Ảnh hưởng của các mức lân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống, liệu lượng bón lân và che phủ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2018 tại gia lâm hà nội (Trang 74 - 90)

của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau

4.2.2.1.Ảnh hưởng của các mức lân bón đến một số chỉ tiêu của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau

Công thức Mức lân bón (kg/ha)

Chiều cao cây cuối cùng (cm) Chiều dài cành cấp 1 thứ nhất (cm) Số lá trên thân chính (lá) C1 P1 43,55 52,00 19,82 P2 48,26 57,13 20,87 P3 51,86 61,61 21,31 C2 P1 56,75 65,09 21,26 P2 59,08 67,42 22,41 P3 60,29 69,15 22,53 C3 P1 59,10 66,59 21,68 P2 62,24 68,09 22,81 P3 63,52 69,48 22,94 CV% 10,4 9,1 9,4 LSDCxP5% 2,39 2,35 0,92 TB các vật liệu che phủ C1 47,89 56,91 20,67 C2 58,71 67,22 22,07 C3 61,62 68,05 22,48 LSDC5% 0,32 1,70 0,98 TB các mức lân bón P1 53,13 61,23 20,92 P2 56,53 64,21 22,03 P3 58,56 66,75 22,26 LSDP5% 1,38 1,36 0,53

Chiều cao cây cuối cùng

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống đổ cũng như các chỉ tiêu liên quan đến năng suất của các giống lạc. Chiều cao cây cuối cùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Bản chất di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, chế độ canh tác. Cây có

chiều cao hợp lý sẽ làm tăng khả năng chống đổ của cây, tăng số lá hữu hiệu, làm tăng khả năng quang hợp tạo điều kiện cho năng suất sau này. Cây lạc sinh trưởng tốt thường có chiều cao cân đối với các bộ phận dinh dưỡng khác, thân không đổ, các đốt phía dưới ngắn, thân mập, cứng. Mặt khác, nếu chiều cao thân chính tăng trưởng quá mạnh hay quá yếu đều ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết quả của lạc. Chiều cao thân chính thể hiện sự sinh trưởng và phát triển cây và nó không ngừng tăng qua các giai đoạn. Chiều cao thân chính là một chỉ tiêu giữ vai trò quan trọng quyết định tới khả năng và tốc độ phân cành, tốc độ vươn cao, biểu hiện mối tương quan giữa quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực trong cây lạc, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.

Theo dõi ảnh hưởng của các mức lân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau, kết quả thể hiện ở bảng 4.14. Số liệu trên bảng 4.14 cho thấy:

Chiều cao cây cuối cùng của giống lạc L14 tăng dần khi tăng mức lân bón trong cùng một điều kiện che phủ hoặc không che phủ. Điển hình như trong điều kiện không che phủ chiều cao cây cuối cùng của giống lạc L14 ở mức lân bón 60 kg/ha P205 đạt 43,55 cm trong khi đó ở công thức bón 120 kg/ha P205 chiều cao cây đã tăng lên 51,86 cm. Trong điều kiện che phủ nilon chiều cao cây cuối cùng của giống lạc L14 ở mức lân bón 60 kg/ha P205 đạt 59,10 cm trong khi đó ở công thức bón 120 kg/ha P205 chiều cao cây đã tăng lên 63,52 cm.

So sánh giữa các điều kiện che phủ và không che phủ kết quả cho thấy trong cùng một mức lân bón thì điều kiện có che phủ giống lạc L14 có chiều cao cây cao hơn so với trong điều kiện không có che phủ và che phủ bằng nilon cho chiều cao cây đạt giá trị cao nhất. Điển hình ở cùng một mức bón 120 kg/ha công thức không che phủ có chiều cao cây cuối cùng chỉ đạt 51,86 cm trong khi đó công thức che phủ trấu có chiều cao cây cuối cùng đạt 60,29 cm và công thức che phủ nilon có chiều cao cây cuối cùng đạt giá trị lớn nhất 63,52 cm.

Chiều dài cành cấp 1 thứ nhất

Số cành trên cây là chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng thể hiện khả năng phát triển của cây lạc. Nếu cây có số cành nhiều thì sự phát triển của cây là tốt và cũng là yếu tố quyết định năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.

Cành cấp 1 có tốc độ tăng trưởng nhanh cùng với việc duy trì lâu bộ lá có tác dụng gián tiếp đến việc tăng năng suất. Số cành cấp 1 trên thân liên quan

tương đối chặt chẽ đến sinh trưởng và là tiền đề tạo năng suất của lạc. Theo Vũ Văn Liết và cs. (2010), lạc là cây có khả năng phân cành khá lớn. Khả năng phát triển cành của lạc và số cành phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật tác động.

Tốc độ tăng trưởng của cành cấp1 có liên quan chặt chẽ với sự sinh trưởng của thân chính. Nếu thân chính phát triển mạnh sẽ ức chế quá trình phân cành và phát triển của cành. Ngược lại, thân chính phát triển chậm, yếu thì cành xuất hiện muộn ảnh hưởng tới năng suất sau này.

Qua bảng số liệu trên cho thấy nếu theo dõi cùng với chiều cao thân chính thì chiều dài cành cấp 1 nhìn chung tăng dần theo các mức lân bón và giữa các điều kiện che phủ khác nhau thì che phủ bằng nilon có chiều dài cành cấp 1 thứ nhất đạt giá trị cao hơn so với công thức che phủ bằng trấu và không che phủ. So sánh về các mức lân bón trong cùng một công thức che phủ kết quả cho thấy mức lân càng cao thì chiều dài cành cấp một càng cao. Ví dụ như công thức trồng trên điều kiện che phủ trấu với mức lân 120 kg/ha có chiều dài cành cấp một thứ nhất cao nhất đạt 69,15 cm và ở mức lân 60 kg/ha thì chiều dài cành cấp một thứ nhất thấp nhất và chỉ dài 65,09 cm.

Bên cạnh đó, các công thức không được che phủ có chiều dài cành cấp 1 thứ nhất thấp hơn các công thức được che phủ khi cùng trong một mức lân bón. Chẳng hạn như ở mức lân 120 kg/ha trong điều kiện che phủ nilon cây có chiều dài cành là 69,48 cm, còn cây trồng trong điều kiện không che phủ chỉ đạt 61,61cm.

Từ đó ta thấy, chiều dài cành cấp thứ nhất có sự khác nhau rõ rệt giữa các công thức được che phủ, và mức phân bón. Với các công thức được che phủ có chiều dài lớn hơn các công thức không được che phủ, công thức che phủ nilon lớn hơn che phủ trấu nhưng không đáng kể. Còn mức phân bón tăng lên tương ứng là chiều dài cành cấp thứ nhất cũng lớn hơn.

Tổng số lá trên thân chính

Lá là cơ quan rất quan trọng của thực vật, thực hiện các chức năng

quang hợp, trao đổi khí và hô hấp. Ngoài ra lá cây còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng, dự trữ hoặc tự vệ ở thực vật. Với thực vật, quang hợp là hoạt động cơ bản để tạo ra năng suất, nó quyết định 90 - 95% năng suất cây trồng.

Cùng với sự phát triển thân chính và các cấp cành thì tốc độ ra lá của cây cũng tăng dần theo thời kỳ sinh trưởng của cây. Đối với cây trồng, quang hợp là hoạt động cơ bản để tạo ra năng suất, nó quyết định 90-95% năng suất cây trồng. Ngoài ra, bộ lá còn liên quan đến quá trình tích lũy chất khô, thoát hơi nước, quang hợp... Bộ lá phát triển cân đối, khỏe mạnh là tiền đề cho việc tăng hiệu suất quang hợp, tăng sức chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi, từ đó cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm cao.

Qua số liệu bảng cho thấy: Khả năng ra lá của giống lạc L14 tăng dần theo sự tăng dần của các mức lân bón và từ không che phủ đến các công thức che phủ. Công thức được trồng trong điều kiện che phủ bằng nilon có mức bón phân lân là 120 kg/ha là công thức có số lá nhiều nhất đạt 22,94 lá/cây.

Sự khác nhau rõ rệt có thể thấy giữa các công thức được trồng trong điều kiện che phủ trấu hoặc nilon và các công thức không được trồng trong che phủ khi cùng một mức bón. Các công thức được che phủ sẽ có số lá nhiều hơn khoảng 2 lá so với các công thức không được trồng trong điều kiện che phủ. Bên cạnh đó cùng một công thức che phủ khi tăng mức lân bón thì số lá cũng tăng theo. Ví dư như ở cùng một điều kiện không che phủ, với mức lân bón 60 kg/ha thì số lá là 19,82 thấp hơn so với mức lân bón 120 kg/ha là 21,23. Từ đó cho thấy số lá luôn tăng lên theo các mức lân bón và phương pháp che phủ.

Số lá không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống mà còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại và kĩ thuật canh tác. Điều này thể hiện rõ nhất vào số lá của các công thức trồng trong điều kiện che phủ khác nhau.

Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Ngọc Thắng và Vũ Đình Chính (2007). Bên cạnh đó theo nghiên cứu dài hơi (từ năm 1992 đến năm 1999) của tác giả Ghosh và cs. (2006) trong vụ Hè ở Ấn Độ cũng có đánh giá chung khi so sánh giữa che phủ bằng vật liệu nilon chuyên dụng và rơm thì cả hai loại vật liệu cơ bản đều có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển của lạc hơn so với không che phủ.

4.2.2.2.Ảnh hưởng của các mức lân bón đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau

Diện tích lá và chỉ số diện tích lá là hai chỉ tiêu quan trọng có liên quan chặt chẽ đến sinh trưởng và phát triển của cây. Theo dõi ảnh hưởng của các mức lân bón đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống lạc L14 trên điều kiện che phủ khác nhau kết quả thu được trình bày ở bảng 4.15.

Bảng 4.15: Ảnh hưởng của các mức lân bón đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau

Công thức

Mức lân bón (kg/ha)

Cây con Thời kì ra hoa Thời kì quả chắc Diện tích (dm2/cây) LAI (m2 lá/m2 đất) Diện tích (dm2/cây) LAI (m2 lá/m2 đất) Diện tích (dm2/cây) LAI (m2 lá/m2 đất) C1 P1 2,11 0,63 6,57 1,97 11,42 3,43 P2 2,40 0,72 7,25 2,18 12,36 3,71 P3 2,52 0,76 7,92 2,38 12,65 3,80 C2 P1 2,61 0,78 8,09 2,43 13,01 3,90 P2 2,81 0,84 8,86 2,66 13,31 3,99 P3 3,01 0,90 9,11 2,73 13,73 4,12 C3 P1 2,87 0,86 8,13 2,44 13,14 3,94 P2 2,98 0,89 9,04 2,71 13,35 4,01 P3 3,09 0,93 9,08 2,72 13,39 4,02 CV% 4,5 4,0 4,5 LSDCxP 5% 0,62 0,94 0,16 TB các vật liệu che phủ C1 2,34 0,70 7,25 2,17 12,14 3,64 C2 2,81 0,84 8,69 2,61 13,35 4,01 C3 2,98 0,89 8,75 2,63 13,29 3,99 LSDC5% 0,29 0,12 0,31 TB các mức lân bón P1 2,53 0,76 7,60 2,28 12,52 3,76 P2 2,73 0,82 8,38 2,52 13,01 3,90 P3 2,87 0,86 8,70 2,62 13,26 3,98 LSDP5% 0,26 0,54 0,32

Kết quả ở bảng 4.15 cho thấy diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống lạc L14 tăng dần từ thời kỳ cây con và đạt giá trị cao vào thời kỳ quả chắc.

Ở thời kỳ cây con các mức lân bón khác nhau ảnh hưởng đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống lạc L14 trên cùng một công thức che phủ. Bên cạnh đó diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống lạc L14 cũng có xu hướng

tăng lên khi tăng hàm lượng lân bón từ 60 kg/ha lên 120 kg/ha trên cả 3 công thứcche phủ trấu, nilon và không che phủ. Ví dụ ở công thức che phủ trấu tại thời điểm cây con diện tích lá từ 2,61 dm2/cây ở mức lân bón 60 kg/ha lên lên 2,81 dm2/cây ở mức lân bón 90 kg/ha và đạt giá trị cao nhất là 3,11 dm2/cây ở mức 120 kg/ha. Mặc dù khi tăng lượng lân bón thì diện tích lá và chỉ số diện tích lá có xu hướng tăng lên tuy nhiên không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các mức lân bón đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống lạc L14.

Ở thời kỳ ra hoa các mức lân bón khác nhau ảnh hưởng đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống lạc L14 trên cùng một công thức có che phủ hoặc không che phủ. Bên cạnh đó diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống lạc L14 cũng có xu hướng tăng lên khi tăng hàm lượng lân bón từ 60 kg/ha lên 120 kg/ha trên cả 3 công thức có che phủ. Điển hình ở công thức không che phủ, tại thời điểm cây con diện tích lá từ 2,11 dm2/cây ở mức lân bón 60 kg/ha lên lên 2,40 dm2/cây ở mức lân bón 90 kg/ha và đạt giá trị 2,52 dm2/cây ở mức 120 kg/ha. Từ đó có thể kết luận khi tăng lượng lân bón thì diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống lạc L14 có xu hướng tăng lên tuy nhiên chỉ có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa 2 mức lân bón 60 kg/ha và 120 kg/ha. So sánh giữa các công thứcche phủ khi cùng một mức lân bón kết quả cho thấy công thức che phủ nilon có diện tích lá và chỉ số diện tích lá cao nhất, còn công thức không che phủ có diện tích lá và chỉ số diện tích lá thấp nhất. Điển hình như ở mức lân 90 kg/ha, diện tích đạt 2,61 dm2/cây ở công thức không che phủ trong khi đó công thức che phủ trấu đạt 2,81 dm2/cây và công thức che phủ nilon diện tích lá đạt 3,01 dm2/cây.

Sang đến thời kì ra hoa, đây là thời điểm cây có sự sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ về thân và cành. So sánh giữa các mức lân bón kết quả cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các mức lân bón đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống lạc L14 ở giai đoạn ra hoa. Bên cạnh đó cũng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các công thức che phủ đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống lạc L14.

Vào thời kỳ quả chắc, diện tích lá và chỉ số diện tích lá đạt giá trị cao. So sánh các công thức che phủ khi cùng một mức lân bón ta thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống lạc

L14. Điển hình như trong cùng một mức phân bón 120 kg/ha ở công thức không che phủ có diện tích lá đạt 12,65 dm2/cây, trong khi đó công thức che phủ trấu đạt giá cao hơn là 13,37dm2/cây và công thức che phủ nilon đạt giá trị cao nhất 13,39 dm2/cây . Bên cạnh đó, so sánh các mức phân bón trong cùng một công thức che phủ ta cũng thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá.

Như vậy, nhìn vào bảng số liệu trên kết quả cho thấy, diện tích lá và chỉ số diện tích lá tăng lên qua các thời kì, tăng mạnh vào thời kì ra hoa và quả chắc. Công thức không được che phủ luôn có diện tích lá và chỉ số diện tích lá thấp hơn các công thức được che phủ bằng trấu hoặc nilon. Cùng với đó, ta cũng thấy sự tăng lên về diện tích lá và chỉ số diện tích lá phụ thuộc vào mức phân lân của từng công thức. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu trên cây đậu tương của tác giả Đoàn Văn Lưu và cs. (2017): khi tăng hàm lượng lân bón từ 60 kg/ha lên 90 kg/ha và 120 kg/ha thì diện tích lá và chỉ số diện tích lá cũng có xu hướng tăng lên và đạt giá trị cao nhất ở mức bón 120 kg/ha. Sự biến động không giống nhau ở các công thức theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây, có ảnh hưởng đến năng suất và khả năng chống chịu sau này.

4.2.2.3. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến khả năng tích lũy chất khô trên cây của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau

Sản phẩm chất khô được tích lũy trên đơn vị diện tích là cơ sở vật chất để tạo nên năng suất. Khối lượng chất khô là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng, phát triển của cây. Khối lượng chất khô tích lũy càng nhiều, khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống, liệu lượng bón lân và che phủ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2018 tại gia lâm hà nội (Trang 74 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)