Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh sản khoa thường gặp ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh bắc giang (Trang 31 - 33)

Hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai sữa/nái/năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa, hai chỉ tiêu này phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra, số lứa đẻ/năm, tỷ lệ nuôi sống con theo mẹ. Sản lượng sữa của mẹ, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc. Do đó để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thì phải tiến hành nâng cao số lợn con cai sữa, khối lượng lợn con lúc cai sữa. Chung C. S., Nam A. S. (1998). cho rằng: Trong các trại chăn nuôi hiện đại, số con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất năng suất sinh sản của lợn nái.

Trần Đình Miên (1997), cho biết việc tính toán khả năng sinh sản của lợn nái cần xét đến các chỉ tiêu như chu kỳ động dục, tuổi thành thục về tính, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa và số con đẻ ra/lứa.

Sức sinh sản của lợn nái bao gồm các chỉ tiêu về tuổi động dục lần đầu, số con đẻ ra/ổ và thời gian từ khi cai sữa đến động dục lại, phối giống có kết quả.

Colin T. Whittemore (1998), cho rằng: Các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của lợn nái bao gồm: Số con đẻ ra/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi và số lứa đẻ/nái/năm, các chỉ tiêu này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người chăn nuôi lợn nái.

Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái tùy vào mục đích nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu mà có thể lựa chọn các chỉ tiêu khác nhau. Hiện nay trong nghiên cứu thường dùng hai nhóm chỉ tiêu đó là: Nhóm chỉ tiêu về đặc điểm sinh lý sinh dục và nhóm chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái.

 Tuổi phối giống lần đầu: Sau khi đã thành thục về tính và thể vóc thì có thể đưa lợn vào phối giống. Tuổi phối giống lần đầu được tính từ khi sinh đến

lần phối giống đầu tiên, thông thường để cho bộ phận sinh dục được phát triển hoàn thiện thì người ta thường bỏ qua 2 - 3 chu kỳ động dục đầu tiên rồi mới tiến hành phối giống.

 Thời gian mang thai: Sau khi phối giống đến ngày đẻ ta có thời gian mang thai. Thông thường thời gian mang thai của lợn giao động trong khoảng 112 - 117 ngày, trung bình là 115 ngày.

 Tỷ lệ đậu thai: Sau khi phối giống, tùy theo các phương pháp phối khác nhau, nếu tinh trùng gặp trứng ở thời điểm thích hợp thì sẽ có hiện tượng mang thai, nếu không thì sau 1 chu kỳ tính, lợn nái sẽ có hiện tượng lên giống trở lại, tỷ lệ đậu thai đánh giá kỹ thuật phối giống, chất lượng tinh con đực và thời điểm phát hiện động dục.

 Tuổi đẻ lứa đầu: Là số ngày tuổi từ khi nái sinh ra cho đến khi nái đẻ lứa đầu tiên, tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, kết quả phối giống, thời gian mang thai và từng giống lợn khác nhau, Đối với lợn nái nội tuổi đẻ lứa đầu thường sớm hơn lợn nái ngoại do tuổi thành thục về tính sớm hơn.

 Số con đẻ ra trên lứa: Tính cả bao gồm số con sống, số con chết , số con dị tật và số thai khô. Chỉ tiêu này đánh giá được khả năng đẻ sai và khả năng nuôi thai của lợn nái.

 Số lợn sinh ra còn sống: Là số con sinh ra còn sống và để lại nuôi, tùy theo các chỉ tiêu để lại nuôi khác nhau của từng trại sản xuất, chỉ tiêu này không bao gồm những con dị tật, những con có khối lượng nhỏ không có khả năng nuôi sống. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng nuôi thai của lợn, Trình độ kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng của người chăn nuôi.

 Khối lượng lợn con lúc sơ sinh/ổ: Là tổng khối lượng của toàn ổ sau khi con cuối cùng được sinh ra, không bao gồm những con dị tật và những con có khối lượng nhỏ.

 Khối lượng lợn con lúc cai sữa/ổ: Là khối lượng cân toàn ổ lúc cai sữa, chỉ tiêu này đánh giá khả năng tiết sữa, nuôi con của lợn nái, đánh giá kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ của người chăn nuôi. Khối lượng lợn con cai sữa quyết định thời gian, khối lượng lợn thương phẩm sau này.

 Tỷ lệ chết trong thời gian theo mẹ: Trong thời gian theo mẹ lợn con có thể chết bởi rất nhiều nguyên nhân: Do bệnh tật, do quản lý, do chăm sóc sản phẩm của quá trình mang thai và đẻ là số lượng lợn con sau cai sữa, chăm sóc nuôi dưỡng,

quản lý tốt có thể làm giảm tỷ lệ này và đây là yếu tố để làm tăng số con cai sữa/nái/năm.

 Thời gian nuôi con: Thời gian nuôi con càng ngắn thì càng tăng được số con cai sữa/nái/năm và số lứa đẻ/nái/năm. Nhưng nếu cai sữa sớm quá thì ảnh hưởng đến chất lượng đàn con, vì thế thông thường cai sữa từ 18 - 25 ngày là thích hợp nhất, trung bình là 21 ngày.

 Thời gian lên giống sau khi cai sữa: Thời gian lên giống sau được tính từ khi lợn nái tách con đến khi lợn được phối giống lại. Sau khi tách con, lợn mẹ được nhốt riêng và sẽ lên giống trong khoảng 4 - 7 ngày.

 Khoảng cách giữa các lứa đẻ: Được tính từ lứa đẻ này đến lứa đẻ tiếp theo, thời gian này bao gồm có: Thời gian mang thai + thời gian nuôi con + thời gian chờ phối. Rút ngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ là mục tiêu của người chăn nuôi nhằm tăng số con/nái/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh sản khoa thường gặp ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh bắc giang (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)