Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển BHYT toàn dân ở huyện Vũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 43)

Thư, tỉnh Thái Bình

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện BHYT của các huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất: Xây dựng chính sách BHYT phải dựa vào khả năng, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, vai trò của các nguồn lực kinh tế, khả năng thu nhập của người lao động.

Thứ hai: Hoạt động BHYT phải thực hiện theo nguyên tắc số đông tức là phải thực hiện toàn dân, muốn vậy cần đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền để

mọi thành viên trong xã hội hiểu được nguyên lý của BHYT là sự chia sẻ rủi ro và tính tương trợ lẫn nhau trong xã hội để mọi người cùng đóng góp theo khả năng nhất định (trừ nhóm không có khả năng đóng góp) thì khả năng chia sẻ rủi ro càng lớn, càng đảm bảo an toàn cho quỹ.

Thứ ba: Nhà nước (Chính phủ) đóng vai trò quan trọng chủ yếu trongquản lý hoạt động chính sách BHYT thông qua việc xây dựng chính sách, pháp luật, quy định mức thu, quy định quyền lợi, quy định giá thuốc và giá các dịch vụ y tế, quy định mức hỗ trợ và nhóm đối tượng hưởng sự hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ mức đóng. Bên cạnh đó đề ra các quy định kiểm soát và cơ chế phối hợp thực hiện của các cơ quan, tổ chức.

Thứ tư: Nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của cơ quan được giaothực hiện chế độ BHYT đó là hệ thống BHXH như: Áp dụng công nghệ tiên tiến trong tổ chức thực hiện thu – chi và quản lý quỹ BHYT; cải cách thủ tục hành chính, cách thức thực hiện vv…

Thứ năm: Đổi mới căn bản chất lượng các dịch vụ y tế được cung cấp cho người thụ hưởng BHYT và các thủ tục thanh quyết toán chế độ BHYT. Trong giai đoạn hiện nay quỹ BHYT đang phải đối mặt với thách thức trong việc khống chế các chi phí trong KCB do nhiều nguyên nhân như: Sự gia tăng của các cơ sở KCB ngoài nhà nước trong cung ứng các dịch vụ y tế; Sự gia tăng và lãng phí trong sử dụng các thiết bị y tế kỹ thuật cao (lãng phí 2 lần giữa các cơ sở KCB) vì vậy cần phải tăng cường vai trò của các bệnh viện công, cần phải tổ chức lại hệ thống cung ứng dịch vụ y tế và cải cách hệ thống chi trả nhà cung cấp dịch vụ y tế theo phương thức phù hợp.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vũ Thư là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Bình. Vũ Thư nằm giữa hai trung tâm kinh tế lớn là thành phố Nam Định và thành phố Thái Bình, lại có đường quốc lộ 10 chạy qua với chiều dài gần 10 km cùng hệ thống cầu hoàn chỉnh hiện đại.Huyện có 29 xã và một thị trấn với diện tích đất đai là 19513,84 ha; diện tích đất nông nghiệp là 12890,56 ha.

Tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Vũ Thư nói riêng đã và đang chịu tác động lớn của quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của vùng, nó sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho quá trình phát triển KT-XH của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn, mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Hiện nay, Thái Bình còn là một tỉnh thu hút số lượng vốn đầu tư trong nước và nước ngoài khá lớn. Đã hình thành nên một số khu, cụm công nghiệp, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế huyện thông qua trao đổi cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa huyện và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Từ đặc điểm vị trí nêu trên, Vũ Thư có những cơ hội tốt để phát triển KT- XH trên các lĩnh vực (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vũ Thư, 2016).

3.1.1.2. Cấu trúc địa hình

Vũ Thư là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng. Tuy nhiên, do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng, cùng với sự tác động của con người nên địa hình huyện có đặc điểm cao thấp khác nhau. Nhìn chung địa hình của huyện ít phức tạp, tuy đất đai bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi mương máng nhưng sự chia cắt đó không gây nhiều khó khăn cho sản xuất và chỉ tạo ra sự đa dạng trong thâm canh tăng vụ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân. Vũ Thư có điều kiện đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vũ Thư, 2016).

3.1.1.3. Tình hình thời tiết, khí hậu, thủy văn

Khí hậu của tỉnh Thái Bình nói chung và của huyện Vũ Thư nói riêng là khí hậu đặc trưng vùng đồng bằng sông Hồng, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vũ Thư có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, ngoài 2 hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Trà Lý, huyện còn có nhiều hệ thống sông như: sông Kiến Giang, sông Búng, sông Cự Lâm, sông Trạch… cùng hệ thống kênh mương được phân bổ phù hợp cho tưới tiêu phục vụ sản xuất (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vũ Thư, 2016).

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện

Huyện Vũ Thư luôn xác định đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt quan trọng và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, là điều kiện tồn tại và phát triển nông nghiệp.

Nghiên cứu tài nguyên đất sử dụng là vấn đề cần thiết để đảm bảo cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng đất từ đó đề ra phương hướng bố trí sử dụng đất hợp lý có hiệu quả. Tình hình đất đai của huyện được thể hiện qua bảng 3.1.

Huyện Vũ Thư có tổng diện tích đất tự nhiên là 19.843,2 ha với diện tích đất

nông nghiệp bình quân hộ năm 2014 là 2.397,74 m2. Diện tích đất nông nghiệp

chiếm tỷ trọng khá cao và đang có xu hướng giảm. Năm 2014 diện tích đất nông nghiệp là 13.307,6 ha chiếm 67,1% đến năm 2015 là 12.968,6 ha chiếm 65,4% và đến năm 2016 thì giảm xuống còn 12.649,7 ha chiếm 63,7% bình quân 3 năm giảm 2,5%. Nguyên nhân một phần đất nông nghiệp đã bị lấn chiếm sử dụng sang các mục đích khác như đất thổ cư, đất chuyên dùng, còn lại phần lớn là do quy hoạch các khu công nghiệp. Do diện tích đất thổ cư và đất chuyên dùng ngày một tăng, chỉ trong 3 năm 2014 - 2016, tổng diện tích đất tăng do tăng đất thổ cư và đất chuyên dùng tại huyện là 699,2 ha (Phòng Thống kê huyện Vũ Thư, 2016).

Trong những năm qua huyện đã có rất nhiều cố gắng trong phần đất chưa sử dụng hoặc đất sử dụng chưa đúng mục đích để tăng dần diện tích đất canh tác như: Chương trình dồn điền đổi thửa phá bỏ bớt các bờ ngăn cách giữa các ô ruộng nhỏ, dồn nhiều thửa nhỏ thành thửa lớn cho các hộ gia đình, từ đó làm tăng đáng kể diện tích canh tác. Chương trình đã giúp xóa bỏ dần tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, để chuyển sang sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vũ Thư giai đoạn 2014 – 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Số lượng(ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân I. Diện tích tự nhiên 19.843,2 100 19.843,2 100 19.843,2 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 13.307,6 67,1 12.968,6 65,4 12.649,7 63,7 97,5 97,5 97,5 - Đất trồng cây hàng năm 11.400,0 85,7 11.021,8 86,4 11.031,2 87,2 98,3 100,1 98,4

- Đất trồng cây lâu năm 397,4 3,0 330,2 2,6 294,0 2,3 83,1 89,1 86,0

- Đất vườn tạp 330,9 2,5 302,4 2,3 265,2 2,1 91,4 87,7 89,5 - Diện tích mặt nước NTTS 1.179,3 8,9 1.134,4 8,8 1.059,4 8,4 96,2 93,4 94,8 2. Đất chuyên dùng 4.799,7 24,2 5.037,2 25,4 5.334,9 26,9 105,0 105,9 105,4 3. Đất ở 1.537,5 7,8 1.663,2 8,4 1.701,5 8,6 108,2 102,3 105,2 4. Đất chưa sử dụng 198,4 1,0 174,3 0,9 157,1 0,8 87,8 90,1 89,0 II. Một số chỉ tiêu khác 1. Đất tự nhiên/khẩu (m2/Người) 1.076,5 - 1.071,1 - 1.067,0 - - - - 2. Đất NN/khẩu NN (m2/Người) 722,0 - 700,0 - 680,2 - - - - 3. Đất NN/ hộ NN (m2/hộ) 2.637,5 - 2.527,9 - 2.394,7 - - - -

3.1.2.2. Đặc điểm về dân số và lao động của huyện

Dân số của huyện tăng dần trong 3 năm trong đó tỷ lệ là nữ giới chiếm trên 50% số dân trong toàn huyện và có tỷ lệ biến động qua từng năm. Năm 2014 nữ giới chiếm 53,4% dân số của toàn huyện thì đến năm 2015 giảm xuống 52,4% (giảm 1,01% so với năm 2014). Năm 2016, nữ giới có 121.436 người chiếm 52,3% số dân trong toàn huyện. Năm 2016 tỷ lệ nữ giới giảm 0,1% so với năm 2015.

Dân số trong huyện tăng qua các năm, chỉ riêng 3 năm 2014 – 2016, toàn huyện đã tăng 1.992 khẩu. Đến năm 2016 huyện có 232.400 khẩu với mật độ bình quân là 1.171,18 người/km2, là huyện có mật độ dân số tương đối cao trong tỉnh. Tuy số khẩu nông nghiệp có xu hướng tăng qua các năm nhưng về cơ cấu lại biến động không đều. Năm 2014 số khẩu nông nghiệp là 184.326 chiếm 80% tổng số nhân khẩu thì đến năm 2015 tăng lên là 185.267 người, chiếm 80,1%, nhưng đến năm 2016 là 185.980 người, chiếm 80,0% tổng số nhân khẩu của huyện.

Bảng 3.2 về dân số và lao động của huyện cho thấy tổng số hộ của toàn huyện tăng qua 3 năm với số hộ tăng là 3.033 hộ chỉ tính riêng từ năm 2014 – 2016. Đến năm 2016 toàn huyện có 65.979 hộ, trong đó hộ nông nghiệp là 52.823 hộ, chiếm 80,1% và hộ phi nông nghiệp là 13.156 chiếm 19,9% tổng số hộ.

Sự tăng lên của cả hộ nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp đã chi phối rất lớn đến số lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Từ năm 2014 – 2016 số lao động nông nghiệp đã tăng 179 người, lao động phi nông nghiệp là 1.405 người.

Trong những năm qua huyện đã tích cực tuyên truyền công tác kế hoạch hóa gia đình, cùng với trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao nên tốc độ tăng dân số của huyện giảm qua các năm. Năm 2014 tốc độ tăng dân số là 0,8% thì năm 2015 giảm xuống còn 0,6%. Tuy tốc độ tăng dân số có giảm song mật độ dân số của huyện tăng dần theo từng năm. Năm 2014 mật độ dân số của huyện là 1.161,14 người/km2 thì đến năm 2015 tăng lên là 1.165,8 người/km2 và đến năm 2016 là 1.171,9 người/km2 (Phòng Thống kê huyện Vũ Thư, 2016).

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2014 – 2016

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So Sánh (%)

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân I. Tổng dân số Người 230408 100 231334 100 232400 100 100.4 100,5 100,4 1. Nữ giới Người 122980 53,4 121127 52.4 121463 52,3 98,1 100,3 99,4 2. Nam Người 107428 46,6 110207 47,6 110937 47,7 102,1 100,7 101,6

II. Nhân khẩu Người 230408 100 231334 100 232400 100 100 100,5 100,4

1. Khẩu NN Người 184326 80 185267 80,1 185980 80 100 100,4 100,4

2. Khẩu phi NN Người 46082 20 46067 19,9 46420 20 99,5 100,8 100,4

III. Tổng số hộ Hộ 62946 100 63852 100 65979 100 100 103,3 102,4

1. Hộ NN Hộ 50456 80,2 51302 80,4 52823 80,1 100,2 103,0 102,3

2. Hộ phi NN Hộ 12490 19,8 12550 19,7 13156 19,9 99.1 104,8 102,6

IV. Tổng số lao động Lao động 103643 100 104563 100 105227 100 100 100,6 100,8

1.Lao động NN Lao động 71887 69,4 71753 68,6 72066 68,5 98,8 100,4 100,1

2. Lao động phi NN Lao động 31756 30,6 32810 31,4 33161 31,5 102,6 101,1 102,2 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vũ Thư (2016)

3.1.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng của huyện Vũ Thư

Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện nhìn chung được trang bị tương đối tốt, đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện (bảng 3.3).

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng I. Hệ thống điện

1. Trạm biến áp Trạm 87

2. Đường dây cao thế Km 195,775

II. Hệ thống giao thông

1. Đường nhựa Km 250,278

2. Đường cấp phối Km 234,297

3. Đường đất Km 782,42

III. Công trình thuỷ lợi

1. Trạm bơm điện Trạm 148

2. Mương tưới tiêu

- Bê tông hoá Km 99,58

- Bằng đất Km 192,44

3. Đê Tuyến 2

IV. Công trình phúc lợi

1. Trường Trung học phổ thông Trường 5 2. Trường Trung học cơ sở Trường 30 3. Trường Tiểu học Trường 36 4. Trường Mầm non Trường 34 5. Bệnh viện huyện Bệnh viện 1

6. Cơ sở y tế xã Cơ sở 30

7. Nhà văn hoá Nhà 1

8. Bưu điện văn hoá Bưu điện 30

9. Chợ Cái 21

10. Đài phát thanh xã Cái 30

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vũ Thư (2016)

- Hệ thống điện: Hiện nay trên địa bàn huyện có 100% số xã có trạm biến áp với tổng số trạm là 87 trạm. Hệ thống này thường xuyên được tu bổ, đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân trong

địa bàn huyện.

- Hệ thống giao thông: Hệ thống này bao gồm các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã đã được nhựa hoá và khá hoàn chỉnh, trong đó có 250,278 km đường trục chính được trải nhựa với bề mặt ≥4m.

- Công trình phúc lợi: Hệ thống trường học của huyện có cơ sở vật chất bước đầu đáp ứng các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người lao động ở nông thôn.

- Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn huyện đã và đang được quan tâm đầu tư đáng kể. Toàn huyện có 1 bệnh viện trung tâm và 30 cơ sở y tế xã, đảm bảo mỗi xã có 1 cơ sở y tế.

- Thông tin liên lạc, vui chơi, giải trí, giao lưu văn hoá trên địa bàn huyện phát triển tương đối tốt. Toàn huyện có 100% số xã có bưu điện văn hoá xã, 1 nhà văn hoá. Toàn huyện có 21 chợ và 100% xã có đài phát thanh. Đây là điều kiện để phục vụ cho sản xuất của huyện và công tác thông tin tuyên truyền phổ biến thông tin tới mọi người dân.

3.1.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện Vũ Thư

Trong thời gian qua tình hình sản xuất kinh doanh của huyện đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể

Từ bảng 3.4 cho thấy, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2014 là 1.362,5 tỷ đồng, đến năm 2016 tăng lên 1.462,7 tỷ đồng. Nhìn chung cơ cấu kinh tế của huyện đã và đang chuyển đổi tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Mặc dù cơ cấu của các ngành Nông – Lâm – Thủy sản đang giảm trong 3 năm gần đây nhưng giá trị kinh tế mà ngành đạt được không ngừng tăng. Nguyên nhân của sự chuyển đổi tích cực này là do huyện đã và đang tiến hành chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng sản xuất những cây, con có năng suất và giá trị kinh tế cao.

Bảng 3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So Sánh (%)

Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 15/14 16/15 Bình quân I. Tổng giá trị sản xuất 1362,4 100 1392,9 100 1462,7 100 102,2 105,0 103,6

1. Nông – Lâm - Thủy Sản 655,2 48,1 669,1 48 701,7 48 102,1 104,9 103,5

- Nông nghiệp 626,2 95,6 639,0 95,5 667,4 95,1 102,1 104,5 103,2

- Thủy sản 29,1 4,4 30,1 4,5 34,2 4,9 103,4 113,6 108,4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)