định điều kiện đủ để quyết định có tham gia hay không? Bởi vì không có thu nhập, hay thu nhập không đáp ứng được cuộc sống thì không thể tham gia mặc dù họ có nhận thức đầy đủ đến đâu đi chăng nữa.

4.2.2.2. Ảnh hưởng về trình độ học vấn

Trình độ học vấn ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT của người dân như thế nào? Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 120 người dân thu được kết quả như sau:

Chia trình độ học vấn thành 6 mức độ với giả định về số năm bỏ ra để đạt trình độ giáo dục tương ứng là: dưới trung học cơ sở là 5 năm, trung học cơ sở là 9 năm, phổ thông trung học là 12 năm, sơ cấp/trung cấp là 13-14 năm, cao đẳng/đại học là 15-17 năm.

Bảng 4.15. Trình độ học vấn của người dân ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT tự nguyện nhân dân

Nội dung

Tổng số Đã tham gia Chưa tham gia Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Tổng số 120 100,00 32 100,00 88 100,00 Dưới trung học cơ sở 11 9,17 2 6,25 9 10,23 Trung học cơ sở 55 45,83 13 40,60 42 47,72 Phổ thông trung học 49 40,83 14 43,75 35 39,77 Sơ cấp/trung cấp 5 4,17 3 9,38 2 2,27 Cao đẳng/đại học 0 0,00 0 0,00 9 0,00 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Theo bảng 4.15 thì có 9,17% (11 người) được hỏi có trình độ dưới trung học cơ sở; trình độ trung học cơ sở là 45,83% (55 người); trình độ phổ thông trung học là 49 người chiếm tỷ lệ 40,83% còn lại trình độ sơ cấp/trung cấp có 5 người chiếm 5,17% và trình độ cao đằng/ đại học không có người nào. Rõ ràng là trình độ học vấn của người dân ở huyện Vũ Thư là rất thấp chỉ ở mức phổ cập.

Qua nghiên cứu chúng ta thấy càng trình độ cao thì tỷ lệ người tham gia càng cao, cụ thể ở trình độ dưới trung học cơ sở tỷ lệ tham gia là 2 người chiếm 18,18%; trung học cơ sở tỷ lệ tham gia là 23,64%; trung học phổ thông tỷ lệ tham gia là 28,57%; người dân có trình độ sơ cấp/trung cấp có 3 người tham gia chiếm 60%. Tỷ lệ không tham gia thì ngược lại được giảm dần theo trình độ của người dân. Điều này chứng tỏ rằng sự hiểu biết về thông tin, về chính sách BHYT của người dân đã bị hạn chế bởi trình độ nhận thức của họ. Do không hiểu được hết

những lợi ích mà BHYT mang lại một cách đầy đủ và chính xác nên họ không tham gia. Vì vậy, khẳng định trình độ học vấn ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tham gia hay không tham gia BHYT của người dân. Để BHYT phát triển mạnh mẽ thì cần có sự can thiệp của ngành giáo dục.

4.2.2.3. Ảnh hưởng của độ tuổi

Độ tuổi của các đối tượng được phỏng vấn nằm trong khoảng từ 20 đến 60 tuổi. được phân thành 4 nhóm: độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi, độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi, độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi, độ tuổi từ 51 đến 60 tuổi.

Sau đó chúng tôi tiến hành phân tích theo bảng 4.16 như sau:

Bảng 4.16. Độ tuổi của người dân ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT tự nguyện nhân dân

Nội dung

Tổng số Đã tham gia Chưa tham gia Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Tổng số 120 100,00 32 100,00 88 100,00 1. Độ tuổi từ 20 đến 30 33 27,50 2 6,25 31 35,23 2. Độ tuổi từ 31 đến 40 45 37,50 4 12,50 41 46,59 3. Độ tuổi từ 41 đến 50 31 25,83 17 53,13 14 15,90 4. Độ tuổi từ 51 đến 60 11 9,17 9 28,12 2 2,27 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Qua bảng 4.16 cho ta thấy: trong số 120 người dân được phỏng vấn có 33 người trong độ tuổi từ 20 đến 30 chiếm 27,5%; có 45 người trong độ tuổi từ 31 đến 40 chiếm 37,5%; có 31 người trong độ tuổi từ 41 đến 50 chiếm tỷ lệ 25,83% và có 11 người chiếm 9,17% trong độ tuổi từ 51 đến 60 tuổi. Trong cơ cấu tuổi ở hai độ tuổi ta thấy người trong độ tuổi lao động là khá cao. Nhìn vào bảng ta thấy số người quyết định tham gia BHYT tập trung chủ yếu vào độ tuổi từ 41 tuổi trở lên chiếm 81,25%. Ở độ tuổi này sức khỏe của người dân bắt đầu có sự giảm sút, hay ốm đau, bệnh tật, đặc biệt là các bệnh mãn tính và trong cuộc sống họ tích lũy được kinh nghiệm nên họ quyết định tham gia BHYT để đề phòng khi sức khỏe yếu. Qua bảng 4.17 thấy rằng độ tuổi càng cao thì tỷ lệ tham gia BHYT của người dân càng cao cụ thể: độ tuổi 20 đến 30 có 2 người dân tham gia chiếm 6,06%; độ tuổi từ 31 đến 40 có 4 người tham gia chiếm 8,89%; độ tuổi 41 đến 50 có 17 người tham gia chiếm 54,84%; và cao nhất là những người dân ở trong độ

tuổi 51 đến 60 có 9 người tham gia chiếm 81,82%. Số người không tham gia thì ngược lại có tỷ lệ tham gia giảm dần theo độ tuổi giảm.

* Đánh giá chung

Phát triển BHYT toàn dân là nhằm phục vụ nhu cầu cơ bản và cần thiết cho người dân. Do vậy Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm. Luật BHYT có hiệu lực 01/07/2009 là cơ sở pháp lý để người dân thực hiện tham gia BHYT.

Nhu cầu tham gia BHYT của người dân là rất lớn, xã hội ngày càng phát triển nhu cầu về bảo đảm sức khỏe của mỗi người dân ngày càng tăng. Để Thực hiện tốt chính sách BHYT cho đối tượng tự nguyện nhân dân, chính là giúp người dân sớm thụ hưởng chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước, chỉ có thông qua con đường BHYT người dân mới thực sự được chăm sóc sức khỏe công bằng, hiệu quả. Vì thế, BHXH Vũ Thư cần tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường phối hợp với các ngành chức năng nhằm phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn huyện.

Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”. Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 21-NQ/TW, Tỉnh ủy Thái Bình đã xây dựng Kế hoạch, quán triệt và tổ chức thực hiện tới tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị – xã hội trong toàn tỉnh, UBND tỉnh Thái Bình xây dựng chương trình hành động, trong đó nhấn mạnh một số mục tiêu cần thực hiện trong giai đoạn 2013- 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói chung và trên địa bàn huyện Vũ Thư nói riêng. Qua nghiên cứu về phát triển BHYT trên địa bàn huyện Vũ Thư chúng ta thấy:

Hạn chế: Thực tế người dân tham gia BHYT rất thấp chưa có sự lan tỏa, tạo sự hấp dẫn và sức thuyết phục đối với đông đảo người dân. Người dân còn thói quen ỷ lại còn manh mún của chế độ bao cấp. Điều này không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường xu thế phát triển chung của xã hội hiện đại.

Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế của phát triển BHYT cho người dân, sau đây là những nguyên nhân cơ bản:

* Về phía người dân

Do trình độ học vấn thấp: Như trên đã nghiên cứu người dân ở huyện Vũ Thư có trình độ đào tạo hạn chế, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ. Bảng 4.16 thì người dân có trình độ trung học và tiểu học chiếm 55% số

người được phỏng vấn.

Do thu nhập thấp, không ổn định: Tham gia BHYT với mục đích chia sẻ rủi ro đối với người không may bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn … Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “lá lành đùm lá rách” và phương châm “lấy số đông bù số ít”, người gặp rủi ro sẽ chịu phần nào hoặc không phải chi trả chi phí để điều trị vì chi phí đó được cộng đồng gánh vác. Qua bảng 4.15 cho thấy có 23,33 % trong số người dân được phỏng vấn có thu nhập thấp tức là có 28 người trong số 120 người dân được phỏng vấn.

Do nhận thức của người dân về BHYT: Qua bảng 4.10 cho thấy có 42 người chiếm 35% trong tổng số 120 người được hỏi là không biết và nghe nói nhưng chưa rõ về chính sách BHYT.

* Về phía cơ quan BHXH và các tổ chức chính trị: Công tác tuyên truyền còn chưa được phổ biến đến đông đảo quần chúng nhân dân.

* Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 vẫn tiếp tục đảm bảo tính chất xã hội của BHYT, đó là chính sách an sinh xã hội do Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện với sự tham gia của người dân và phát triển BHYT toàn dân. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có một số điểm mới quan trọng để khắc phục những hạn chế, bất cập hiện hành, tạo cơ chế pháp lý bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT và tính bền vững của quỹ BHYT để phát triển BHYT toàn dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)