Khả năng hình thành nốt sần của các dòng, giống lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống, liệu lượng bón lân và che phủ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2018 tại gia lâm hà nội (Trang 61 - 65)

Nốt sần đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây họ đậu nói chung và cây lạc nói riêng. Sự hình thành nốt sần ở rễ lạc do vi khuẩn cộng sinh cố định nitơ Rhizobium vigna, lượng nốt sần khác nhau ở các giống lạc khác nhau.

So với một số cây họ đậu ngắn ngày khác như (đậu tương, đậu xanh) thì nốt sần ở lạc hình thành muộn hơn. Những nốt sần đầu tiên xuất hiện ở lạc là khi lạc có 3 – 4 lá thật (15 – 20 ngày sau gieo).

Bình thường, vi khuẩn nốt sần Rhizobium vigna sống trong đất nhờ sự phân giải xác thực vật, sau khi trồng lạc nhờ sự hoạt động hô hấp của rễ lạc đã tiết ra một số hợp chất hữu cơ hấp dẫn và kích thích vi sinh vật nốt sần phát triển. Do sự xâm nhập của vi khuẩn, rễ sinh trưởng phát triển không bình thường, lông hút rụng đi, ở một số vùng rễ, tế bào phân chia nhằm khu trú vi khuẩn, tạo nên những nốt sần.

Lượng nốt sần tăng dần trong quá trình sinh trưởng của lạc và đạt cực đại vào thời kỳ hình thành quả và hạt. Trong thời kỳ chín đến khi thu hoạch phần lớn các nốt sần già bị vỡ và rụng đi. Số lượng nốt sần trên cây ở từng giai đoạn cho biết khả năng cộng sinh này cao hay thấp. Kết quả của quá trình này không những cung cấp đạm cho cây lạc sinh trưởng, phát triển mà nó còn để lại một lượng đạm trong đất nên sự hoạt động cộng sinh này càng mạnh càng tốt.

Khả năng hình thành nốt sần và khối lượng nốt sần phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và quá trình sinh trưởng của cây. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.6:

Bảng 4.6: Số lượng và khối lượng nốt sần của các dòng, giống lạc

Dòng, giống

Thời kỳ cây con Thời kỳ ra hoa Thời kỳ quả chắc Tổng số nốt sần (nốt/cây) Khối lượng nốt sần (g/cây) Tổng số nốt sần (nốt/cây) Khối lượng nốt sần (g/cây) Tổng số nốt sần (nốt/cây) Khối lượng nốt sần (g/cây) L14(ĐC) 17,41 0,05 50,02 0,18 99,77 0,50 D20 15,70 0,03 46,20 0,17 97,66 0,49 D19 26,20 0,08 62,85 0,23 100,00 0,51 L23 22,20 0,06 52,37 0,19 108,12 0,55 D18 14,70 0,03 45,71 0,17 95,01 0,48 Sen Lai 12,80 0,02 44,33 0,16 90,14 0,45 Cúc Nghệ An 11,20 0,02 45,50 0,17 87,25 0,44 L27 17,10 0,05 51,00 0,19 101,67 0,51 Đỏ Sơn La 16,40 0,04 48,71 0,18 98,87 0,49 Lạc chay 14,00 0,03 45,55 0,17 94,11 0,48 LSD0,05 1,50 0,004 4,14 0,02 1,70 0,01 CV% 5,2 5,2 4,9 5,3 5,3 4,9

Qua bảng 4.6 cho thấy:

Thời kỳ cây con số lượng nốt sần biến động trong khoảng 11,20 – 26,20 nốt/cây. Trong đó đạt cao nhất là dòng D19: 26,20 nốt/cây, thấp nhất là giống Cúc Nghệ An: 11,20 nốt/cây, giống L14(ĐC): 17,40 nốt/cây. Các dòng, giống D19, L23 có số lượng nốt sần cao hơn giống đối chứng ở mức sai khác có ý nghĩa. Tương ứng với số lượng nốt sần thì khối lượng nốt sần/cây thời kỳ này cũng dao động trong khoảng 0,02 - 0,08 g/cây. Trong đó cao nhất là dòng D19: 0,08g/cây, thấp nhất là giống Cúc Nghệ An và Sen Lai: 0,02 g/cây, các giống còn

lại giao động trong khoảng 0,03 - 0,06 g/cây và giống đối chứng L14: 0,05 g/cây. Các dòng, giống D19, L23 có số lượng nốt sần cao hơn giống đối chứng ở mức sai khác có ý nghĩa. Các giống khác nhau tích lũy lượng nốt sần khác nhau tuy nhiên khối lượng nốt sần của một số dòng, giống bằng nhau. Nguyên nhân là do kích thước của các nốt sần là không giống nhau.

Đến thời kỳ ra hoa, sự tăng lên về số lượng nốt sần cũng kéo theo sự tăng lên của khối lượng nốt sần. Sự chênh lệch về số lượng nốt sần thể hiện trong khoảng 44,33 - 62,85 nốt/cây. Giống lạc có số lượng nốt sần thấp nhất ở giai đoạn này là D19: 62,85 nốt/cây, thấp nhất là giống Sen Lai: 44,33 nốt/cây, dòng D19 có số lượng nốt sần cao hơn giống L14(ĐC) ở mức sai khác có ý nghĩa. Khối lượng nốt sần cũng tăng lên nhiều, biến động trong phạm vi 0,16 - 0,23 g/cây và giao động chủ yếu trong khoảng 0,17-0,19 g/cây, trong đó giống đối chứng là 0,18 g/cây.

Vào thời kỳ quả vào chắc, số lượng và khối lượng nốt sần tăng mạnh và đạt tối đa. Số lượng nốt sần của các dòng, giống dao động trong khoảng 87,25- 108,12 nốt/cây, trong đó cao nhất là giống L23 (108,12 nốt), thấp nhất là giống Cúc Nghệ An (87,25 nốt). Các giống L23, L27 có số lượng nốt sần cao hơn giống đối chứng ở mức sai khác có ý nghĩa. Các dòng, giống còn lại có số lượng nốt sần sai khác không rõ rệt so với giống đối chứng L14 (99,77 nốt/cây). Khối lượng nốt sần cũng tăng lên nhiều so với thời kỳ trước đó, biến động trong khoảng 0,44-0,55 g/cây, trong đó L14(ĐC) là 0,50 g/cây.

4.1.7. Chỉ tiêu sinh lý

4.1.7.1. Chỉ số SPAD của một số dòng, giống lạc ở các thời kỳ theo dõi

Tiến hành theo dõi chỉ số diệp lục của các dòng, giống tham gia thí nghiệm bằng máy đo SPAD trong 3 thời kỳ: cây con, ra hoa và thời kỳ quả chắc thu được kết quả như trong bảng 4.7.

Qua bảng 4.7 cho thấy:

Chỉ số SPAD của các dòng giống lạc tăng dần từ giai đoạn cây con đến ra hoa và sau đó giảm dần đến thời kỳ quả chắc.

Ở thời kỳ cây con, chỉ số SPAD biến động trong khoảng 30,21 – 35,55. Trong đó, thấp nhất là giống Sen Lai: 30,21 và cao nhất là dòng D19: 35,55. Các dòng, giống lạc còn lại có SPAD cao hơn hoặc thấp hơn giống đối chứng.

Thời kì ra hoa, chỉ số SPAD đạt giá trị lớn nhất và biến động trong khoảng 40,07-44,56. Trong đó đạt cao nhất là dòng D19 (44,56) và thấp nhất là giống

Sen Lai (40,07), các dòng, giống lạc còn lại có SPAD cao hơn hoặc thấp hơn giống đối chứng (41,15).

Đến thời kì quả chắc, chỉ số SPAD giảm dần, thấp nhất là giống Sen Lai, Cúc Nghệ An đạt tương ứng là 34,57 và 35,01; cao nhất là dòng D19 đạt 39,01, sau đó là giống L23 đạt 38,23. Các dòng, giống lạc còn lại giao động trong khoảng 36,17-37,26, giống đối chứng là 37,01.

Như vậy, các dòng, giống lạc khác nhau thì có sự khác nhau về chỉ số SPAD và thay đổi giữa các thời kì. Điều này chứng tỏ, chỉ số SPAD chịu ảnh hưởng của bản chất giống và thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lạc.

Bảng 4.7. Chỉ số diệp lục SPAD của một số dòng, giống lạc ở các thời kỳ

Dòng, giống Thời kỳ cây con Thời kỳ ra hoa Thời kỳ quả chắc

L14(ĐC) 33,39 41,15 37,01 D20 33,33 40,83 36,76 D19 35,55 44,56 39,01 L23 34,45 43,57 38,23 D18 32,78 40,79 36,67 Sen Lai 30,21 40,07 34,57 Cúc Nghệ An 31,42 40,48 35,01 L27 34,00 41,22 37,26 Đỏ Sơn La 33,36 40,92 36,89 Lạc chay 32,42 40,76 36,17 LSD0,05 4,14 2,40 0,24 CV% 7,3 7,8 8,3

4.1.7.2. Hiệu suất huỳnh quang diệp lục

Theo dõi hiệu suất huỳnh quang diệp lục của các dòng, giống lạc trong 3 thời kỳ: cây con, ra hoa và thời kỳ quả chắc thu được kết quả như trong bảng 4.8: Qua bảng 4.8 cho thấy chỉ số huỳnh quang diệp lục của các dòng, giống lạc tăng dần từ thời kì cây con, đạt mức cao nhất vào thời kì nở hoa và giảm dần vào thời kì quả chắc.

Bảng 4.8. Hiệu suất huỳnh quang diệp lục của một số dòng, giống lạc ở các thời kỳ

Dòng, giống Thời kỳ cây con Thời kỳ ra hoa Thời kỳ quả chắc

L14(ĐC) 0,689 0,792 0,741 D20 0,673 0,774 0,730 D19 0,679 0,77 0,733 L23 0,677 0,771 0,734 D18 0,686 0,791 0,741 Sen Lai 0,684 0,787 0,741 Cúc Nghệ An 0,668 0,774 0,729 L27 0,693 0,794 0,748 Đỏ Sơn La 0,681 0,780 0,737 Lạc chay 0,681 0,785 0,739 LSD0,05 0,085 0,094 0,081 CV% 7,4 7,1 6,5

Hiệu suất huỳnh quang diệp lục có sự chênh lệch không lớn giữa các dòng, giống lạc khác nhau trên cùng một điều kiện sản xuất. Bên cạnh đó, hiệu suất huỳnh quang diệp lục còn có xu hướng tăng dần và đạt giá trị cao vào thời kỳ ra hoa và có xu hướng giảm dần khi cây bước vào thời kỳ quả chắc.

Thời kì cây con, chỉ số huỳnh quang diệp lục giữa các công thức không có sự chênh lệch nhiều, dao động trong khoảng 0,668 - 0,693, trong đó giống đối chứng là 0,689. Đến thời kì ra hoa, chỉ số huỳnh quang diệp lục đạt mức cao nhất biến động trong khoảng 0,770 - 0,794, trong đó L14(ĐC) là 0,792. Thời kì quả chắc, chỉ số huỳnh quang diệp lục giảm xuống biến động trong khoảng 0,729 - 0,748, trong đó giống đối chứng L14 là 0,741.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống, liệu lượng bón lân và che phủ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2018 tại gia lâm hà nội (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)