Bệnh tích tế bào sau 84 giờ gây nhiễm chủng KTY-PRRS-01

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc tính sinh học, sinh học phân tử của chủng virus KTY PRRS 01 và KTY PRRS 02 (Trang 48 - 50)

gây nhiễm chủng KTY-PRRS-01

(20X)

Hình 4.3. Bệnh tích tế bào sau 48 giờ gây nhiễm chủng KTY-PRRS-01 gây nhiễm chủng KTY-PRRS-01

(20X)

Hình 4.4. Bệnh tích tế bào sau 60 giờ gây nhiễm chủng KTY-PRRS-02 gây nhiễm chủng KTY-PRRS-02

(10X)

Hình 4.5. Bệnh tích tế bào sau 72 giờ gây nhiễm chủng KTY-PRRS-02 gây nhiễm chủng KTY-PRRS-02

(10X)

Hình 4.6. Bệnh tích tế bào sau 84 giờ gây nhiễm chủng KTY-PRRS-01 gây nhiễm chủng KTY-PRRS-01

Bệnh tích quan sát được trên môi trường nuôi cấy tế bào đã được kiểm tra lại bằng phương pháp RT-PCR. Kết quả cho thấy đều có sự xuất hiện của virus trên môi trường nuôi cấy. Như vậy có thể kết luận rằng cả 2 chủng virus PRRS nghiên cứu và chủng virus PRRS vắc-xin đều có khả năng gây bệnh tích tế bào trên môi trường Marc 145.

4.1.2. Kết quả nghiên cứu xác định hiệu giá (TCID50) của 02 chủng virus KTY-PRRS-01, KTY-PRRS-02 KTY-PRRS-01, KTY-PRRS-02

Trong nghiên cứu này sử dụng tế bào Marc 145 để gây nhiễm 02 chủng virus KTY-PRRS-01, KTY-PRRS-02 nhằm xác định hiệu giá virus (TCID50), kết quả được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả xác định hiệu giá của 03 chủng virus KTY-PRRS-01, KTY-PRRS-02

STT Tên chủng virus Hiệu giá virus TCID50/25µl

1 KTY-PRRS-01 1,74x106

2 KTY-PRRS-02 3,16x106

Nghiên cứu đã tiến hành xác định hiệu giá virus (TCID50/25µl) của 02 chủng virus KTY-PRRS-01, KTY-PRRS-02. Qua kết quả xác định hiệu giá virus (TCID50) của 02 chủng virus PRRS được gây nhiễm trên môi trường tế bào Marc 145, kết quả nghiên cứu cho thấy các chủng virus này có hiệu giá tương đối cao, có khả năng phát triển và nhân lên tốt trên môi trường tế bào Marc 145. Chủng virus KTY-PRRS-02 có hiệu giá cao với TCID50/25µl là 3,16 x106, tiếp theo là chủng KTY-PRRS-01 có hiệu giá tương đối cao với TCID50/25µl là 1,74 x106. Giá trị hiệu giá này có thể được lựa chọn để nghiên cứu sâu hơn nhằm phục vụ cho chọn chủng sản xuất vắc-xin phòng bệnh. So sánh về đặc tính sinh học giữa 02 chủng virus KTY-PRRS-01 và KTY-PRRS-02 với các chủng trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan và Lương Quốc Hưng (2012) cho thấy có nhiều điểm tương đồng về thời gian xuất hiện bệnh tích là tương đối sớm.

4.1.3. Kết quả nghiên cứu xác định sự nhân lên của 02 chủng virus KTY-PRRS-01 và KTY-PRRS-02 PRRS-01 và KTY-PRRS-02

Tiến hành xác định hiệu giá TCID50 những ống virus thu được để định lượng virus. Kết quả theo dõi hiệu giá virus ở các thời điểm đã quy định của chủng KTY-PRRS-01, KTY-PRRS-02 được trình bày ở hình 4.7 hình 4.8.

Kết quả mô tả sự nhân lên của 02 chủng virus KTY-PRRS-01, KTY- PRRS-02 và chủng virus vắc-xin có thể thấy hàm lượng virus giải phóng tự do

ngoài tế bào cao hơn hàm lượng virus ở trong tế bào. Tại các thời điểm giống nhau, hàm lượng virus PRRS của 02 chủng nghiên cứu đều tồn tại ngoài tế bào cao hơn hàm lượng virus vắc-xin tồn tại trong tế bào. Lượng virus vắc-xin trong tế bào tăng sau 24 giờ gây nhiễm, bắt đầu tăng mạnh đến thời điểm 48 giờ sau gây nhiễm. Trong khi đó, chủngvirus KTY-PRRS-01 và chủng virus KTY- PRRS-02 ở thời điểm 24 giờ khi bệnh tích tế bào xuất hiện chưa rõ ràng và chưa thể quan sát được CPE ở thời điểm này thì lượng virus bên trong tế bào nhiều hơn và chưa giải phóng ra bên ngoài. Từ thời điểm 36 giờ – 48 giờ sau khi gây nhiễm virus, bệnh tích tế bào đã quan sát được rõ ràng thì hàm lượng virus trong tế bào liên tục tăng. Kết quả là lượng virus của chủng KTY-PRRS-01 trong tế bào nhân lên nhanh chóng và đạt đỉnh cao ở 72 giờ sau gây nhiễm với giá trị log TCID50 là 5,5 và chủng virus KTY-PRRS-02 có lượng virus trong tế bào đạt đỉnh cao ở 60 giờ sau gây nhiễm, còn đối với virus vắc-xin giá trị này đạt cao nhất là 5,5 ở thời điểm sớm nhất (48 giờ sau gây nhiễm).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc tính sinh học, sinh học phân tử của chủng virus KTY PRRS 01 và KTY PRRS 02 (Trang 48 - 50)