Sự điều tiết thần kinh thể dịch tới hoạt động sinh dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh sản khoa thường gặp ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh bắc giang (Trang 26 - 28)

Hoạt động sinh dục chịu sự điều tiết chặt chẽ của hệ thần kinh và thể dịch, Hệ thần kinh thông qua các cơ quan nhạy cảm là nơi tiếp nhận các xung động ngoại cảnh tác động vào cơ thể, trước tiên là đại não và vỏ não mà trực tiếp là vùng dưới đồi (Hypothalamus) tiết ra các chất kích thích (yếu tố giải phóng) kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra FSH và LH. Chúng sẽ tác động vào buồng trứng làm nang trứng phát triển, chín và tiết Oestrogen. Trong quá trình sinh lý bình thường, khi gia súc tới tuổi trưởng thành, buồng trứng có nang phát triển ở các giai đoạn khác nhau trong cơ thể đã có sẵn một lượng Oestrogen. Hormon

Ngoại cảnh

kích thích Vỏ não Ngoại cảnh ức chế

Vùng dưới đồi Thuỳ trước tuyến yên

Buồng trứng Tế bào hạt Thể vàng vàng Oestrogen Progesteron Prostaglandin Sừng tử cung

này sẽ tác động lên trung khu ở vỏ đại não tạo điều kiện cho sự xuất hiện và lan truyền các xung động thần kinh gây tiết GnRH chu kỳ (Gonadotropin Releasing Hormone hay là hormon giải phóng FRH và LRH).

FRH (Follculin Releasing Hormone). LRH (Lutein Releasing Hormone). FRH và LRH được gọi cung là GnRH.

FRH kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH (Folliculin Stimulating Hormone) kích tố này kích thích sự phát triển của noãn nang buồng trứng, noãn nang phát triển và trứng chín, lượng Progestrogen tiết ra nhiều hơn. Oestrogen tác động lên các bộ phận sinh dục thứ cấp đồng thời tác động lên Hypothalamus, vỏ đại não gây động dục. LRH kích thích thùy trước tuyến yên tiết LH (Lutein Hormone) tác động vào buồng trứng là trứng chín. LH kết hợp với FSH làm noãn bao vỡ gây ra hiện tượng rụng trứng hình thành thể vàng và PRH (Prolactin Releasing Hormone) kích thích thùy trước tuyến yên tiết LTH (Lutein Tropin Hormone) tác động vào buồng trứng duy trì sự tồn tại của thể vàng, kích thích thể vàng tiết Progesteron. Progesteron lại tác động lên tuyến yên phân tiết FSH và LH làm chấm dứt quá trình động dục. Progesteron tác động vào tử cung làm tử cung dày lên tạo cơ sở tốt cho hợp tử làm tổ (tạo sữa tử cung), nên khi con vật chửa thể vàng tồn tại suốt thời gian mang thì có nghĩa là lượng Progesteron được duy trì với nồng độ cao trong máu. Nếu không có chửa thì thể vàng tồn tại tới ngày thứ 15 – 17 của chu kỳ sau đó teo dần đi có nghĩa là lượng Progesteron giảm dần. Giảm tới mức độ nào đó rồi nó lại cùng với một số nhân tố kích thích vỏ đại não, Hypothalamus, tuyến yên, lúc này tuyến yên ngừng phân tiết LTH, tăng cường tiết FSH và LH, chu kỳ sinh dục mới lại hình thành.

Sự liên hệ giữa Hypothalamus, tuyến yên và tuyến sinh dục để điều hòa hoạt động sinh dục của gia súc cái không chỉ theo chiều thuận mà còn theo cơ chế điều hòa ngược. Cơ chế điều hòa ngược giữ vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nội tiết. Lợi dụng cơ chế điều hòa ngược này người ta sử dụng một lượng Progesteron hoặc một lượng hormon khác đưa vào cơ thể để điều khiển chu kỳ sinh dục của con cái. Khi đưa một lượng hormon Progesteron vào thì nồng độ hormon này trong máu sẽ tăng lên. Theo cơ chế điều hòa ngược trung khu điều khiển sinh dục ở Hypothalamus bị ức chế, kìm hãm tiết các sự tiết các kích tố của tuyến yên, làm cho noãn bao tạm ngừng phát triển, do đó làm chu kỳ động dục tạm thời ngừng lại. Sau khi ngừng sử dụng Progesteron nồng độ

hormon này giảm trong máu, sự kìm hãm được giải toả, trung khu điều khiển sinh dục được kích thích, kích tố FSH lại được bài tiết kích thích sự phát triển của noãn bao làm chu kỳ tính của gia súc lại được hoạt động trở lại. Hiệu quả tác động sẽ cao hơn nếu có sự kết hợp của một số loại hormon khác: Huyết thanh ngựa chửa, LH, Oestrogen. v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh sản khoa thường gặp ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh bắc giang (Trang 26 - 28)