Hai giống lợn Landrace và Yorkshire được nuôi ở nhiều nơi khắp thế giới bởi đây là hai giống lợn có khả năng tăng trọng nhanh, sinh sản tốt, chất lượng thịt cao và khả năng thích nghi tốt hơn so với các giống lợn khác. Do đó
chúng là nguyên liệu cho các chương trình lai cải tạo và lai kinh tế nên hai giống lợn này được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Ở Liên xô (1969) giống lợn Đại Bạch đã trở thành giống lợn quan trọng chiếm 88,9% tổng đàn. Ở Thụy Điển lợn Đại Bạch và Yorkshire được xuất khẩu đi nhiều nước khắp thế giới. Ở Hunggari (1975) lợn Yorkshire nuôi thuần chủng và chuyển sang chương trình lai Hybrid xuất sang nhiều nước. Các giống lợn tạo ra ở Liên Xô (cũ) như lợn trắng thảo nguyên, Kalilinin, Liven đều có sự tham gia của lợn Yorkshire và lợn Landrace. Năm 1929 lợn Landrace Đan Mạch nhập vào Hà Lan, 30 năm sau lợn Landrace Hà Lan đạt đến đỉnh cao về năng suất chất lượng và xuất đi nhiều nơi khắp thế giới. Ở Mỹ, các giống lợn điển hình đều có máu của giống Landrace và Yorkshire. Dickerson G. E. (1972) đã tiến hành nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace có nguồn gốc khác nhau được nuôi ở Bungari cho biết số con đẻ ra/ổ ở các giống khác nhau là khác nhau, cụ thể lợn Yorkshire Anh: 9,7 con/ổ, Yorkshire Thụy điển 10,6 con/ổ, Landrace Anh 9,8 con/ổ, Landrace Bungari 10,0 con/ổ và Landrace Bỉ là 8,5 con/ổ.
Theo Dickerson G. E. (1974), cho biết khả năng sinh sản của lợn Yorkshire:
Chỉ tiêu ĐVT Yorkshire
Số con sơ sinh còn sống/ổ Con 11,5
Số con chết/ổ Con 1,1
Số ngày cai sữa Ngày 24,2
Số con cai sữa/ổ Con 9,3
Tỷ lệ chết % 11,5
Dzhuneibaev E. T., Kurenkova N. (1998) theo dõi trên 1220 lợn Yorkshire cho thấy:
Chỉ tiêu ĐVT Yorkshire
Khối lượng sơ sinh/ổ Kg 12,9
Khối lượng cai sữa/ổ Kg 63,6
Số con đẻ ra còn sống/ổ Con 10,3
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU