Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống, liệu lượng bón lân và che phủ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2018 tại gia lâm hà nội (Trang 44)

3.7.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm

3.7.1.1. Thời gian qua các giai đoạn

- Thời gian gieo đến mọc mầm (ngày): Σnixi

Thời gian mọc = ——

Σn Trong đó:

ni: là số cây mọc ngày thứ i xi: là số ngày theo dõi thứ i Σn: tổng số cây mọc

- Thời gian từ gieo đến ra hoa: từ gieo đến khi có 50% số cây ra hoa (ngày).

- Thời gian sinh trưởng: sau mọc 110,115,120 ngày. Nếu tổng số quả chín 80% số quả/cây thì giống đã chín và có thể thu hoạch. Cách làm: mỗi ô nhổ thử 5 cây, đếm tổng số quả chắc/cây, tổng số quả già rồi tính ra %.

3.7.1.2. Tỷ lệ mọc mầm

Số cây mọc

Tỷ lệ mọc mầm (%)= —————— x 100

Tổng số hạt gieo

3.7.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng

- Chiều cao cây cuối cùng và chiều dài cành cấp1thứ nhất (cm):

+ Mỗi lần nhắc lại theo dõi 5 cây đo từ đốt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng ngọn (bỏ 2 cây đầu rạch, theo dõi 5 cây kế tiếp).

- Đếm tổng số lá trên thân chính: Mỗi lần nhắc lại theo dõi 5 cây đã đánh dấu trước. Đếm số lá trên thân chính qua 3 thời kỳ:

+ Thời kỳ cây con (sau khi nảy mầm 20 ngày) + Thời kỳ ra hoa (sau khi bắt đầu nở hoa 10 ngày) + Thời kỳ quả chắc.

- Đếm tổng số cành cấp 1 trên cây: Mỗi lần nhắc lại theo dõi 5 cây đã đánh dấu trước, tính tổng số cành cấp 1 của 5 cây và lấy giá trị trung bình.

- Diện tích lá: Đo 3 cây/1 ô, cắt toàn bộ lá, đo theo phương pháp cân trực tiếp xác định ở 3 thời kỳ:

+ Thời kỳ cây con (sau khi nảy mầm 20 ngày) + Thời kỳ ra hoa (sau khi bắt đầu nở hoa 10 ngày) + Thời kỳ quả chắc.

- Chỉ số diện tích lá:

Diện tích lá 1 cây x mật độ LAI (m2 lá/m2 đất) = ——————————— m2 đất

- Khả năng tích chất khô: Theo dõi 3 cây/1 ô, sấy và cân khối lượng, theo dõi qua 3 thời kỳ:

+ Thời kỳ cây con (sau khi nảy mầm 20 ngày) + Thời kỳ ra hoa (sau khi bắt đầu nở hoa 10 ngày) + Thời kỳ quả chắc.

- Khả năng hình thành nốt sần:

+ Phương pháp : Trước khi lấy mẫu 15 phút cần tưới nước ẩm, tiến hành nhổ nhẹ nhàng để tránh làm mất nốt sần rồi đưa vào chậu nước rửa sạch, sau đó bắt đầu đếm.

+ Xác định số lượng và khối lượng nốt sần: 3 cây/ô. + Theo dõi qua 3 thời kỳ:

* Thời kỳ cây con (sau khi nảy mầm 20 ngày) * Thời kỳ ra hoa (sau khi bắt đầu nở hoa 10 ngày) * Thời kỳ quả chắc.

3.7.3. Chỉ tiêu sinh lý

- Xác định chỉ số diệp lục bằng máy đo SPAD: Theo dõi trên mỗi ô 5 cây, mỗi cây 1 lá ở vị trí thứ 3 từ đỉnh xuống, đo trên 4 lá chét và lấy trung bình. Theo dõi vào 3 thời kỳ:

+ Thời kỳ cây con (sau khi nảy mầm 20 ngày) + Thời kỳ ra hoa (sau khi bắt đầu nở hoa 10 ngày) + Thời kỳ quả chắc.

- Hiệu suất huỳnh quang diệp lục: Đo bằng máy đo hiệu suất huỳnh quang diệp lục (Chlorophyll fluorescence metter). Theo dõi vào 3 thời kỳ:

+ Thời kỳ cây con (sau khi nảy mầm 20 ngày) + Thời kỳ ra hoa (sau khi bắt đầu nở hoa 10 ngày) + Thời kỳ quả chắc.

3.7.4. Chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu bệnh (QCVN01- 57: 2011/ BNN & PTNN) PTNN)

+ Theo dõi thường xuyên các loại sâu bệnh hại xuất hiện trên ruộng lạc. + Tiến hành đánh giá mức độ gây hại của từng loại sâu bệnh.

+ Điều tra mức độ hại (chỉ số bệnh): Dựa theo thang điểm phân cấp của Viện nghiên cứu Quốc tế các cây trồng cạn.

- Bệnh đốm nâu: Điều tra 10 cây/1 ô theo quy tắc đường chéo 5 điểm vào thời điểm trước thu hoạch:

+ Rất nhẹ - cấp 1 : < 1% diện tích bị hại. + Nhẹ – cấp 3 : từ 1- 5% diện tích bị hại.

+ Trung bình – cấp 5 : > 5- 25% diện tích bị hại. + Nặng – cấp 7 : > 25- 50% diện tích bị hại. + Rất nặng - cấp 9 : > 50% diện tích bị hại.

- Bệnh rỉ sắt: Điều tra và ước lượng diện tích bị bệnh của 10 cây/1 ô theo quy tắc đường chéo 5 điểm vào thời điểm trước thu hoạch:

+ Rất nhẹ - cấp 1: < 1% diện tích bị hại. + Nhẹ - cấp 3 : từ 1- 5% diện tích bị hại.

+ Trung bình - cấp 5 : > 5- 25% diện tích bị hại. + Nặng - cấp 7 : > 25- 50% diện tích bị hại. + Rất nặng - cấp 9 : > 50% diện tích bị hại.

- Mức độ nhiễm một số sâu hại tính theo tỉ lệ % và phân cấp hại. Các đối tượng hại chính: sâu cuốn lá, sâu khoang.

3.7.5. Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Động thái ra hoa: đếm số hoa nở/cây/ngày, theo dõi 5 cây/1 ô. Theo dõi liên tục 20 – 25 ngày.

-Tổng số quả trên cây.

- Tổng số quả chắc trên cây và tính ra tỷ lệ quả chắc/ cây (%) - Khối lượng 100 quả (g), khối lượng 100 hạt (g).

- Tỷ lệ nhân: Cân khối lượng 100 quả khô, bóc vỏ cân khối lượng hạt tính ra tỉ lệ nhân.

Khối lượng hạt

Tỷ lệ nhân % = ——————— x 100 Khối lượng quả

Năng suất cá thể (g/cây): Cân khối lượng quả chắc, khô của 5 cây lấy khối lượng cân được chia cho 5.

P quả 5 cây Năng suất cá thể (gam/cây) = —————— 5

Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = Năng suất cá thể x mật độ x 10000 m2

Năng suất thực thu (tạ/ha).

3.7.6. Đặc điểm hình thái của các dòng, giống lạc

- Màu sắc thân, hình dạng, màu sắc lá - Hình dạng quả, eo mỏ, mỏ quả, gân quả. - Hình dạng hạt, màu sắc vỏ.

3.7.7. Hiệu quả kinh tế

- Tổng chi phí - Tổng thu

- Lãi thuần: Lãi thuần (triệu đồng) = Tổng thu – Tổng chi

3.8. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) bằng phần mềm IRISTAT 5.0 và Excel.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG LẠC TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN 2018 MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG LẠC TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN 2018 TRÊN ĐẤT GIA LÂM- HÀ NỘI

4.1.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của một số dòng, giống lạc

Giống như các cây trồng khác, nảy mầm là giai đoạn khởi đầu quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lạc, nó được tính khi bắt đầu gieo hạt cho đến khi cây bắt đầu xuất hiện trên mặt đất. Đây chính là quá trình hạt chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái sống. Hạt lạc với thành phần chủ yếu là lipit và protein ở dạng dự trữ, trong quá trình nảy mầm đã trải qua một loạt các biến đổi sinh hóa, sinh lý dưới ảnh hưởng của các điều kiện môi trường để chuyển hóa các chất dự trữ thành các bộ phận của cây con.

Tỷ lệ mọc mầm của các giống cao hay thấp, thời gian mọc mầm nhanh hay chậm có liên quan đến tốc độ sinh trưởng và độ đồng đều của cây trong quần thể. Giống có tỷ lệ mọc mầm cao, mọc tập trung sẽ tạo ra quần thể có độ đồng đều cao và ngược lại, giống có tỷ lệ mọc mầm thấp thời gian mọc kéo dài làm cho quần thể sinh trưởng không đồng đều, khuyết mật độ... Nói cách khác, thời kỳ mọc mầm của hạt giống cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cho năng suất của lạc sau này.

Thí nghiệm được chúng tôi tiến hành gieo vào ngày 28/02/2018. Giai đoạn này nhìn chung các yếu tố ngoại cảnh không thuận lợi cho quá trình mọc mầm của lạc. Thời tiết rét đậm, khô hạn đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sự mọc mầm của hạt.

Tỷ lệ và thời gian mọc mầm của các dòng, giống tham gia thí nghiệm vụ xuân 2018 được thể hiện qua bảng 4.1:

Bảng 4.1. Thời gian mọc mầm, tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng của các dòng, giống lạc

Dòng, giống

Thời gian gieo đến mọc mầm (ngày) Tỷ lệ mọc mầm (%) Thời gian từ gieo đến ra hoa (ngày) Tổng thời gian sinh trưởng (ngày) L14(ĐC) 7 88,19 35 128 D20 6 88,25 35 128 D19 7 87,16 35 125 L23 7 89,32 35 125 D18 6 87,76 37 120 Sen Lai 6 89,62 38 125 Cúc Nghệ An 6 90,07 38 105 L27 7 89,09 36 125 Đỏ Sơn La 7 87,14 35 123 Lạc chay 6 88,71 36 120

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy:

Tất cả các dòng, giống tham gia thí nghiệm đều có thời gian từ khi gieo đến mọc mầm giao động 6-7 ngày, giống đối chứng L14 là 7 ngày.

Nhìn chung, thời gian mọc mầm của các dòng, giống tham gia thí nghiệm là dài. Thời gian nảy mầm hơi dài ở đây theo chúng tôi là do điều kiện ngoại cảnh trong giai đoạn gieo không thuận lợi. Thời gian gieo hạt gặp điều kiện thời tiết rét và khô hạn do đó ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc mầm của hạt.

Tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống biến động trong khoảng 87,14- 90,07%. Trong đó, Cúc Nghệ An là giống có sức nảy mầm tốt nhất 90,07%, giống Đỏ Sơn La có sức nảy mầm kém nhất 87,14%, giống đối chứng L14 có tỷ lệ nảy mầm đạt 88,19%. Nhìn chung tất cả các dòng, giống tham gia thí nghiệm đều có chất lượng hạt giống tốt, có tỷ lệ mọc mầm khá cao và tỷ lệ mọc mầm giữa các dòng, giống lệch nhau không nhiều.

Thí nghiệm tiến hành trong điều kiện vụ xuân nên thời gian từ gieo đến khi ra hoa của các dòng, giống dài và biến động từ 35 – 38 ngày. Giống Cúc Nghệ An và Sen Lai có thời gian từ gieo đến bắt đầu ra hoa dài nhất: 38 ngày. Các dòng, giống còn lại đều có thời gian từ khi gieo đến ra hoa là 35 – 36 ngày, giống đối chứng L14 là 35 ngày. Như vậy thời gian bắt đầu ra hoa của các dòng, giống có sự khác nhau nhưng cũng khá tập trung.

Mỗi dòng, giống khác nhau thì có thời gian sinh trưởng khác nhau đặc trưng cho từng giống. Đây là một chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ để bố trí thời vụ và cơ cấu cây trồng, xác định các công thức luân canh và các biện pháp kỹ thuật tác động đến năng suất. Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống tham gia thí nghiệm biến động trong khoảng từ 105 – 128 ngày. Trong đó, giống Cúc Nghệ An có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (105 ngày), giống có thời gian sinh trưởng dài nhất (128 ngày) là giống đối chứng L14 và dòng D20, các dòng, giống khác có thời gian sinh trưởng tương đương nhau (120-125 ngày).

Như vậy, mỗi một thời kì có những đặc điểm khác nhau và chiếm một khoảng thời gian nhất định trong chu kì sống của lạc. Trong từng thời kì sinh trưởng phát triển của cây lạc chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền giống và sự tác động sâu sắc của điều kiện ngoại cảnh.

4.1.2. Đặc điểm hình thái của các dòng, giống lạc

Đặc điểm hình thái của cây chính là hình dạng màu sắc bên ngoài của cây, mỗi dòng, giống có đặc điểm hình thái riêng, nó biểu hiện qua các bộ phận bên ngoài như thân, quả, hạt và màu sắc hạt... Vì vậy, trong công tác chọn tạo và phân loại người ta dựa vào đặc điểm hình thái này.

4.1.2.1.Thế cây

Thế cây là một yếu tố quan trọng của cây lạc, cây lạc có thể có thế cây đứng hoặc thế cây bò. Thế cây là một trong số những đặc điểm liên quan đến sự phân bố hoa, quả trên cây.

Thế cây đứng có dáng cây gọn do vậy có khả năng tăng mật độ trên đơn vị diện tích, đặc biệt là hoa tập trung ở phía sát gốc vì vậy có tỷ lệ quả chắc cao.

Thế cây bò là cành bò lan trên mặt đất, ra hoa không tập trung, quả chín không đều, tỷ lệ quả lép cao.

Qua theo dõi chúng tôi thấy tất cả những dòng, giống tham gia thí nghiệm đều có dáng cây đứng.

4.1.2.2. Màu sắc lá

Thân lạc mọc đứng, thân chính được mọc ra từ trục phôi, cành cấp một mọc ra từ thân chính, cành cấp 2 được mọc ra từ cặp cành cấp 1. Thân chính của lạc có từ 15 – 25 đốt, các đốt ở gốc ngắn hơn phía trên ngọn, chiều cao thân chính tùy thuộc vào các dòng, giống và điều kiện ngoại cảnh. Màu sắc thân cũng là một đặc điểm để phân biệt các dòng, giống nó biểu hiện rất rõ lúc cây ra hoa.

Qua theo dõi kết quả cho thấy những giống như Cúc Nghệ An và L27 có màu xanh đậm, còn các dòng, giống tham gia thí nghiệm còn lại đều có màu xanh.

+ Lá lạc thuộc loại lá kép có hai đôi lá chét, hình dạng lá chét thường là hình bầu dục dài, bầu dục và hình trứng. Hình dạng lá đặc trưng cho từng giống, màu sắc lá thay đổi tùy thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh.

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy: Hầu hết các dòng, giống tham gia thí nghiệm đều có lá hình bầu dục, màu sắc lá xanh nhạt riêng giống Cúc Nghệ An có màu xanh đậm và lá hình thuôn dài. Độ lớn lá giữa các dòng, giống chêch lệch nhau không đáng kể.

4.1.2.3.Đặc điểm quả lạc

+ Đặc điểm vỏ quả: Độ dày vỏ quả là chỉ tiêu liên quan chặt chẽ tới tỷ lệ nhân. Nếu vỏ quả dày, tỉ lệ nhân thấp, nếu vỏ quả mỏng tỷ lệ nhân cao nhưng có nhược điểm là dễ bị dập nát, nấm bệnh dễ phát triển vì trong khi phơi dễ bị va chạm cơ giới, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt trong thời gian bảo quản.

+ Đặc điểm gân quả: Là chỉ tiêu phân loại các dòng, giống bởi vì đặc điểm này thay đổi tùy theo từng đặc điểm của dòng, giống.

Kết quả theo dõi cho thấy: Những dòng, giống có gân vỏ quả không rõ là D19, Cúc Nghệ An và Lạc Chay. Còn những dòng, giống tham gia thí nghiệm còn lại đều có gân vỏ.

+ Đặc điểm eo quả: Đặc điểm này phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của các dòng, giống tham gia thí nghiệm. Nếu eo quả thắt sâu sẽ ảnh hưởng đến quá trình bóc vỏ và xuất khẩu. Qua theo dõi cho thấy: Hầu hết các dòng, giống tham gia thí nghiệm đều có eo lưng trừ giống L14 là vừa có eo lưng vừa có eo bụng.

4.1.2.4. Đặc điểm hạt

Dạng hạt: Để đánh giá chỉ tiêu này chúng tôi dựa vào tỷ lệ giữa chiều dài và đường kính hạt.

+ Dạng hạt tròn có tỷ lệ chiều dài đường kính hạt < 1,7. + Dạng bầu dục có tỷ lệ trong khoảng > 1,7 và < 2,5.

Kết quả thí nghiệm cho thấy: Hầu như tất cả các dòng, giống tham gia thí nghiệm đều có hạt dạng hình bầu dục.

- Màu sắc vỏ lụa: Là chỉ tiêu liên quan đến giá trị thương phẩm (giá trị xuất khẩu), màu sắc vỏ lụa là chỉ tiêu đặc trưng cho từng dòng, giống.

Qua theo dõi nhận thấy: dòng, giống D18, D20, Đỏ Sơn La có màu sắc vỏ lụa là màu đỏ, giống Cúc Nghệ An màu sắc vỏ lụa là màu hồng sẫm. Các dòng, giống còn lại đều có màu sắc vỏ lụa là màu trắng hồng.

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu trên được trình bày tại bảng 4.2:

Bảng 4.2: Một số đặc điểm hình thái của các dòng, giống lạc

Dòng, giống Tính trạng theo dõi Dạng cây Màu sắc thân Hình dạng lá Màu sắc hoa Eo quả Mỏ quả Gân quả Màu sắc hạt L14ĐC Đứng Xanh đậm Bầu dục Vàng Eo lưng Eo bụng Dài Rõ Trắng hồng D18 Đứng Xanh Bầu dục Vàng Eo lưng Ngắn Rõ Đỏ D20 Đứng Xanh Bầu dục Vàng Eo lưng Ngắn Rõ Đỏ Sen lai Đứng Xanh Bầu dục Vàng Eo

lưng Dài Rõ

Trắng hồng Đỏ Sơn La Đứng Xanh Bầu dục Vàng Eo

lưng Dài Rõ Đỏ D19 Đứng Xanh Bầu dục Vàng Eo lưng Ngắn Không rõ Hồng sẫm Cúc Nghệ An Đứng Xanh đậm Thuôn dài Vàng Eo lưng Ngắn Không rõ Hồng sẫm L27 Đứng Xanh Bầu dục Vàng Eo lưng Dài Rõ Trắng hồng L23 Đứng Xanh đậm Bầu dục Vàng Eo lưng Dài Rõ Trắng hồng Lạc chay Đứng Xanh Bầu dục Vàng Eo

lưng Ngắn

Không rõ

Trắng hồng

4.1.3. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng, giống lạc

4.1.3.1. Chiều cao thân chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống, liệu lượng bón lân và che phủ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2018 tại gia lâm hà nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)