Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh sản khoa thường gặp ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh bắc giang (Trang 43)

Đề tài được thực hiện trên lợn nái ngoại giống Landrace và Yorkshire nuôi tại một số hộ gia đình chăn nuôi và trang trại quy mô nhỏ thuộc tỉnh Bắc Giang. 3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Địa điểm: Huyện Việt Yên, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017. 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Xác định một số chỉ tiêu sinh sản trên đàn lợn nái ngoại giống Landrace và Yorkshire Landrace và Yorkshire

+ Tuổi phối giống lần đầu. + Tuổi đẻ lứa đầu.

+ Thời gian mang thai. + Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ.

+ Thời gian động dục lại sau khi cai sữa. + Số lứa đẻ/nái/năm.

+ Số con sinh ra trung bình trên ổ, khối lượng sơ sinh trung bình trên con, số con sơ sinh còn sống trung bình trên ổ, khối lượng sơ sinh còn sống trung bình trên ổ.

+ Số con cai sữa trung bình trên ổ, khối lượng cai sữa trung bình trên con, khối lượng cai sữa trung bình/ổ. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa.

3.3.2. Theo dõi một số bệnh sản khoa thường gặp trên lợn ngoại và phương pháp điều trị pháp điều trị

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh sản

Theo dõi các chỉ tiêu sinh sản bằng phương pháp quan sát trực tiếp và thông qua sổ sách ghi chép của gia đình và trang trại.

- Chỉ tiêu về khối lượng được cân trực tiếp trên cân đĩa.

- Tuổi phối lần đầu: là thời gian tính từ lúc con vật sinh ra cho tới khi phối giống lần đầu tiên (thời gian tính bằng ngày).

- Tuổi đẻ lứa đầu: là thời gian tính từ lúc con vật sinh ra cho tới khi đẻ lần đầu tiên (thời gian tính bằng ngày).

- Thời gian mang thai: là thời gian tính từ lúc phối giống thành công tới khi đẻ ra (thời gian tính bằng ngày).

- Số con trung bình trên lứa: là số con bình quân đẻ ra của một lợn nái trong một lứa (tính bằng con).

- Tỷ lệ lợn con sơ sinh sống đến 24 giờ (Loại 1): là tỷ lệ lợn con đẻ ra sống đến tới 24 giờ (tính bằng %).

- Số lứa/nái/năm: là số lứa mà lợn đẻ được trong một năm (tính bằng lứa). - Thời gian động dục lại sau khi cai sữa lợn con: là thời gian mà lợn nghỉ đế hồi phục, tính từ khi lợn tác con (trung bình 21 ngày) đến ngày động dục lần đầu (thời gian tính bằng ngày).

3.4.2. Theo dõi theo dõi một số bệnh sản khoa thường gặp trên đàn nái sinh sản nuôi tại hộ gia đình và trại chăn nuôi quy mô nhỏ huyện Việt Yên và sản nuôi tại hộ gia đình và trại chăn nuôi quy mô nhỏ huyện Việt Yên và Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

- Theo dõi các bệnh thường xảy ra trên đàn lợn ngoại ở các lứa tuổi bằng phương pháp phỏng vấn kỹ thuật viên trại chăn nuôi kết hợp theo dõi trực tiếp các trường hợp cần thiết và thông qua sổ sách ghi chép của trang trại.

3.4.3. Điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái

+ Lợn nái bị viêm tử cung ngoài việc được tiêm dưới da 1 mũi 2 ml Lutalyse (dẫn xuất tương tự như PGF2α) 25mg, thụt vào tử cung 100ml dung dịch Lugol 0,1% và sau đó là 100ml dung dịch neomycin (5 mg/kg), việc thụt rửa được tiến hành ngày 1 lần. Sau khi tiêm thuốc và thụt rửa, lợn được theo dõi 2 lần /ngày, nếu sau 2 lần theo dõi liên tục mà không có dich viêm chảy ra thì được coi như khỏi. Nếu lợn chưa khỏi thì liệu trình được tiếp tục cho đến hết ngày thứ 7. Đến hết ngày thứ 8 mà lợn không khỏi thì được coi là không khỏi.

+ Theo dõi lợn động dục lại sau khi tách con, phối giống và theo dõi có chửa. Lợn nái sau khi tách con được theo dõi các biểu hiện động dục hàng ngày. Khi lợn còn các biểu hiện động dục và chịu đực thì sẽ được phối giống. Sau khi theo dõi trong vòng 30 ngày, nếu không cò biểu hiện động dục thì được coi là có thai và ngược lại. Việc theo dõi 30 ngày tức là vượt quá 1 chu kì động dục để đảm bảo không bỏ sót những con có thể có chu kì dài hơn 18-24 ngày.

3.4.4.Thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái

+ Dồn đuổi lợn nái: Tiêm 10ml vitamin tổng hợp ADE và được nghỉ ngơi một ngày, sau đó dồn đuổi 9 - 10 nái vào chuồng ép lợn có chiều rộng 7 m2 kết

hợp kích động của công nhân và dồn ép lẫn nhau tạo nên stress và sự vận động rất mạnh, thời gian mỗi lần ép lợn không quá 10 phút, ngày ép một lần và kéo dài trong 3 ngày liên tục.

+ Sử dụng nước tiểu lợn đực nhỏ vào gáy lợn nái: Nước tiểu thu được sau khi thu được đem pha loãng với nước lã tỷ lệ 1:1 và được phun vào gáy lợn nái sau khi cai sữa, làm liên tục trong 4 ngày kể từ ngày cai sữa.

+ Dùng lợn đực thí tình tiếp xúc với lợn nái: Tiêm 10ml vitamin tổng hợp ADE và được nghỉ ngơi một ngày, sau đó đưa lợn đực vào chuồng lợn nái hoặc ngược lại, để lợn đực tiếp xúc trực tiếp với lợn nái thời gian 5-10 phút tùy thuộc vào số lượng lợn cái, tần xuất là 2 lần/ ngày, sáng và chiều, liệu trình 3 ngày liên tục.

3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu được tập hợp và xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm Excel 2007.

PHẦN 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN TRÊN ĐÀN LỢN NÁI GIỐNG LANDRACE VÀ YORKSHIRE NUÔI TẠI TRÊN ĐÀN LỢN NÁI GIỐNG LANDRACE VÀ YORKSHIRE NUÔI TẠI TỈNH BẮC GIANG

4.1.1. Tuổi phối giống lần đầu

Tuổi phối giống lần đầu của lợn nái được tính từ khi sinh ra đến khi cho phối lần đầu tiên. Lợn nái sau khi đã thành thục về tính, đạt khối lượng khoảng trên 90kg, qua 1 - 2 lần động dục được đưa vào phối giống. Tuổi phối giống lần đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, chế độ dinh dưỡng, trình độ quản lý và đặc biệt là việc theo dõi phát hiện lợn nái động dục. Tuổi phối giống lần đầu là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.

Chúng tôi tiến hành theo dõi 286 nái giống Landrace và 271 nái giống Yorkshire. Những nái giống theo dõi có độ tương đồng về chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cũng như quy trình vệ sinh, phòng bệnh. Kết quả thu được bày tại bảng 4.1 và biểu diễn trên Hình 4.1.

Bảng 4.1. Tuổi phối giống lần đầu

Ngày tuổi

Landrace (n= 286 ) Yorkshire (n= 271) Số nái phối giống lần

đầu (con)

Tỷ lệ (%)

Số nái phối giống lần đầu (con) Tỷ lệ (%) 210 - 220 34 11,89 32 11,81 221 - 231 43 15,03 30 11,07 232 - 242 50 17,48 60 22,14 243 - 253 89 31,12 84 31,00 254 - 264 42 14,69 46 16,97 >265 28 9,79 19 7,01

Hình 4.1. Tuổi phối giống lần đầu

Bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy tuổi phối giống lần đầu của Landrace là 243,26 ngày và của Yorkshire là 242,79 ngày. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đắc Xông, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh (1995) cho biết: Tuổi phối giống của lợn Yorkshire là 252 ngày với chu kỳ động dục là 20 ngày. Tác giả Phan Xuân Hảo và cs. (2006), công bố tuổi phối giống lần đầu của Landrace là 243,56 ±3,70 ngày và của Yorkshire là 242,15 ±2,49 ngày.

Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đắc Xông, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh và tương đương so với kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Xuân Hảo.

4.1.2. Tuổi đẻ lứa đầu

Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào tuổi phối giống lứa đầu, kết quả phối giống lần đầu của nái hậu bị, các yếu tố ngoại cảnh bất lợi đều làm thay đổi tuổi đẻ lứa đầu. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất sinh sản của lợn nái. Nếu đưa vào khai thác quá sớm khi thể vóc phát triển chưa hoàn thiện số trứng rụng sẽ ít, dẫn tới số con đẻ ra ít, khối lượng sơ sinh thấp, dễ bị tác động của các yếu tố ngoại cảnh và dễ nhiễm bệnh nên số con sinh ra có tỷ lệ chết cao. Hơn nữa sự hao hụt của lợn nái lớn ảnh hưởng đến lứa đẻ tiếp theo. Nếu đưa vào khai thác quá muộn, lúc này cơ thể đã phát triển hoàn thiện nhưng lại mất nhiều thời gian nái không sản xuất, thời gian sản xuất ngắn vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lợn nái.

Chúng tôi tiến hành theo dõi trên 195 nái giống Landrace và 208 nái giống Yorkshire, kết quả theo dõi được trình bày tại bảng 4.2 và biểu diễn trên hình 4.2.

Bảng 4.2. Tuổi đẻ lứa đầu

Ngày tuổi Landrace (n= 195) Yorkshire (n= 208) Số nái đẻ lần đầu (Nái) Tỷ lệ (%) Số nái đẻ lần đầu (Nái) Tỷ lệ (%) 340 - 350 17 8,71 21 10,09 351 - 361 21 10,77 27 12,98 362 - 372 102 52,31 106 50,96 373 - 383 37 18,97 37 17,79 >384 18 9,23 17 8,17

Hình 4.2. Tuổi đẻ lứa đầu

Bảng 4.2 và Hình 4.2 cho thấy tuổi đẻ của nái hậu bị Landrace trung bình là 372,61 ngày và của Yorkshire là 368,97 ngày. Kết quả Phùng Thị Vân và ctv (2002), nghiên cứu tuổi đẻ lứa đầu của lợn Landrace là 389,42 ngày, của lợn Yorkshire là 400 ngày; Nguyễn Khắc Tích và ctv (1993), công bố tuổi đẻ lứa đầu ở lợn cái hậu bị Landrace là 373,42 ngày và ở giống Yorkshire là 369,9 ngày. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả của tác giả Nguyễn Khắc Tích và thấp hơn so với kết quả của tác giả Phùng Thị Vân.

4.1.3. Thời gian mang thai

Thời gian mang thai là thời gian tính từ khi phối giống có kết quả đến khi lợn đẻ. Hiểu rõ về thời gian mang thai của lợn có ý nghĩa quan trọng để đề ra kế

hoạch chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ nhằm nâng cao năng suất sinh sản và lập kế hoạch sản xuất. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi chỉ tiêu thời gian mang thai trên 265 nái giống Landrace và 281 nái giống Yorkshire. Kết quả được trình bày tại bảng 4.3 và biểu diễn trên hình 4.3.

Bảng 4.3. Thời gian mang thai Số ngày mang

thai

Landrace (n= 265) Yorkshire (n= 281) Số nái mang thai

(con)

Tỷ lệ (%)

Số nái mang thai (con) Tỷ lệ (%) 110 - 112 7 2,64 5 1,78 113 - 115 202 76,23 223 79,36 116 - 118 42 15,85 46 16,37 >118 14 5,28 7 2,49

Hình 4.3. Thời gian mang thai

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Tích và cs. (1995), công bố thời gian mang thai của lợn Landrace là 114,7 ngày và của lợn Yorkshire là 114,76 ngày.

Theo Phan Xuân Hảo và cs. (2006) thì chỉ tiêu này ở lợn Landrace là 114,2 ngày và của lợn Yorkshire là 114,40 ngày.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy với lợn nái Landrace có thời gian mang thai là 114,55 ngày và của lợn Yorkshire là 114,39. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thời gian mang thai của lợn nái Landrace và

Yorkshire tương đương với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên và phù hợp với các đặc điểm sinh lý bình thường của lợn nái. Thời gian mang thai của lợn giao động từ 110 - 118 ngày.

4.1.4. Khoảng cách lứa đẻ

Khoảng cách giữa các lứa đẻ được tính bằng: Thời gian mang thai cộng với thời gian nuôi con và thời gian chờ phối. Rút ngắn thời gian chờ phối có ý nghĩa lớn với hiệu quả chăn nuôi vì sẽ tăng được số lứa/nái/năm. Giảm số ngày nuôi con và thời gian chờ phối sau khi cai sữa là biện pháp rút ngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ vì thời gian mang thai là ít thay đổi. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát khoảng cách lứa đẻ của 220 giống lợn Landrace và 278 giống Yorshire. Kết quả được trình bày tại bảng 4.4 và biểu diễn trên hình 4.4

Bảng 4.4. Khoảng cách giữa các lứa đẻ Khoảng cách giữa

các lứa đẻ (Ngày)

Landrace (n= 220) Yorkshire (n= 278) Số nái đẻ (con) Tỷ lệ (%) Số nái đẻ (con) Tỷ lệ

(%)

140 - 150 48 21,81 49 17,63

151 - 161 119 54,09 165 59,35

162 - 172 37 16,82 52 18,70

>172 16 7,27 12 4,32

Qua kết quả bảng 4.4 và hình 4.4 cho kết quả nghiên cứu của chúng tôi khoảng cách giữa các lứa đẻ của lợn Landrace trung bình là 156,68 ngày và của lợn Yorkshire là 157,34 ngày.

Theo tài liệu tập huấn “Quản lý chăn nuôi lợn’’ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1997) cho biết khoảng cách giữa các lứa đẻ của đàn lợn nái tại các nước Anh, Mỹ, Canada lần lượt là 151 - 160 ngày, 148 - 157 ngày, 150 - 161 ngày, như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu trên.

4.1.5. Thời gian động dục lại sau khi cai sữa

Thời gian động dục lại sau khi cai sữa là thời gian mà lợn nghỉ đế hồi phục sau đẻ đến ngày động dục lần đầu. Sau khi tách con lợn nái sẽ động dục trở lại, tùy vào giống, kỹ thuật chăn nuôi, điều kiện môi trường mà thời gian động dục lại sau khi tách con dài hay ngắn. Rút ngắn được thời gian động dục lại là rút ngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ, tăng số lứa đẻ/nái/năm, giảm số ngày nuôi từ đó tiết kiệm được thức ăn và công chăm sóc. Tạo stress cho lợn bằng cách đuổi ép lợn sau khi tách con và tăng khẩu phần ăn lên mức ăn không hạn chế là biện pháp thường được áp dụng nhất hiện nay tại các cơ sở chăn nuôi. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi thời gian động dục lại sau khi đẻ của hai giống lợn Landrace và giống Yorkshire. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi chỉ tiêu thời gian động dục lại sau khi cai sữa của 218 lợn nái giống Landrace và 268 lợn nái giống Yorkshire. Những lợn được theo dõi có mức tương đồng về chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình vệ sinh phòng bệnh cũng như số ngày cai sữa của lợn con là 21 ngày. Kết quả được trình bày tại bảng 4.5 và hình 4.5.

Bảng 4.5. Thời gian động dục lại sau khi cai sữa

Số ngày chờ phối (ngày)

Landrace (n= 218) Yorkshire (n= 268) Số nái lên giống

sau khi cai sữa

(con) Tỷ lệ (%)

Số nái lên giống sau khi cai sữa

(con) Tỷ lệ (%) 0 -3 15 6,88 22 8,21 4-7 168 77,06 191 71,27 8-11 16 7,34 28 10,45 12 - 15 11 5,05 15 5,60 >15 8 3,67 12 4,48

Hình 4.5. Thời gian động dục lại sau khi cai sữa

Từ kết quả theo dõi thời gian động dục lại sau khi cai sữa của chúng tôi thu được cho thấy thời gian động dục lại sau khi cai sữa lợn con ở giống lợn Landrace trung bình là 6,12 ngày và giống lợn Yorkshire trung bình là 6,32 ngày. Tác giả Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005), thông báo thời gian động dục lại sau khi cai sữa lợn con của giống lợn Yorkshire trung bình là 6,20 ngày, như vậy kết quả chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của hai tác giả trên.

4.1.6. Số lứa đẻ/nái/năm

Là chỉ tiêu tổng hợp năng suất sinh sản của đàn nái bao gồm chất lượng đàn giống, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật phối giống, chất lượng thức ăn. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát chỉ tiêu số lứa đẻ/nái/năm. Những lợn được theo dõi có mức tương đối đồng đều về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quy trình vệ sinh phòng bệnh. Chúng tôi siến hành theo dõi 212 lợn nái Landrace và 210 lợn nái Yorkshire, kết quả được trình bày tại bảng 4.6 và thể hiện trên Hình 4.6.

Bảng 4.6. Số lứa đẻ/nái/năm Số lứa

đẻ/nái/năm

Landrace (n= 212) Yorkshire (n= 210) Số nái theo dõi (con) Tỷ lệ

(%)

Số nái theo dõi (con) Tỷ lệ (%) 1,80 -2,00 12 5,66 12 5,71 2,01 - 2,21 34 16,04 32 15,24 2,22 - 2,32 118 55,66 120 57,14 2.33-2,43 32 15,09 31 14,76

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh sản khoa thường gặp ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh bắc giang (Trang 43)