lượng lợn con cai sữa trung bình/ổ, tỷ lệ nuôi sống lợn con
Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn sinh sản phụ thuộc vào số con cai sữa trung bình/ổ, khối lượng cai sữa trung bình/con, khối lượng cai sữa trung bình/ổ và tỷ lệ nuôi sống lợn con. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi các chỉ tiêu kể trên của 106 lợn nái giống Landrace và 115 lợn nái giống Yorkshire, kết quả trình bảng tại bảng 4.8.
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu sinh sản của lơn nái ngoại Landrace và Yorkshire Chỉ tiêu Đơn vị Landrace (n = 106) Yorkshire (n = 115)
Số con cai sữa TB/ổ Con 10,07± 0,12 10,24 ± 0,18
Khối lượng cai sữa TB/con Kg 6,72 ± 0,08 7,05 ± 0,02 Khối lượng cai sữa TB/ổ Kg 69,50 ± 0,78 71,12 ± 0,58
+ Số con cai sữa trung bình trên ổ (SCCSTB)
SCCSTB trên ổ là chỉ tiêu phản ánh kết quả nuôi con của lợn nái, chỉ tiêu này liên quan chặt chẽ với số con còn sống trung bình/ổ, đồng thời nó chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ, lợn con trong thời kỳ lợn con theo mẹ. Thông thường lợn nái lứa 1 ít có kinh nghiệm nuôi con nếu không chăm sóc tốt thì dẫn đến hao hụt số lượng lớn lợn con trong giai đoạn theo mẹ.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, số con cai sữa trung bình/ổ của Lợn Landrace là 10,07± 0,12 và của lợn Yorkshire là 10,24 ± 0,18, kết quả thu được của lợn Yorkshire cao hơn so với lợn Landrace, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Theo tác giả Nguyễn Khắc Tích (1995) cho biết chỉ tiêu này ở lợn Landrace là 8,68 và ở lợn Yorkshire là 8,61 con.
Theo tác giả Trần Quang Hân và cs. (2002) cho biết chỉ tiêu này ở lợn Landrace là 7,78 con và ở lợn Yorkshire là 9,16 con. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, điều này phản ánh kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái đẻ tốt.
+ Khối lượng cai sữa trung bình trên con (KLCSTB)
KLCSTB là chỉ tiêu này đánh giá, kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái vì giai đoạn này thức ăn chủ yếu của lợn con là từ sữa mẹ, khả năng tiết sữa, kinh nghiệm nuôi con của lợn nái.
Chỉ tiêu này cũng liên quan đến thời gian tập ăn của lợn con, sức khỏe, sự đề kháng của lợn con với môi trường, nếu trong giai đoạn này lợn con bị tiêu chảy thì sẽ giảm khối lượng khi cai sữa.
Kết quả của chúng tôi nghiên cứu trên đàn lợn nuôi tại Bắc Giang: Khối lượng 21 ngày/con của lợn Landrace là 6,72 ± 0,08 và của lợn Yorkshire là 7,05 ± 0,02 kg.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khắc Tích (1995), khối lượng 21 ngày tuổi/con của Yorkshire là 4,84 ±0,03 kg và của Landrace là 4,80 ±0,04 kg. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả trên điều đó chứng tỏ rằng qui trình kỹ thuật chăm sóc lợn nái nuôi con là khá tốt.
+ Khối lượng cai sữa trung bình/ổ (KLCSTB)
KLCSTB là chỉ tiêu này đánh giá khả năng tiết sữa nuôi con của lợn mẹ, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ trong thời gian nuôi con. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống, thời gian nuôi con, khối lượng sơ sinh. Và đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng đánh giá khả năng sinh sản và hiệu quả kinh tế.
Theo Đinh Văn Chỉnh và ctv (2001), cho biết khối lượng cai sữa của lợn Landrace là 68,17kg ở 34,87 ngày tuổi và của lợn Yorkshire là 75,73 kg ở 37,38 ngày tuổi. Như vậy kết quả khối lượng cai sữa của chúng tôi tương đương so với nghiên cứu của tác giả Đinh Văn Chỉnh nhưng số ngày nuôi của chúng tôi lại thấp hơn so với nghiên cứu trên.
+ Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa phản ánh trình độ quản lý tại chuồng đẻ, quản lý tốt lợn con chết ít, quản lý kém lợn con chết nhiều, đến khả năng nuôi con của lợn mẹ, tình hình bệnh tật trong trại. Tăng tỷ lệ nuôi sống làm tăng số con cai sữa/nái/năm, tăng số con cai sữa/ổ.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Tích (1995), tỷ lệ nuôi sống của Yorkshire là 88,52 % và của lợn Landrace là 82,98%.
Theo Trần Minh Hoàng (2001), tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của Landrace là 92,97% và của Yorkshire là 93,77%.
Kết quả theo dõi của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của Landrace là 94,16% và của Yorkshire là 95,32%, như vậy so với nghiên cứu của tác giả trên thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Tích và tương đương so với nghiên cứu của tác giả Trần Minh Hoàng.