Đặc điểm quá trình rụng trứng thụ tinh và nuôi thai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh sản khoa thường gặp ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh bắc giang (Trang 28)

2.3.1. Đặc điểm quá trình rụng trứng

Rụng trứng là một hiện tượng sinh lý phức tạp, thông thường rụng trứng và động dục gắn liền nhau nhưng cũng có trường hợp rụng trứng không kèm theo động dục (động dục thầm lặng), có khi động dục không kèm theo rụng trứng (động dục giả).

Hiện tượng rụng trứng gồm: Vỡ trứng và rụng trứng. Hiện tượng này thông qua cơ chế thần kinh thể dịch mà các noãn bao chính được giải phóng. Khi lượng Hormone LH trong máu tăng lên kích thích buồng trứng sản sinh ra enzym đặc trưng, enzym này bắt đầu giải phóng ra các acid mucopolyzaharide trong dịch nang trước khi rụng trứng. Song song với quá trình này thì áp lực thẩm thấu tăng lên làm cho thành noãn bao căng phồng với điểm yếu nhất tạo thành điểm rụng trứng. Trong xoang trứng dịch thể được đẩy về phía trứng, rụng cùng với trứng, áp suất của dịch thể và chất lỏng thẩm thấu vào noãn nang làm cho trứng rụng xuống, còn dịch thể chuyển thành sợi tơ huyết rồi hình thành thể vàng. Quá trình trứng rụng được loa kèn đón nhận và di chuyển đến 1/3 ống dẫn trứng.

2.3.2. Đặc điểm của quá trình thụ tinh

a. Sự chuẩn bị tế bào trứng

Sau khi noãn bao chín, trứng rụng vào loa kèn và di chuyển trong ống dẫn trứng. Quá trình di chuyển của trứng trong ống dẫn trứng nhờ chất lỏng trong niêm mạc qua sự co bóp của ống dẫn trứng. Khi di chuyển đến 1/3 phía trên ống dẫn trứng, là thời điểm xẩy ra quá trình thụ thai tốt nhất, tỷ lệ thụ thai cao nhất. Nếu quá trình thụ tinh xẩy ra ở phía trên hoặc phía dưới của 1/3 ống dẫn trứng thì quá trình thụ tinh khó xẩy ra, vì ở những vị trí này không có điều kiện thuận lợi để xẩy ra quá trình thụ tinh nên kết quả không cao.

Một số tác giả cho rằng thời gian phối thích hợp khoảng 12 giờ sau khi lợn nái có biểu hiện chịu đực. Với lợn hậu bị nên phối ngay khi lợn bắt đầu có biểu hiện chịu đực vì thời gian chịu đực của lợn hậu bị ngắn.

b. Tinh trùng đi vào tế bào trứng

Đây là giai đoạn tinh trùng chui qua màng trong suốt và màng noãn hoàng để đi vào tế bào trứng, Lợn có đặc điểm mà các loài khác không có được đó là toàn bộ tinh trùng có khả năng thụ thai đều chui qua màng trong suốt nhưng chỉ có một tinh trùng khỏe nhất chui vào kết hợp với trứng. Quá trình tinh trùng đi vào tế bào trứng sẻ quyết định tỷ lệ thụ thai. Do vậy trong thụ tinh nhân tạo việc xác định chỉ tiêu VAC rất quan trọng, theo một số chuyên gia khi phối tinh nhân tạo cho lợn nái nội cần thiết phải phối liều 20 - 30ml trong đó tinh trùng tiến thẳng phải đạt 1 - 1,5 tỷ. Đối với nái ngoại liều phối phải từ 60 - 100ml, số lượng tinh trùng tiến thẳng phải đạt 2 - 2,5 tỷ.

c. Sự đồng hóa lẫn nhau giữa tinh trùng và trứng

Giai đoạn này tinh trùng tách đầu ra khỏi các bộ phận khác, phần đầu tinh trùng đồng hóa với nguyên sinh chất của tế bào trứng làm cho thể tích tăng nhanh bằng tế bào trứng. Phần thân, đuôi tinh trùng và các tinh trùng khác bị nguyên sinh chất đồng hóa. Quá trình đồng hóa giữa tế bào trứng và đầu tinh trùng tạo thành hợp tử và hợp tử này phát triển thành phôi thai.

2.3.3. Đặc điểm sinh lý của quá trình mang thai

Quá trình mang thai được chia làm 3 giai đoạn, hiểu rõ các giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái mang thai nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

a. Giai đoạn phôi

Giai đoạn này được tính từ khi trứng được thụ tinh cho đến ngày thứ 14. Sau khi thụ tinh 20 giờ thì hợp tử bắt đầu phân chia, sau 5 - 6 ngày thì mầm thai và túi phôi được hình thành. Sang ngày thứ 7, 8 thì màng ối bắt đầu hình thành làm nhiệm vụ bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho thai. Sau 12 ngày màng niệu hình thành, nhau thai chưa phát triển hoàn chỉnh. Thời gian này bào thai hấp thụ chất dinh dưỡng từ một ít chất noãn hoàng chứa trong hợp tử và từ sản phẩm tiết ra của tuyến nội mạc tử cung dưới sự điều tiết của Oestrogen.

b. Giai đoạn tiền thai

Giai đoạn này tính từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 39. Đây là thời gian mà phôi thai được cố định và làm tổ ở hai bên sừng tử cung. Khi lá phôi tiếp xúc với nội mạc tử cung thì các tế bào lá nuôi phôi thai tiết ra enzym phân hủy protit, phá vỡ biểu mô nội mạc tử cung và đó là nguồn dinh dưỡng chủ yếu

của bào thai. Ở thời điểm này các khí quan hình thành rõ rệt, nếu nguồn dinh dưỡng bào thai không đảm bảo sẽ dẫn đến hiện tượng thai yếu hoặc chết.

c. Giai đoạn bào thai

Tính từ ngày 40 đến ngày đẻ, giai đoạn này thai phát triển mạnh nhất từ ngày 90 trở đi. Trong giai đoạn này thai lấy dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai cho đến khi thai phát triển hoàn thiện thì mối liên hệ này mới mất đi và trong giai đoạn này yếu tố dinh dưỡng mới có ảnh hưởng đến chất lượng đàn con sinh ra.

Trong quá trình chăn nuôi để tiện cho việc chăm sóc cũng như lợi ích kinh tế mà người ta chia quá trình mang thai của lợn ra làm 3 kỳ như sau:

 Lợn chửa kỳ 1: Từ khi thụ tinh đến ngày thứ 84, đây là giai đoạn bào thai cần ít chất dinh dưỡng. Mặt khác nhau thai chưa thực sự hoàn thiện nên khẩu phần ăn của lợn chửa kỳ 1 chưa ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Để tiết kiệm thức ăn thì giai đoạn này nên cho lợn nái ăn khẩu phần ăn hạn chế. Mặt khác nếu trong giai đoạn này nếu cho ăn với khẩu phần quá thừa chất dinh dưỡng sẽ làm tiêu thai do cơ thể lợn mẹ quá nóng.

 Lợn chửa kỳ 2: Từ ngày 85 - 107, giai đoạn này bào thai đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển khối lượng, lúc này mối liên hệ giữa bào thai và cơ thể mẹ rất khăng khít. Bởi vậy giai đoạn này phải tăng khẩu phần cho lợn nái để phát triển khối lượng lợn con.

 Lợn chửa kỳ 3: Từ ngày thứ 108 - 114 ngày, đây là giai đoạn bào thai phát triển tương đối hoàn chỉnh nên mối quan hệ về dinh dưỡng giữa mẹ và bào thai dần dần được cắt đứt, do sự phát triển của bào thai chèn ép vào dạ dày nên lợn nái giảm tính thèm ăn, vì thế giai đoạn này cần cho nái ăn nhiều bữa và ăn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao.

2.4. QUÁ TRÌNH ĐẺ

Quá trình đẻ của gia súc chia làm 3 giai đoạn

 Giai đoạn chuẩn bị (Mở cửa tử cung): Kéo dài khoảng 2 - 12 giờ tính từ khi tử cung có cơn co bóp đầu tiên cho đến khi tử cung mở hoàn toàn. Giai đoạn này thời gian co bóp tương đương với thời gian nghỉ, Kết quả làm vỡ màng ối, dịch ối chảy ra ngoài và lợn nái xuất hiện hiện tượng cắn ổ.

 Giai đoạn đưa thai ra ngoài (Thời kỳ đẻ): Giai đoạn này được tính từ lúc cổ tử cung mở ra hoàn toàn cho đến khi thai cuối cùng ra ngoài. Lúc này

cơ trơn tử cung co bóp mạnh với tần số ngày một tăng tạo nên những cơn đau giữ dội. Kết hợp với sự co bóp của tử cung còn có sự tham gia của cơ bụng, cơ hoành tạo nên lực đẩy, đẩy thai ra ngoài. Giai đoạn này kéo dài khoảng 1 - 4 giờ, nếu quá 6 giờ thì hiện tượng này không bình thường và cần theo dõi để can thiệp.

 Giai đoạn bong nhau (Thời kỳ sổ nhau): Giai đoạn này diễn ra sau khi bào thai cuối cùng được đẩy ra, kéo dài khoảng 1 - 4 giờ, nếu thời gian này kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng sót nhau, gây viêm tử cung, viêm vú, mất sữa hoặc bỏ ăn.

2.5. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI Hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai Hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai sữa/nái/năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa, hai chỉ tiêu này phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra, số lứa đẻ/năm, tỷ lệ nuôi sống con theo mẹ. Sản lượng sữa của mẹ, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc. Do đó để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thì phải tiến hành nâng cao số lợn con cai sữa, khối lượng lợn con lúc cai sữa. Chung C. S., Nam A. S. (1998). cho rằng: Trong các trại chăn nuôi hiện đại, số con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất năng suất sinh sản của lợn nái.

Trần Đình Miên (1997), cho biết việc tính toán khả năng sinh sản của lợn nái cần xét đến các chỉ tiêu như chu kỳ động dục, tuổi thành thục về tính, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa và số con đẻ ra/lứa.

Sức sinh sản của lợn nái bao gồm các chỉ tiêu về tuổi động dục lần đầu, số con đẻ ra/ổ và thời gian từ khi cai sữa đến động dục lại, phối giống có kết quả.

Colin T. Whittemore (1998), cho rằng: Các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của lợn nái bao gồm: Số con đẻ ra/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi và số lứa đẻ/nái/năm, các chỉ tiêu này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người chăn nuôi lợn nái.

Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái tùy vào mục đích nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu mà có thể lựa chọn các chỉ tiêu khác nhau. Hiện nay trong nghiên cứu thường dùng hai nhóm chỉ tiêu đó là: Nhóm chỉ tiêu về đặc điểm sinh lý sinh dục và nhóm chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái.

 Tuổi phối giống lần đầu: Sau khi đã thành thục về tính và thể vóc thì có thể đưa lợn vào phối giống. Tuổi phối giống lần đầu được tính từ khi sinh đến

lần phối giống đầu tiên, thông thường để cho bộ phận sinh dục được phát triển hoàn thiện thì người ta thường bỏ qua 2 - 3 chu kỳ động dục đầu tiên rồi mới tiến hành phối giống.

 Thời gian mang thai: Sau khi phối giống đến ngày đẻ ta có thời gian mang thai. Thông thường thời gian mang thai của lợn giao động trong khoảng 112 - 117 ngày, trung bình là 115 ngày.

 Tỷ lệ đậu thai: Sau khi phối giống, tùy theo các phương pháp phối khác nhau, nếu tinh trùng gặp trứng ở thời điểm thích hợp thì sẽ có hiện tượng mang thai, nếu không thì sau 1 chu kỳ tính, lợn nái sẽ có hiện tượng lên giống trở lại, tỷ lệ đậu thai đánh giá kỹ thuật phối giống, chất lượng tinh con đực và thời điểm phát hiện động dục.

 Tuổi đẻ lứa đầu: Là số ngày tuổi từ khi nái sinh ra cho đến khi nái đẻ lứa đầu tiên, tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, kết quả phối giống, thời gian mang thai và từng giống lợn khác nhau, Đối với lợn nái nội tuổi đẻ lứa đầu thường sớm hơn lợn nái ngoại do tuổi thành thục về tính sớm hơn.

 Số con đẻ ra trên lứa: Tính cả bao gồm số con sống, số con chết , số con dị tật và số thai khô. Chỉ tiêu này đánh giá được khả năng đẻ sai và khả năng nuôi thai của lợn nái.

 Số lợn sinh ra còn sống: Là số con sinh ra còn sống và để lại nuôi, tùy theo các chỉ tiêu để lại nuôi khác nhau của từng trại sản xuất, chỉ tiêu này không bao gồm những con dị tật, những con có khối lượng nhỏ không có khả năng nuôi sống. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng nuôi thai của lợn, Trình độ kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng của người chăn nuôi.

 Khối lượng lợn con lúc sơ sinh/ổ: Là tổng khối lượng của toàn ổ sau khi con cuối cùng được sinh ra, không bao gồm những con dị tật và những con có khối lượng nhỏ.

 Khối lượng lợn con lúc cai sữa/ổ: Là khối lượng cân toàn ổ lúc cai sữa, chỉ tiêu này đánh giá khả năng tiết sữa, nuôi con của lợn nái, đánh giá kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ của người chăn nuôi. Khối lượng lợn con cai sữa quyết định thời gian, khối lượng lợn thương phẩm sau này.

 Tỷ lệ chết trong thời gian theo mẹ: Trong thời gian theo mẹ lợn con có thể chết bởi rất nhiều nguyên nhân: Do bệnh tật, do quản lý, do chăm sóc sản phẩm của quá trình mang thai và đẻ là số lượng lợn con sau cai sữa, chăm sóc nuôi dưỡng,

quản lý tốt có thể làm giảm tỷ lệ này và đây là yếu tố để làm tăng số con cai sữa/nái/năm.

 Thời gian nuôi con: Thời gian nuôi con càng ngắn thì càng tăng được số con cai sữa/nái/năm và số lứa đẻ/nái/năm. Nhưng nếu cai sữa sớm quá thì ảnh hưởng đến chất lượng đàn con, vì thế thông thường cai sữa từ 18 - 25 ngày là thích hợp nhất, trung bình là 21 ngày.

 Thời gian lên giống sau khi cai sữa: Thời gian lên giống sau được tính từ khi lợn nái tách con đến khi lợn được phối giống lại. Sau khi tách con, lợn mẹ được nhốt riêng và sẽ lên giống trong khoảng 4 - 7 ngày.

 Khoảng cách giữa các lứa đẻ: Được tính từ lứa đẻ này đến lứa đẻ tiếp theo, thời gian này bao gồm có: Thời gian mang thai + thời gian nuôi con + thời gian chờ phối. Rút ngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ là mục tiêu của người chăn nuôi nhằm tăng số con/nái/năm.

2.6. BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở LỢN NÁI (MESTRITIS) 2.6.1. Nguyên nhân gây viêm tử cung 2.6.1. Nguyên nhân gây viêm tử cung

Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002), Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016), viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm phá huỷ các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái.

Tác giả Đào Trọng Đạt và cs. (2000), bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau:

- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây sát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh không được vô trùng khi phối giống có thể đưa vi khuẩn từ ngoài vào tử cung lợn nái gây viêm.

- Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật, hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác bị mắc bệnh viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang cho lợn khỏe.

- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.

- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao…

- Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện để xâm nhập vào gây viêm”.

Theo Lê Văn Năm (1997), ngoài các nguyên nhân trên, viêm tử cung còn có thể là biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây nên trong thời gian động dục (do lúc đó cổ tử cung mở), vi khuẩn xâm nhập vào tử cung theo đường máu và viêm tử cung là một trong những triệu chứng lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh sản khoa thường gặp ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh bắc giang (Trang 28)