Ảnh hưởng của các mức lân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống, liệu lượng bón lân và che phủ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2018 tại gia lâm hà nội (Trang 92 - 98)

thành năng suất của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau

4.2.4.1. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau

Tổng số hoa nở trên cây có sự chênh lệch rõ ràng giữa các công thứcche phủ khi cùng một mức lân bón. Các công thức được che phủ có tổng số hoa trên cây lớn hơn công thứckhông được che phủ và công thức che phủ nilon lớn hơn che phủ trấu. Ví dụ như ở mức bón lân là 90 kg/ha công thức được trồng trong điều kiện che phủ nilon có số hoa trên cây cao nhất là 73,70 hoa, tiếp theo là che phủ trấu có 59,98 hoa và thấp nhất là công thức không che phủ có 51,00 hoa. Trong cùng một điều kiện che phủ, tổng số hoa nở trên cây giữa các mức lân bón cũng có sự chênh lệch theo xu hướng tăng dần theo sự tăng của mức lân bón, điển hình như ở công thức che phủ nilon, tổng số hoa nở trên cây ở các mức lân 60,90,120 kg/ha tương ứng: 68,99; 73,70; 75,74 hoa/cây.

Đối với sản xuất nông nghiệp thì mục đích cuối cùng và quan trọng nhất là đạt được hiệu quả kinh tế cao, thu được sản phẩm với năng suất cao, chất lượng tốt. Năng suất cây trồng thể hiện kết quả tác động tổng hợp của các yếu tố nội tại với điều kiện môi trường và các biện pháp kỹ thuật tác động. Tổng số quả trên cây biến động trong khoảng 13,07 – 16,17 quả/cây. Số quả trên cây trung bình ở công thức không che phủ thấp nhất (14,01 quả), thứ 2 là che phủ trấu (15,22 quả) và cao nhất là che phủ nilon (15,88 quả). Trong cùng một điều kiện che phủ thì tăng mức lân bón cũng làm tăng số quả trên cây. Ví dụ như ở điều kiện che phủ nilon: số quả tương ứng với các mức lân bón 60-90-120 kg/ha là 15,43- 16,04- 16,17 quả.

Bảng 4.21. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến một số chỉ tiêu liên quan đến năng suất của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau

Công thức Mức lân bón Tổng số hoa nở/cây Tổng số quả/cây Tỷ lệ quả chắc/ cây (%) P100 quả (g) P100 hạt (g) Tỷ lệ nhân (%) (kg/ha) C1 P1 47,95 13,07 66,67 139,77 49,12 70,29 P2 51,00 14,05 68,19 141,04 50,08 71,02 P3 54,83 14,92 69,32 141,51 50,42 71,26 C2 P1 55,81 14,36 68,51 141,03 52,12 73,91 P2 59,98 15,25 70,24 143,42 52,73 73,53 P3 63,70 16,06 72,01 144,05 53,21 73,88 C3 P1 68,99 15,43 71,88 143,50 52,76 73,53 P2 73,70 16,04 72,79 144,53 53,75 74,38 P3 75,74 16,17 72,84 144,79 53,96 74,54 CV% 6,5 6,3 7,3 4,8 5,9 6,1 LSDCxP5% 2,01 0,38 0,42 0,45 0,18 0,41 TB các vật liệu che phủ C1 51,26 14,01 68,06 140,77 49,87 70,86 C2 59,83 15,22 70,25 142,27 52,68 73,77 C3 72,81 15,88 72,50 144,27 53,49 74,15 LSDC5% 8,02 1,01 1,10 1,16 0,75 0,57 TB các mức lân bón P1 57,58 14,29 69,02 141,43 51,33 72,58 P2 61,56 15,11 70,40 142,99 52,19 72,98 P3 64,76 15,72 71,39 143,45 52,53 73,22 LSDP5% 1,16 0,22 0,24 0,26 0,11 0,23

Tỷ lệ quả chắc biến động trong khoảng 67,67-72,84%. Trong đó, tỉ lệ quả chắc cao nhất khi được trồng trong điều kiện che phủ nilon với mức bón 120 kg/ha đạt 72,84%, còn với mức lân bón 60 kg/ha trồng trong điều kiện không che phủ có tỉ lệ quả chắc là thấp nhất đạt 67,67%. Các công thức trồng trong điều kiện che phủ có tổng số quả trên cây cao dẫn đến tỉ lệ quả chắc cũng cao hơn các công thức không được che phủ. Công thức che phủ nilon có tỷ lệ quả chắc cao

hơn hẳn 2 công thức còn lại. Bên cạnh đó giữa các mức lân trong cùng một công thức che phủ đều có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các mức lân 60 kg/ha, 90 kg/ha và 120 kg/ha.

Tỷ lệ nhân của giống lạc L14 giữa các công thức có chênh lệch khá lớn, dao động trong khoảng từ 70,29-74,54%. Trong đó, giống lạc L14 được trồng trong điều kiện che phủ nilon với mức bón 120 kg/ha có tỉ lệ nhân cao nhất đạt 74,54% và với mức bón 60 kg/ha trồng trong điều kiện không che phủ có tỉ lệ nhân thấp nhất đạt 70,29%. Khi so sánh 3 công thứcche phủ với cùng một mức lân bón ta thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Ví dụ: với mức lân bón 90kg/ha, ở công thức không che phủ tỷ lệ nhân là 71,02%, công thức che phủ trấu là 73,53% và công thức che phủ nilon là 74,38%.

Khối lượng 100 quả của các công thức chênh lệch nhau khá lớn trong khoảng 139,77-144,79 g. Cao nhất ở công thức trồng trong điều kiện che phủ nilon với mức bón 120 kg/ha là 144,79 g, còn công thức với mức bón 60 kg/ha trồng trong điều kiện không che phủ đạt 139,77 g. Trọng lượng 100 quả giữa các công thức che phủ với cùng 1 mức lân bón và giữa các mức lân bón trong cùng 1 công thức che phủ đều có sự sai khác có ý nghĩa.

Từ bảng trên cũng cho thấy khối lượng 100 hạt của các công thức chênh lệch khá lớn, biến động trong khoảng 49,12-53,96 g. Cao nhất ở công thức che phủ nilon với mức bón 120 kg/ha là 53,96 g, còn với mức bón 60 kg/ha trồng trong điều kiện không che phủ đạt 49,12 g. Có sự chênh lệch về khối lượng 100 hạt giữa 3 nghiệm thức: che phủ trấu, nilon và không che phủ với cùng một mức lân bón ở mức sai khác có ý nghĩa. Bên cạnh đó cũng có sự sai khác có ý nghĩa về khối lượng 100 hạt giữa các mức lân trong cùng một công thức che phủ.

So sánh giữa các công thức che phủ kết quả cho thấy giống lạc L14 ở công thứcđược che phủ luôn có các chỉ tiêu trên cao hơn so với công thức không được che phủ và công thức che phủ nilon có giá trị cao nhất. Kết quả nghiên cứu này cũng được ghi nhận như kết quả nghiên cứu trước đây của tác giả Vũ Ngọc Thắng và Vũ Đình Chính (2007) về ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc L14 trong điều kiện vụ Thu trên đất Gia Lâm Hà Nội cũng. Nghiên cứu của các tác giả này cho thấy trồng trong điều kiện che phủ nilon các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc L14 cũng luôn đạt giá trị cao nhất. Tuy nhiên, trong thí nghiệm này tỷ

lệ nhân và tổng số quả/cây không có sự sai khác giữa công thức thức che phủ bằng trấu và công thức che phủ bằng nilon. Ngoài ra, tỷ lệ quả chắc trong thí nghiệm này cũng có xu hướng hơi thấp ở tất cả các công thức điều này được giải thích có thể do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh trong thời điểm đâm tia và hình thành quả.

4.2.4.2. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến năng suất của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau

Bảng 4.22: Ảnh hưởng của các mức lân bón đến năng suất của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau.

Nghiệm thức Mức lân bón (kg/ha) Năng suất thể(g/cây) Năng suất lí thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) C1 P1 12,18 36,54 24,36 P2 13,51 40,54 27,03 P3 14,64 43,91 29,27 C2 P1 13,87 41,62 27,75 P2 15,36 46,09 30,73 P3 16,66 49,98 33,32 C3 P1 15,92 47,75 31,83 P2 16,87 50,62 33,75 P3 17,05 51,16 34,11 CV% 10,2 - 9,4 LSDCxP5% 0,30 - 0,61 TB các vật liệu che phủ C1 13,46 40,37 26,91 C2 15,31 45,93 30,62 C3 16,63 49,90 33,27 LSDC5% 1,54 - 3,68 TB các mức lân bón P1 14,01 42,02 28,01 P2 15,26 45,79 30,53 P3 16,13 48,39 32,26 LSDP5% 0,17 - 0,35

Mục đích cuối cùng của sản xuất nông nghiệp đó chính là năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Năng suất cây trồng là kết quả của các yếu tố từ di truyền, phân bón, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kĩ thuật. Theo dõi năng suất và tiềm năng của giống lạc L14 số liệu được trình bày tại bảng 4.22:

Năng suất cá thể

Năng suất cá thể là khối lượng trên một cây, thể hiện tiềm năng năng suất của giống. Năng suất cá thể càng cao thì tiềm năng cho năng suất càng lớn. Năng suất cá thể là cơ sở để xác định năng suất lý thuyết. Các công thức có năng suất cá thể biến động từ 12,18-17,05 g, cao nhất là công thức thức che phủ nilon với mức bón 120 kg/ha đạt 17,05 g, thấp nhất là mức lân bón 60 kg/ha trồng trong điều kiện không che phủ đạt 12,18 g. Bên cạnh đó, khi so sánh 3 công thức che phủ với cùng một mức lân bón hoặc các mức lân bón trong cùng một công thức che phủ ta thấy có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê. Ví dụ như: ở mức lân bón 60 kg/ha, không che phủ có năng suất cá thể là 12,18 g, che phủ trấu là 13,87g và che phủ nilon là 15,92 g; ở công thức che phủ trấu, năng suất cá thể tăng dần theo các mức lân bón 60-90-120 kg/ha tương ứng là 13,87 g/cây; 15,36 g/cây; 16,66 g/cây.

Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết (NSLT) là tiềm năng mà cây lạc mang lại để đạt được năng suất cao nhất, từ đó có các biện pháp để nhằm đạt được kết quả cao nhất. Nhìn chung năng suất lý thuyết trung bình của các công thức đạt khá cao, biến động trong khoảng 36,54-51,16 tạ/ha. Trong đó cao nhất là công thức che phủ nilon với mức bón 120 kg/ha đạt 51,16 tạ/ha, thấp nhất là với mức lân bón 60 kg/ha trồng trong điều kiện không che phủ chỉ đạt 36,54 tạ/ha. Ta thấy trong cùng một mức lân bón thì công thức được che phủ luôn có NSLT cao hơn đáng kể so với các công thức không được che phủ và công thức che phủ nilon cao hơn che phủ trấu. Khi so sánh các công thức che phủ với cùng một mức lân bón ta thấy có sự sai khác có ý nghĩa. Tiêu biểu như ở mức lân bón là 60kg/ha: công thức không che phủ chỉ đạt 36,54 tạ/ha, công thức che phủ trấu cao hơn và đạt 41,62 tạ/ha, công thức che phủ nilon có NSLT cao nhất là 47,75 tạ/ha. Trong cùng 1 nền che phủ, khi tăng mức lân

bón thì NSLT cũng tăng theo. Ví dụ như: trên nền che phủ nilon, NSLT tương ứng với các mức lân bón 60-90-120 kg/ha là 47,75-50,62-51,16 tạ/ha.

Năng suất thực thu

Năng suất thực thu (NSTT) là năng suất thực tế thu được trên đồng ruộng. NSTT được quyết định bởi các yếu tố như đặc tính di truyền, khả năng thích ứng của giống với cơ cấu mùa vụ, điều kiện ngoại cảnh từng vùng và biện pháp kĩ thuật tác động. NSTT là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá, nhận xét một giống cây trồng hay một biện pháp kỹ thuật có mang lại hiệu quả hay không.

Qua bảng 4.22 cho thấy được năng suất các công thức đạt tương đối từ 24,36-34,11 tạ/ha. Trong đó NSTT cao nhất ở công thức che phủ nilon với mức bón 120 kg (34,11 tạ/ha), thấp nhất ở mức bón 60 kg/ha trồng trong điều kiện không che phủ (24,36 tạ/ha).

Trong cùng một công thức che phủ thì NSTT tăng dần theo sự tăng mức lân bón và mức lân bón 90-120kg/ha có sự sai khác ý nghĩa đối với mức lân bón 60 kg/ha. Điển hình như trên nền che phủ trấu, khi tăng mức lân bón 60-90-120 kg/ha thì NSTT tăng theo tương ứng là 27,75-30,73-33,32 tạ/ha. Xét trong cùng 1 mức lân bón thì NSTT tăng dần theo thứ tự: không che phủ, che phủ trấu, che phủ nilon, ví dụ như ở mức lân bón 90 kg/ha thu được NSTT tương ứng là 27,03 kg/ha; 30,73 kg/ha; 33,75 kg/ha. Công thức che phủ trấu và nilon mang lại NSTT cao hơn rất nhiều so với công thức không che phủ, tuy nhiên so sánh giữa hai nền che phủ trấu và nilon kết quả cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa giữa 2 công thứcnày trong cùng một mức bón lân.

Số liệu bảng 4.22 cho thấy: Có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các mức lân bón trong cùng một điều kiện che phủ về năng suất cá thể, năng suất lí thuyết và năng suất thực thu. Tuy nhiên, so sánh giữa các điều kiện che phủ kết quả cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa giữa điều kiện che phủ và không che phủ về năng suất cá thể, năng suất lí thuyết và năng suất thực thu. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu của các tác giả Vũ Ngọc Thắng và Vũ Đình Chính (2007), Vũ Văn Liết và cs. (2010). Tuy nhiên trong nghiên cứu này không có sự sai khác có ý nghĩa giữa điều kiện che phủ trấu và điều kiện che phủ nilon về năng suất cá thể, năng suất lí thuyết và năng suất thực thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống, liệu lượng bón lân và che phủ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2018 tại gia lâm hà nội (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)