Đối với Cơ quan BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 92 - 98)

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng, các cấp, các ngành tổ chức tuyên truyền chế độ chính sách BHYT theo luật BHYT bằng nhiều hình thức đến toàn thể các tầng lớp nhân dân như: Mở hội nghị tổng kết, thông qua hệ thống đài, báo, áp phích, tờ rơi, trong đó đặc biệt chú trọng hình thức tuyên truyền miệng thông qua những đối tượng được hưởng quyền lợi cao khi không may mắc bệnh hiểm nghèo.

Tăng cường công tác tham mưu với cấp uỷ, chính quyền các cấp; phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với các sở, ban, ngành, đoàn thể để tổ chức triển khai thực hiện chế độ chính sách BHYT.

Phối hợp liên ngành để thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm túc các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về BHYT.

Phối hợp với ngành Y tế tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh BHYT, đảm bảo phục vụ tốt nhất và quyền lợi của người tham gia BHYT.

Mở rộng hệ thống mạng lưới đại lý thu BHYT tự nguyện, đào tạo cán bộ đại lý thu BHYT tinh nhuệ, có trình độ để thực hiện nhiệm vụ của ngành. Có chế độ đã ngộ thích đáng đối cán bộ làm công tác đại lý thu BHYT tự nguyện để họ hăng say, nhiệt huyết trong việc đưa chính sách BHYT đến tận từng người dân theo địa bàn quản lý;

Trên cơ sở các quy định hiện hành và hướng dẫn của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Thái Bình có trách nhiệm triển khai, tập huấn công tác BHYT theo địa bàn huyện. Có kế hoạch tuyên truyền bằng nhiều hình thức và rộng khắp để mọi người dân hiểu rõ chính sách BHYT của Đảng, Nhà nước và những quyền lợi trong khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bệnh viện đa khoa Vũ Thư (2016). Báo cáo hoạt động năm 2016.

2. BHXH huyện Đông Hưng (2016). Báo cáo hoạt động năm 2016, phương hướng nhiệm vụ đến năm 2020, Đông Hưng.

3. BHXH huyện Quỳnh Phụ (2016). Báo cáo hoạt động năm 2016, phương hướng nhiệm vụ đến năm 2020, Quỳnh Phụ.

4. BHXH huyện Vũ Thư (2016). Báo cáo hoạt động năm 2016, phương hướng nhiệm vụ đến năm 2020, Vũ Thư.

5. BHXH Việt Nam (2006). Quyết định số 509/QĐ-BHXH ngày 09/3/2006.

6. Bộ Chính trị (2005). Nghị Quyết 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, Hà Nội.

7. Bộ Chính trị (2012). Nghị quyết số: 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính Trị về: Lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-202, Hà Nội.

8. Chính phủ (2005). Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ ban hành điều lệ BHYT, Hà Nội.

9. Chính phủ (2009). Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, Hà Nội.

10. Chính phủ (2013). Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020 , Hà Nội.

11. Chính phủ (2016). Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016- 2020, Hà Nội.

12. Đỗ Hồng Phượng (2014).

13. Đỗ Văn Quân (2008). Đảm bảo an sinh xã hội cho nông dân - Một số vấn đề xã hội cấp bách ở nước ta hiện nay, Tạp chí BHXH. 105 (09). tr. 11 - 34

14. Hội đồng Bộ trưởng (1992). Nghị định 229/HĐBT ngày 15 tháng 8 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chính sách BHYT, Hà Nội.

15. Hồ Diễm Chi (2014). Phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

16. Lê Hoài Thu (2007). Nghiên cứu pháp luật ASXH một số nước trên thế giới, Tạp trí BXXH. 09 (9). tr. 8 – 29.

17. Lưu Thị Thu Thủy (2009). Nhu cầu và khả năng tham gia BHXH, BHYT tự nguyện khu vực phi chính thức, Tạp chí BHXH.141 (11). tr. 6 – 45.

18. Lưu Viết Tĩnh (2006). Bảo hiểm y tế hộ gia đình, Tạp trí Bảo hiểm. 01 (7). tr. 21 – 37. 19. Nguyễn Hải Đăng (2013). Thực trạng phát triển BHYT toàn dân ở một số nước

trên thế giới, Tạp chí BHXH. 186 (12). tr. 7 – 18.

20. Nguyễn Minh Hải (2007), Đề xuất tổng hợp tiến tới Bảo hiểm y tế toàn dân, Tạp chí BHXH. 107 (11). tr. 11 – 36.

21. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vũ Thư (2016). Báo cáo tình hình hoạt động năm 2016.

22. Phòng Thống kê huyện Vũ Thư (2014), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Vũ Thư năm 2014.

23. Phòng Thống kê huyện Vũ Thư (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Vũ Thư năm 2015.

24. Phòng Thống kê huyện Vũ Thư (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Vũ Thư năm 2016.

25. Quốc hội (2008). Luật số 25/2008/QH12, Luật BHYT ngày 14/11/2008 của Quốc hội, Hà Nội.

26. Quốc hội (2014). Luật số 46/2014/QH13, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 01/01/2015 của Quốc hội, Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

(Dành cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)

LỜI GIỚI THIỆU

Xin chào, tôi tên là Đỗ Thanh Tùng là học viên cao học, hiện tôi đang thực hiện một luận văn nghiên cứu về phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Tôi rất cảm ơn nếu quý ông(bà) dành một ít thời gian để trả lời một số câu hỏi liên quan đến đề tài. Mong được sự giúp đỡ của quý ông (bà).

Thông tin của quý ông (bà) sẽ giúp tôi hoàn thành được luận văn đúng tiến độ. Một lần nữa xin cảm ơn!

NỘI DUNG

I. Tình hình kinh tế- xã hội

Câu 1: Họ tên chủ hộ: ……….…….; Giới tính: …….……….; Câu 2: Tuổi:………

Câu 3: Địa chỉ: Thôn…….…; Xã: ……..…; Huyện: ………; Tỉnh: ………; Câu 4: Tổng số nhân khẩu:...

Câu 5:Trình độ học vấn: 1. Cấp 1(Tiểu học trở xuống)  2. Cấp 2 (PTCS):  3. Cấp 3 (PTTH):  4. Sơ cấp/ Trung cấp:  5. Cao đẳng/ Đại học: 

Câu 6: Thu nhập bình quân/ tháng (của 6 tháng gần đây) đânhs dấu X 1. Từ 2.000.000đồng đến < 2.500.000đồng 

2. Từ 2.500.000đồng đến < 3.000.000đồng 

3. Từ 3.000.000đồng đến < 3.500.000đồng  4. Từ 3.500.000đồng đến < 3.500.000đồng 

II. Sự tiếp cận thông tin và nhu cầu tham gia của người dân về BHYT.

Câu 7: Ông (bà) có tham gia BHYT không? 1. Có  --- có chuyển câu 9 2. Không  --- chuyển câu 8

Câu 8: Ông (bà) cho biết nhu cầu tham gia BHYT? 1. Không tham gia 

2. Có đủ khả năng tham gia 

3. Có nếu biết thêm thông tin 

4. Có nếu có sự hỗ trợ của nhà nước 

5. Có nếu Nhà nước bắt buộc 

Câu 9: Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. BHYT góp phần đảm bảo sự công bằng trong khám bệnh, chữa bệnh. Ông (bà) hiểu gì về chính sách bảo hiểm y tế này không?

1. Không biết  3. Biết 

2. Nghe nói nhưng chưa biết rõ  4. Biết khá rõ 

Câu 10: Ông(bà) biết đến dịch vụ BHYT qua kênh thông tin nào? 1. Từ các văn bản quy phạm pháp luật: 

2. Từ các phương tiện thông tin đại chúng: 

3. Thông qua các tổ chức đoàn thể: 

4. Cơ quan BHXH, các tập thể, cá nhân cộng tác viên BHYT: 

5. Nghe người khác nói: 

6. Hình thức khác: 

Câu 11: Theo Ông(bà) để người dân hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng, tính nhân văn của chế độ chính sách BHYT, việc tuyên truyền bằng phương tiện nào để người dân dễ nắm bắt đươc thông tin nhất?

1. Hội nghị, hội thảo: 

2. Thông tin đại chúng, đài truyền thanh thôn, xã: 

3. Tờ rơi, áp phíc: 

Câu 12: Khi ông (bà) tham gia BHYT thì photo chứng minh thư nhân dân, photo thêm sổ hộ khẩu và nộp tiền cho đại lý thu BHYT tại xã, thị trấn. Theo ông (bà) thủ tục tham gia BHYT có khó khăn không?

1. Nhanh gọn 

2. Rườm rà, nhiều giấy tờ  3. Ý kiến khác 

Câu 13: Theo Ông/ bà mức đóng hiện nay là 4,5% mức lương tối thiểu (653.400 đồng) nếu người thứ hai trong hộ tham gia thì mức đóng của người thứ hai là 90%, người thứ ba là 80%, người thứ 4 là 70%, từ người thứ năm trở đi mức đóng là 60%. Khi đi khám bệnh BHYT ông/ bà chỉ được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh, nếu khám bệnh không đúng nơi đăng ký ghi trên thẻ BHYT. Ông/ bà chỉ được hưởng là 70%, 50%, 30% chi phí KCB lần lượt với bệnh viện tuyến huyện, tỉnh và tuyến TW. Nếu trình thẻ BHYT hoặc đi khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì Ông/ bà mang hóa đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính về thanh toán một phần viện phí với cơ quan BHXH nơi trực tiếp quản lý thì thời gian giải quyết hồ sơ là 40 ngày. Khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ quan Sở Y tế trên địa bàn tỉnh, Thành phố trong thời hạn 60 ngày, khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế của tỉnh khác và khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài chậm không? Mức hưởng như thế nào?

1/ Mức đóng: 1. Cao  2. Thấp  3. Hợp lý  2/ Mức hưởng: 1. Cao  2. Thấp  3. Hợp lý 

3/ Thời gian: 1. Chậm  2. Bình thường  3. Nhanh 

III. Đánh giá về trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất và công tác phục vụ bệnh nhân BHYT tại BVĐK Vũ Thư

Câu 14: Ông(bà) cho biết trình độ chuyên môn kỹ thuật cuả các y, bác sỹ BVĐK huyện?

1. Kém  2. Trung bình  3. Khá  4. Tốt  Câu 15: Ông(bà) cho biết cơ sở vật chất của BVĐK huyện?

1. Xuống cấp  2. Trung bình  3. Khá  4. Tốt 

Câu 16: Ông(bà) cho biết trách nhiệm và thái độ phục vụ của các Y, Bác sĩ tại BVĐK huyện?

1. Kém  2. Bình thường  3. Chu đáo  4. Rất chu đáo 5. Ý kiến khác………..

Câu 17: Ông (bà) cho biết thái độ và trách nhiệm của đại lý thu BHYT như thế nào? 1. Phục vụ tốt, tận tình 

2. Chưa phát huy hết vai trò, nhiệm vụ  3. Quan liêu hách dịch 

4. Ý kiến khác...

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Bình, ngày tháng năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)