3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Việc chọn điểm nghiên cứu được xem là một công việc rất quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài, chọn đại diện nó quyết định tới sự thành công của đề tài. Tôi chọn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình làm điểm nghiên cứu vì:
- Đời sống dân cư ở huyện còn gặp nhiều khó khăn. - Tỷ lệ tham gia BHYT của người dân còn thấp
Vì vậy, muốn đảm bảo an sinh xã hội tốt cần phải phát triển bảo hiểm y tế toàn dân cho người dân trên địa bàn huyện Vũ Thư.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập qua sách, báo, các luận văn, luận án trước, các tạp chí liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Báo cáo của BHXH tỉnh Thái Bình, UBND huyện, Phòng Thống kê, Phòng Tài chính - KH huyện, Bệnh viện Đa khoa huyện, BHXH huyện Vũ Thư. 3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Để thu thập số liệu sơ cấp tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với 120 hộ gia đình bằng cách phát phiếu trực tiếp. Trong 120 hộ dân, tác giả lựa chọn 40 hộ dân ở thị trấn Vũ Thư, 40 hộ dân ở xã Hồng Phong, 40 hộ dân ở xã Nguyên Xá theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo khu vực địa lý và thời gian tiến hành điều tra.
- Xã Hồng Phong đại diện cho các xã trên địa bàn ven sông Hồng, sông Trà Lý (12 xã gồm: Vũ Tiến, Duy Nhất, Hồng Phong, Bách Thuận, Việt Hùng, Dũng Nghĩa, Hồng Lý, Đồng Thanh, Xuân Hòa, Việt Thuận, Vũ Đoài, Vũ Vân – đặc điểm là địa lý khó khăn, nhiều vũng bãi bồi, dân trí thấp, còn nhiều hộ sống bằng nghề chài lưới).
- Thị trấn Vũ Thư đại diện cho nhóm có địa bàn thuận lợi nhất, tiếp giáp thành phố (8 xã gồm: Tân Hòa, Tân Phong, Hòa Bình, Song An, Thị trấn, Minh Quang, Vũ Hội, Trung An - đặc điểm là giao thông thuận lợi trên các trục đường quốc lộ, kinh tế xã hội phát triển cao).
- Xã Nguyên Xá đại diện cho nhóm có địa bàn đồng bằng không ven sông lớn, không gần thành thị, không có trục giao thông quốc lộ đi qua (10 xã gồm: Song Lãng, Minh Lãng, Vũ Vinh, Hiệp Hòa, Tân Lập, Minh Khai, Nguyên Xá, Phúc Thành, Tự Tân, Tam Quang).
Nội dung phỏng vấn gồm:
Phần1: Thông tin chung về hộ điều tra, bao gồm: họ tên, giới tính, độ tuổi, số nhân khẩu của hộ, thu nhập bình quân tháng của hộ, trình độ học vấn của chủ hộ.
Phần 2: Đánh giá của hộ dân về công tác tuyên truyền lợi ích của người tham gia BHYT, chất lượng chăm sóc người tham gia BHYT ở các cơ sở khám chữa bệnh, các nhân viên đại lý thu BHYT tự nguyện tại các xã..
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra chúng tôi đưa vào máy vi tính với phần mềm Excel để tổng hợp.
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Tên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp thành các nhóm theo loại hình chúng tôi đã sử dụng các chỉ tiêu tuyệt đối, số tương đối và số bình quân trong thống kê để so sánh, đánh giá mức độ biến động và các yếu tố ảnh hưởngđến sự tham gia BHYT của người dân trên địa bàn huyện.
3.2.4.2. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp dùng để so sánh các chỉ tiêu thể hiện mức độ thu nhập, trình độ dân trí, công tác thông tin tuyên truyền... của người dân để thấy được sự ảnh hưởng cụ thể của các yếu tố đến việc tham gia BHYT của người dân.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
- Chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế của huyện Vũ Thư
+ Các chỉ tiêu về đất đai, dân số, lao động, cơ cấu lao động của huyện. + Các chỉ tiêu về tốc độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người. - Chỉ tiêu đánh kết quả phát triển BHYT về quy mô, mức độ tham gia của người dân trên địa bàn huyện
+ Tỷ lệ bao phủ BHYT theo trách nhiệm đóng trên địa bàn huyện.
- Chỉ tiêu về tình hình cân đối thu chi quỹ BHYT cho bệnh nhân nông thôn tham gia BHYT huyện Vũ Thư
- Chỉ tiêu về đánh giá công tác KCB cho người dân tham gia BHYT
+ Trình độ chuyên môn của các y bác sỹ tại các CSKCB trên địa bàn huyện. + Chỉ tiêu về chi phí KCB cho bệnh nhân tham gia BHYT theo trách nhiệm đóng.
- Chỉ tiêu phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển BHYT cho người dân huyện Vũ Thư
+ Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. + Công tác tuyên truyền về BHYT cho người dân.
+ Nhận thức và hiểu biết của người dân về BHYT.
+ Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý BHYT và các CSKCB. + Thái độ phục vụ của các CSKCB đối với bệnh nhân BHYT.
+ Khả năng thu nhập của người dân. + Độ tuổi của người dân.
+ Sự kết hợp giữa cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.
- Chỉ tiêu các giải pháp nhằm phát triển BHYT cho người dân trên địa bàn huyện Vũ Thư
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của BHYT cho người dân. + Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
+ Nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của các nhân viên y tế. + Giảm thủ tục hành chính về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN BHYT TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH BÀN HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH
4.1.1. Khái quát về BHXH huyện Vũ Thư
BHXH huyện Vũ Thư là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Thái Bình, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách BHXH, BHYT, quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện Vũ Thư theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của Pháp luật.
BHXH huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Thái Bình và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của UBND huyện Vũ Thư. 4.1.1.1. Vai trò, chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện Vũ Thư
Theo điều 5 Quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương thì BHXH huyện Vũ Thư có vai trò, chức năng sau:
BHXH huyện Vũ Thư là một cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Thái Bình đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật.
BHXH huyện Vũ Thư chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Thái Bình và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của UBND huyện Vũ Thư.
BHXH huyện Vũ Thư có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
4.1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Vũ Thư
Theo Quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương thì BHXH huyện Vũ Thư có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
sau khi được phê duyệt.
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.
- Tố chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh, cụ thể:
+ Cấp số BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia BHXH, BHYT; + Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHTN, BHYT. Thu các khoản đóng BHXH, BHTN, BHYT đối với các tổ chức và cá nhân tham gia, từ chôi việc đóng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả BHXH, BHTN, BHYT đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;
+ Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT và đại lý chi các chế độ BHXH, BHTN theo quy định;
+ Giải quyết các chế độ BHXH, BHYT; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ BHXH, BHYT theo cơ chế “một cửa” tại BHXH huyện;
+ Chi trả các chế độ BHXH, BHTN, BHYT; từ chối chi trả các chế độ BHXH, BHTN, BHYT không đúng quy định;
+ Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia BHTN, BHYT;
+ Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của BHXH huyện theo phân cấp;
+ Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân câp.
+ Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định.
+ Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của BHXH huyện.
+ Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT theo quy định.
+ Quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT theo quy định.
+ Hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHTN, BHYT cho các tổ chức, cá nhân tham gia.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHTN, BHYT để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN, BHYT theo quy định.
+ Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN, BHYT.
+ Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn.
+ Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Định kỳ 6 tháng, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
+ Quản lý viên chức, lao động hợp đồng của BHXH huyện.
+ Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thường theo phân cấp của BHXH tỉnh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc BHXH tỉnh giao.
4.1.1.3. Cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn cán bộ BHXH huyện Vũ Thư Xác định được chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện Vũ Thư, lãnh đạo BHXH huyện rất quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng nhiệm vụ ngày càng lớn của Ngành cũng như của BHXH huyện. Đến nay, tổng số cán bộ công chức, viên chức của BHXH gồm 22 người (Bảng 4.1). Có 17 người có trình độ đại học và 03 người có trình độ cao đẳng, 01 người có trình độ
trung cấp và 01 người trình độ THPT. Phân theo cấp độ quản lý BHXH huyện có 01 giám đốc chịu trách nhiệm điều hành chung, 03 phó giám đốc, 17 cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ và 1 nhân viên bảo vệ.
Bảng 4.1. Cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của BHXH huyện
Nội dung ĐVT Số lượng I. Trình độ chuyên môn Người 13
1. Đại học Người 17 2. Cao đẳng Người 3 3. Trung cấp Người 1 4. THPT Người 1 II. Cơ sở vật chất 1. Máy vi tính Bộ 21
2. Máy in laser Chiếc 07
3. Máy Scan Chiếc 01
4. Máy điện thoại Chiếc 07
5. Máy photocopy Chiếc 01
Nguồn: BHXH huyện Vũ Thư (2016)
BHXH huyện Vũ Thư gồm 01 trụ sở làm việc gồm 06 phòng làm việc và 01 hội trường được xây dựng kiên cố vào năm 2000. Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho cán bộ đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ được giao: 21 máy vi tính được kết nối internet; 07 máy in laser; 01 máy scan hình ảnh 07 máy điện thoại; 01 máy photocopy để phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Ngoài ra BHXH huyện đã mở rộng các đại lý thu bảo hiểm đến 29 xã và 01 thị trấn. Các đại lý BHYT này chủ yếu là cán bộ lao động thương binh xã hội hoặc cán bộ hội liên hiệp phụ nữ cấp xã trong đó có 24 người có trình độ trung cấp, 02 người có trình độ cao đẳng và 04 người có trình độ đại học. 100% các đại lý đã được tập huấn và cấp chứng chỉ về đại lý BHYT. BHXH Việt nam đã tiến hành hợp đồng với Bưu điện để thu qua hệ thống Bưu điện.
Bộ máy tổ chức hoạt động của BHXH huyện Vũ Thư được tổng hợp qua sơ đồ 4.1 như sau:
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức hoạt động của BHXH huyện Vũ Thư
Nguồn: BHXH huyện Vũ Thư (2016)
Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách BHYT đối với mọi người lao động thuộc các thành phần kinh tế nhất là những người lao động tự do. Công tác thu BHYT được ngành BHXH xác định là hoạt động trọng tâm.
Do đối tượng là những người dân chưa tham gia BHYT bắt buộc thường là những người dân lao động tự do. Những đối tượng này thường sinh sống và làm việc ngay trên địa bàn cư trú. Vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia ngành Bảo hiểm đã tổ chức mở rộng các điểm thu ngoài BHXH huyện là các đại lý chân rết ở các xã.
Căn cứ các văn bản hướng dẫn thực hiện BHYT toàn dân của BHXH Việt Nam và trên cơ sở kế hoạch thu của BHXH tỉnh. Nhìn chung qua nhiều năm hoạt động, kết quả thu BHYT tự nguyện trên địa bàn huyện luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch cấp trên giao, thể hiện qua tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên số người tham gia còn ít, số lượng người tham gia BHYT tự nguyện ở các xã trên địa bàn huyện cũng khác nhau theo địa bàn xã, thị trấn.
Giám đốc
Phó GĐ Phó GĐ Phó GĐ
Kế toán trưởng
Tổ trưởng
Quản lý Thu Tổ trưởng Giám định BHYT Tổ trưởng in sổ thẻ Tổ trưởng chế độ BHXH Chuyên
4.1.2. Thực trạng phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình qua 3 năm (2014 - 2016) tỉnh Thái Bình qua 3 năm (2014 - 2016)
4.1.2.1. Mở rộng độ bao phủ về dân số tham gia BHYT
Chính sách BHYT toàn dân đã mở cơ hội cho số đông người dân có cơ hội được giảm bớt được phần nào chi phí KCB. Như vậy, BHYT toàn dân đã được triển khai rộng khắp trên các địa phương trong toàn tỉnh. Qua công tác thu thập số liệu báo cáo năm của BHXH huyện, chúng tôi có được số lượng người dân