Kết quả về tính kháng nguyên của chủng virus KTY-PRRS-08 cấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo chủng virus nhược độc gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn từ chủng cường độc (Trang 69 - 71)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Kết quả về tính kháng nguyên của chủng virus KTY-PRRS-08 cấy

PRRS-08 CẤY CHUYỂN TRÊN MÔI TRƯỜNG MARC-145 Ở ĐỜI 90

Ở nội dung nghiên cứu này 6 lợn được dùng trong thí nghiệm thuộc giống Landrace, 2-3 tuần tuổi, được chia thành 2 nhóm, khoẻ mạnh, không có triệu chứng lâm sàng do virus PRRS gây ra, không có kháng thể đặc hiệu với virus PRRS, chưa tiêm phòng vacxin PRRS được kiểm tra bằng kit ELISA Herd- Check PRRS 2XR hãng IDEXX. Ngoài ra, các lợn thí nghiệm này đều âm tính khi kiểm tra với một số virus khác như: Cricovirus type 2, Dịch tả lợn, Parvovirus và suyễn lợn bằng phản ứng RT-PCR hoặc PCR và kit ELISA.

Các lợn thí nghiệm được nuôi và theo dõi trong điều kiện an toàn sinh học cấp II tại trại động vật thí nghiệm của khoa thú y trước khi tiến hành gây nhiễm.

Trước khi gây nhiễm chủng virus KTY-PRRS-08 cấy chuyển trên môi trường MARC-145 ở đời P#90, lợn được theo dõi trong vòng 7 ngày thấy lợn khỏe mạnh, ăn uống bình thường, không sốt, không có ỉa chảy (kết quả trình bày ở bảng 4.10, 4.11, 4.12 và 4.13). Tiến hành lấy máu của 6 lợn thí nghiệm, chắt huyết thanh kiểm tra sự tồn tại kháng thể bằng phương pháp ELISA. Kết quả được trình bày trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng PRRSV của lợn trước khi gây nhiễm chủng virus KTY-PRRS-08

Lợn S/P Kết quả Lô thí nghiệm TN1 0,14 - TN2 0,12 - TN3 0,11 - Lô đối chứng ĐC1 0,1 - ĐC2 0,12 - ĐC3 0,11 -

Ghi chú: S/P >0.4 là dương tính với kháng thể kháng PRRSV S/P<0.4 là âm tính với kháng thể kháng PRRSV

Kết quả bảng 4.8 cho thấy tất cả các lợn thí nghiệm đều có chỉ số SP rất thấp (<0.4), chứng tỏ cả 6 lợn được lựa chọn cho thí nghiệm đều không có kháng thể trong máu, tức là không có khả năng bảo hộ cho lợn khi bị mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn PRRS.

Sau khi gây nhiễm virus chúng tôi tiến hành lấy máu của 3 lợn thí nghiệm, 3 lợn đối chứng chắt lấy huyết thanh để kiểm tra sự tồn tại của kháng thể bằng phương pháp ELISA định kỳ 1 tuần 1 lần theo dõi trong 21 ngày. Kết quả được trình bày trong bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả xét nghiệm kháng thể sau khi gây nhiễm chủng virus KTY-PRRS-08 cấy chuyển trên môi trường MARC-145 ở đời 90

Thời gian Lô TN n = 3 x m X ± Lô ĐC n = 3 x m X ± Sau 3 ngày 0,2±0,03 0,11±0,02 Sau 7 ngày 0,3±0,01 0,14 ±0,01 Sau 10 ngày 0,9±0,02 0,13±0,01 Sau 14 ngày 1,75±0,03 0,13±0,02 Sau 21 ngày 1,81±0,02 0,15±0,01

Ghi chú: X: giá trị của S/P

Kết quả ở bảng 4.9 cho thấy, 3 ngày sau khi gây nhiễm virus KTY-PRRS- 08 cấy chuyển trên môi trường MARC-145 ở đời P#90 không thấy có sự khác nhau nhiều giữa hàm lượng kháng thể của lợn thí nghiệm và lợn đối chứng.

Từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 21 sau khi gây nhiễm virus đã có sự thay đổi giữa lợn thí nghiệm và lợn đối chứng. Cụ thể là hàm lượng kháng thể của lợn thí nghiệm tăng lên so với hàm lượng kháng thể của lợn đối chứng. Từ đây chứng tỏ virus KTY-PRRS-08 cấy chuyển trên môi trường MARC-145 ở đời P#90, khi gây nhiễm vào lợn thí nghiệm lợn đã sinh ra kháng thể chống lại virus KTY- PRRS-08. Điều này khẳng định virus KTY-PRRS-08 đã có tác dụng kích thích sinh kháng thể tính đến thời điểm 21 ngày sau khi gây nhiễm.

Hình 4.6. Biểu đồ diễn biến hàm lượng kháng thể kháng chủng virus KTY- PRRS-08-P#90 trong máu lợn thí nghiệm

Kết quả ở hình 4.6 cho thấy:

Sau 10 ngày lợn lô thí nghiệm đã sinh ra kháng thể. Hàm lượng kháng thể của lợn lô thí nghiệm tăng lên theo từng ngày của đợt thí nghiệm và đều đạt giá trị dương tính ( tức là ≥ 0,4).

Lợn lô đối chứng, hàm lượng kháng thể không thay đổi trong suốt quá trình theo dõi, luôn dưới mức bảo hộ (tức<0,4).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo chủng virus nhược độc gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn từ chủng cường độc (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)