Triệu chứng của bệnh viêm tử cung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh sản khoa thường gặp ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh bắc giang (Trang 36)

Các tác giả Đặng Đình Tín (1985); Yao-Ac (1989), đều cho rằng: Các quá trình bệnh xảy ra ở cơ quan sinh dục là các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng rối loạn sinh sản và giảm năng suất của gia súc cái

Theo Đặng Đình Tín (1985), bệnh viêm tử cung được chia làm 3 thể: Viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung.

* Viêm nội mạc tử cung (Endomestritis)

Theo W. G. Black (1983); Nguyễn Văn Thanh (1999), viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm mạc của tử cung, đây là một trong các nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản của gia súc cái, nó cũng là thể bệnh phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh viêm tử cung. Arthur G. H (1964) đã công bố viêm nội mạc tử cung thường xảy ra sau khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong trường hợp đẻ khó phải can thiệp làm niêm mạc tử cung bị tổn thương tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn

Streptococcus, E.coli, Staphylococcus, Salmonella, C.Pyogenes, Brucella, roi trùng Trichomonas Foetus...xâm nhập và tác động lên lớp niêm mạc gây viêm.

Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2000), bệnh viêm nội mạc tử cung có thể chia làm hai loại: Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ, viêm nội mạc tử cung thể màng giả.

- Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ (Endomestritis Puerperalis): chỉ gây tổn thương ở niêm mạc tử cung. Lợn bị bệnh ở thể này thân nhiệt hơi cao, ăn kém, lượng sữa giảm, con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, có khi con vật cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ âm hộ chảy ra hỗn dịch gồm niêm dịch lẫn với dịch rỉ viêm, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức chết… Khi con vật nằm xuống, dịch viêm

thải ra càng nhiều hơn. Xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm, có khi khô lại thành từng đám vảy màu trắng xám. Kiểm tra qua âm đạo, niêm dịch và dịch rỉ viêm thải ra nhiều, cổ tử cung hơi mở và có mủ chảy qua cổ tử cung ra ngoài, niêm mạc âm đạo bình thường.

- Viêm nội mạc tử cung thể màng giả: Ở thể viêm này, niêm mạc tử cung thường bị hoại tử. Những vết thương đã ăn sâu vào tầng cơ của tử cung và chuyển thành hoại tử. Lợn nái mắc bệnh thể này thường xuất hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt tăng cao, lượng sữa giảm có khi hoàn toàn mất sữa, kế phát viêm vú, ăn uống giảm. Con vật đau đớn, luôn rặn, lưng và đuôi cong lên. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra hỗn dịch gồm: dịch viêm, máu, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức hoại tử, niêm dịch…

* Viêm cơ tử cung (Myomestritis Puerperalis)

Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002), viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả. Niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tử cung làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm ba quản. Từ đó làm cho các lớp cơ và một ít lớp niêm mạc tử cung bị hoại tử. Nếu bệnh nặng mà can thiệp chậm có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng toàn thân, huyết nhiễm trùng hoặc huyết nhiễm mủ. Có khi vì lớp cơ và lớp tương mạc tử cung bị phân giải, bị hoại tử mà tử cung bị thủng hay hoại tử từng đám to.

Ở thể viêm này, lợn nái bị bệnh biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ: Thân nhiệt lên cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, lượng sữa giảm hay mất hẳn. Con vật kế phát chướng bụng đầy hơi, viêm vú, có khi viêm phúc mạc. Gia súc biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch màu đỏ nâu lợn cợn mủ và những mảnh tổ chức thối rữa nên có mùi hôi tanh, thối. Kiểm tra qua âm đạo bằng mỏ vịt thấy cổ tử cung mở, hỗn dịch càng chảy ra ngoài nhiều hơn, phản xạ đau của con vật càng rõ hơn. Khám qua trực tràng thì tử cung to hơn bình thường, hai sừng tử cung to nhỏ không đều nhau, thành tử cung dày và cứng, kích thích lên tử cung, con vật rất mẫn cảm, đau nên càng rặn mạnh hơn, hỗn dịch bẩn trong tử cung càng thải ra nhiều.

* Viêm tương mạc tử cung (Perimestritis Puerperali)

Theo Đặng Đình Tín (1985), viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ viêm cơ tử cung. Thể viêm này thường cấp tính, cục bộ, toàn thân xuất hiện những triệu

chứng điển hình và nặng. Lúc đầu, lớp tương mạc tử cung có màu hồng, sau chuyển thành màu đỏ sẫm, mất tính trơn bóng. Sau đó các tế bào bị phân hủy và bong ra, dịch thẩm xuất tăng tiết. Nếu bị viêm nặng, nhất là thể viêm có mủ, lớp tương mạc ở một số vùng có thể dính với các tổ chức xung quanh, gây ra tình trạng viêm mô tử cung (thể Parametritis), thành tử cung dày lên, có thể kế phát viêm phúc mạc.

Lợn có biểu hiện triệu chứng toàn thân: thân nhiệt tăng cao, mạch nhanh, con vật ủ rũ, uể oải, đại tiểu tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn, lượng sữa còn rất ít hay mất hẳn, thường kế phát viêm vú. Con vật luôn luôn biểu hiện trạng thái đau đớn, khó chịu, lưng và đuôi cong, rặn liên tục. Từ âm hộ thải ra ngoài rất nhiều hỗn dịch lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có mùi thối khắm. Kiểm tra qua trực tràng thấy thành tử cung dày, cứng, hai sừng tử cung mất cân đối, khi kích thích con vật biểu hiện đau đớn càng rõ và càng rặn mạnh hơn.

Thể viêm này thường dẫn đến kế phát bệnh viêm phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm mủ. Nếu điều trị kịp thời thì bệnh thường chuyển thành thể viêm mạn tính. 2.6.4. Chẩn đoán viêm tử cung ở lợn nái

Theo F.Madec and C.Neva (1995), xuất phát từ quan điểm lâm sàng thì bệnh viêm tử cung thường biểu hiện vào lúc đẻ và thời kỳ tiền động đực, vì đây là thời gian cổ tử cung mở nên dịch viêm có thể chảy ra ngoài. Số lượng dịch viêm không ổn định, có thể từ vài ml đến vài trăm ml hoặc hơn nữa. Tính chất của dịch viêm cũng khác nhau, từ dạng dung dịch màu trắng loãng cho tới màu xám hoặc vàng đặc như kem, có thể màu máu cá. Người ta thấy rằng thời kì sau sinh đẻ hay xuất hiện viêm tử cung cấp tính, viêm tử cung mạn tính thường gặp trong thời kì cho sữa. Hiện tượng chảy mủ ở âm hộ có thể cho phép nghi viêm nội mạc tử cung. Tuy nhiên, cần phải đánh giá chính xác tính chất của mủ, đôi khi có những mảnh trắng giống như mủ đọng lại ở âm hộ nhưng lại có thể là chất kết tinh của nước tiểu từ trong bàng quang chảy ra. Các chất đọng ở âm hộ lợn nái còn có thể là do viêm bàng quang có mủ gây ra.

Khi lợn nái mang thai, cổ tử cung sẽ đóng rất chặt nên nếu có mủ chảy ra thì có thể là do viêm bàng quang. Nếu mủ chảy ở thời kỳ động đực thì có thể bị nhầm là viêm tử cung.

Như vậy, việc chẩn đoán viêm tử cung rất cẩn thận, phải theo dõi thường xuyên vì mủ chảy ra ở âm hộ chỉ mang tính chất thời điểm và có khi viêm tử cung nhưng không sinh mủ. Để chẩn đoán, người ta dựa vào những triệu chứng điển hình cục bộ ở cơ quan sinh dục và triệu chứng toàn thân như dịch viêm và

thân nhiệt. Dịch viêm là sản phẩm được tiết ra tại ổ viêm, bao gồm nước, thành phần hữu hình và các chất hòa tan. Thân nhiệt là một trị số hằng định ở động vật bậc cao. Theo Hồ Văn Nam và cs. (1997), thân nhiệt bình thường của lợn là 38-38,5oC; khi viêm, thân nhiệt tăng từ 1,5 đến 2oC. Mỗi thể viêm khác nhau sẽ thể hiện những triệu chứng khác nhau và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái ở những mức độ khác nhau.

Để hạn chế tối thiểu hậu quả do viêm tử cung gây ra cẩn phải chẩn đoán chính xác mỗi thể viêm, từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu, thời gian điều trị ngắn nhất, chi phí điều trị thấp nhất, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

2.7. NGUỒN GỐC ĐẶC ĐIỂM CỦA HAI GIỐNG LỢN LANDRACE VÀ YORKSHIRE YORKSHIRE

2.7.1. Giống lợn Landrace

Giống lợn Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch, nó được hình thành từ sự lai tạo giữa hai giống lợn Yuotland (nguồn gốc Đan Mạch) với giống lợn Yorkshire (nguồn gốc từ Anh).

Lợn Landrace toàn thân có màu trắng, mình dài, tai to rủ về phía trước, bụng gọn, ngực không sâu, bốn chân thon chắc, mông nở và dày, thân hình nhọn về phía trước. Lợn đực trưởng thành nặng 300 - 250 kg, lợn cái nặng 220 - 250 kg, có từ 12 - 14 vú.

Ở nước ta chủ yếu đã sử dụng Landrace là để lai kinh tế và nuôi thuần chủng. Trong lai kinh tế thường dùng lai với các giống lợn ngoại khác hoặc các giống lợn nội để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn.

2.7.2. Giống lợn Yorkshire

Giống lợn có nguồn gốc từ vùng Yorkshire của nước Anh. Lợn được nhập vào nước ta đầu tiên vào năm 1964 từ Liên Xô cũ, lần thứ 2 vào năm 1978 từ Cu Ba.

Lợn Yorkshire toàn thân có lông màu trắng, dày, mềm, da mỏng hơi hồng, đầu to trung bình, kết cấu cơ thể vững chắc, bốn chân khỏe mạnh, lưng và hông rộng, vai đầy đặn, mặt hơi cong, tai nhỏ thẳng đứng.

Lợn Yorkshire thành thục sớm, lợn sinh trưởng nhanh. Lợn đực trưởng thành nặng 350 - 380 kg, lợn nái trưởng thành nặng 250 - 280 kg, có 12 - 14 núm vú.

Năng suất sinh sản của lợn tương đối cao: Tuổi phối giống lần đầu khoảng 300 ngày, trọng lượng lúc phối lần đầu đạt 90 kg, số con sơ sinh đạt 11 - 12 con/lứa, khối lượng sơ sinh trung bình: 1,3 - 1,4 kg/con, số lứa đẻ/nái/năm: 1,8 - 2,0 lứa/nái/năm.

2.8. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2.8.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 2.8.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Để không ngừng nâng cao năng suất chất lượng con giống, ngành chăn nuôi từ lâu đã nhập về các giống lợn cao sản khác nhau nhằm cải tạo năng suất sinh sản, chất lượng thịt của đàn lợn nội, cũng từ đó cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng sinh sản của nhiều tác giả về các giống lợn cao sản nói trên nhằm đánh giá khả năng sinh sản, khả năng thích nghi để có định hướng cho công tác cải tạo đàn giống sau này. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước:

Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thiện và cs. (1995).

Chỉ tiêu ĐVT

Giống lợn

Yorkshire Landrace

Số con đẻ ra còn sống/ổ Con 9,25 ± 1,70 9,38 ± 2,10

Khối lượng sơ sinh TB/con Kg 1,36 1,33

Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ Kg 33,80 ± 7,4 33,10 ± 9,00 Số con 60 ngày tuổi/ổ Con 7,21 ± 1,60 7,92 ±1,20 Khối lượng 60 ngày tuổi/ổ Kg 84,60±17,50 83,40 ±18,60

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa % 80,28 77,7

+ Theo dõi về năng suất sinh sản của giống lợn Yorkshire và Landrace nuôi tại Trung tâm giống Hà Tây, tác giả Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình, Trần Xuân Việt, Vũ Ngọc Sơn (1995) cho biết.

Chỉ tiêu

ĐVT

Giống lợn

Yorkshire Landrace

n X ±mx n X±mx

Thời gian mang thai Ngày 10 114,00±0,26 12 114,20±0,20

Số con đẻ ra/ổ Con 10 9,50±0,57 12 9,55±0,39

Số con đẻ ra còn sống/ổ Con 10 8,20±0,38 12 8,30±0,37 Khối lượng sơ sinh/ổ Kg 10 9,12±0,91 12 10,89±0,37 Khối lượng sơ sinh/con Kg 10 0,96±0,05 12 1,14±0,06 Khối lượng cai sữa/ổ Kg 4 102,25±6,4 5 108,00±2,56 Khối lượng cai sữa/con Kg 4 13,2±0,32 5 13,50±0,14

Số con cai sữa/ổ Con 4 7,75±0,34 5 8,00±0,35

Thời gian nuôi con Ngày 4 45,00 5 45,00

Trong nghiên cứu phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới các tính trạng năng suất sinh sản trong 1 lứa đẻ của lợn nái ngoại, tác giả Đặng Vũ Bình (1999), đã đưa ra kết luận: Lứa đẻ, năm và sau cùng là mùa vụ ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đối với phần lớn các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace. Trong đó lứa đẻ ảnh hưởng tới một số chỉ tiêu cụ thể sau: Số con đẻ ra/ổ, số con sinh ra còn sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con còn sống đến 21 ngày/ổ, khối lượng cai sữa/con, khối lượng cai sữa/ổ và khoảng cách lứa đẻ.

Trong nghiên cứu của mình Nguyễn Thiện và cs. (1995), đã thông báo một số chỉ tiêu sinh sản.

Các chỉ tiêu ĐVT Yorkshire Landrace

Tuổi phối giống lứa đầu Ngày 282 354,11

Tuổi đẻ lứa đầu Ngày 359,88 368,11

Số con đẻ ra/ổ Con 10,29 9,98

Khối lượng sơ sinh/ổ Kg 13,14 13,32

Khối lượng sơ sinh/con Kg 1,28 1,34

Số con cai sữa/ổ Con 8,67 8,96

Khối lượng cai sữa/ổ Kg 75,73 86,17

Khối lượng cai sữa/con Con 8,72 7,36

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa % 93,17 92,97

Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace cũng được Phan Xuân Hảo và cs. (2006), thông báo kết quả như sau: Tuổi động dục lần đầu là 197,3 ngày, khối lượng phối giống lần đầu là 115,11 kg, chu kỳ động dục là 20,06 ngày, thời gian động dục là 5,86 ngày và tỷ lệ thụ thai là 82,82%.

Nghiên cứu khả năng sinh sản trên đàn lợn nái Yorkshire Trịnh Xuân Lương (1998), đã đưa ra kết quả: Số con đẻ ra còn sống là 11,50 ± 0,12 con, khối lượng sơ sinh toàn ổ đạt 11,50 kg và khi cai sữa ở 50,80 ngày khối lượng toàn ổ đạt 149,35 ± 2,77kg, số con cai sữa 10,30 ± 0,20 con. Như vậy khi cai sữa ở 50,80 ngày thì trung bình 1 lợn con đạt 14,5 kg/con.

2.8.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hai giống lợn Landrace và Yorkshire được nuôi ở nhiều nơi khắp thế giới bởi đây là hai giống lợn có khả năng tăng trọng nhanh, sinh sản tốt, chất lượng thịt cao và khả năng thích nghi tốt hơn so với các giống lợn khác. Do đó

chúng là nguyên liệu cho các chương trình lai cải tạo và lai kinh tế nên hai giống lợn này được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.

Ở Liên xô (1969) giống lợn Đại Bạch đã trở thành giống lợn quan trọng chiếm 88,9% tổng đàn. Ở Thụy Điển lợn Đại Bạch và Yorkshire được xuất khẩu đi nhiều nước khắp thế giới. Ở Hunggari (1975) lợn Yorkshire nuôi thuần chủng và chuyển sang chương trình lai Hybrid xuất sang nhiều nước. Các giống lợn tạo ra ở Liên Xô (cũ) như lợn trắng thảo nguyên, Kalilinin, Liven đều có sự tham gia của lợn Yorkshire và lợn Landrace. Năm 1929 lợn Landrace Đan Mạch nhập vào Hà Lan, 30 năm sau lợn Landrace Hà Lan đạt đến đỉnh cao về năng suất chất lượng và xuất đi nhiều nơi khắp thế giới. Ở Mỹ, các giống lợn điển hình đều có máu của giống Landrace và Yorkshire. Dickerson G. E. (1972) đã tiến hành nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace có nguồn gốc khác nhau được nuôi ở Bungari cho biết số con đẻ ra/ổ ở các giống khác nhau là khác nhau, cụ thể lợn Yorkshire Anh: 9,7 con/ổ, Yorkshire Thụy điển 10,6 con/ổ, Landrace Anh 9,8 con/ổ, Landrace Bungari 10,0 con/ổ và Landrace Bỉ là 8,5 con/ổ.

Theo Dickerson G. E. (1974), cho biết khả năng sinh sản của lợn Yorkshire:

Chỉ tiêu ĐVT Yorkshire

Số con sơ sinh còn sống/ổ Con 11,5

Số con chết/ổ Con 1,1

Số ngày cai sữa Ngày 24,2

Số con cai sữa/ổ Con 9,3

Tỷ lệ chết % 11,5

Dzhuneibaev E. T., Kurenkova N. (1998) theo dõi trên 1220 lợn Yorkshire cho thấy:

Chỉ tiêu ĐVT Yorkshire

Khối lượng sơ sinh/ổ Kg 12,9

Khối lượng cai sữa/ổ Kg 63,6

Số con đẻ ra còn sống/ổ Con 10,3

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh sản khoa thường gặp ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh bắc giang (Trang 36)