Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần giống gia súc hà nội (Trang 92 - 94)

4.2.1.1. Môi trường kinh tế xã hội

Môi trường kinh tế là một yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam cũng ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống không ngừng nâng cao. Thu nhập của người nông dân tăng lên, đó là điều kiện để người nông dân mở rộng chăn nuôi sản xuất. Và cũng là điều kiện thuận lợi để một công ty có thể mở rộng phát triển thị trường của mình.

Trong cơ cấu kinh tế Việt Nam, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế đang có những bước chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Chính vì vậy tỉ lệ người chăn nuôi sẽ giảm dần, đó là một khó khăn đối với công ty trong tương lai.

Tỷ giá hối đoái là một trong nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Trong những năm gần đây giá đồng USD tăng mạnh so với đồng Việt Nam, làm giá trị của đồng Việt Nam giảm xuống. Tỉ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá của nguyên vật liệu đầu do nguồn nguyên liệu của cá doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thịt lợn và thịt bò chủ yếu nhập khẩu từ thị trường nước ngoài.Từ đó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của công ty, làm thay đổi giá cả mặt hàng trên thị trường do đó ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ của Công ty

Tỷ lệ lạm phát cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập lợi nhuận của một công ty sản xuất thịt bò, thịt lợn Tỷ lệ lạm phát luôn duy trì ở mức cao làm cho giá trị của một đồng thu nhập giảm xuống và như vậy sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân và hứng chịu nhiều nhất vẫn là người nông dân. Khi kinh tế khó khăn họ sẽ khó có điều kiện đầu tư mở rộng chăn nuôi, như vậy việc phát triển thị trường của công ty gặp nhiều khó khăn.

- Môi trường chính trị- pháp luật : Nhân tố chính trị pháp luật thể hiện các tác động của Nhà Nước đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường bằng các công cụ vĩ mô trong đó có các chính sách kinh tế và pháp luật kinh tế. Các chính sách của chính phủ đã ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất kinh doanh của một công ty.

Ví dụ như chính sách của chính phủ là tăng thuế đánh vào giá Ngô tăng đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của công ty. Vì Ngô là nguyên liệu chủ yếu trong thành phần thịt bò, thịt lợn việc tăng giá Ngô đã khiến chi phí sản xuất của công ty cao lên, buộc công ty phải nâng giá thành, ảnh hưởng đến thị trường của công ty.

4.2.1.2. Yếu tố văn hoá - xã hội

Việt Nam là nước có dân số đông trong đó dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn. Do đặc tính của ngành sản xuất thịt bò và thịt lợn là phục vụ bà con nông dân ở nông thôn. Vì vậy số lượng người dân sinh sống ở nông thôn nhiều là điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thị trường của công ty.

4.2.1.3. Môi trường công nghệ

Khoa học kỹ thuật càng ngày càng phát triển với tốc độ lớn, tạo điều kiện cho sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng ngày một nâng cao với năng suất lớn hơn. Do đó việc phân tích và phán đoán sự biến đổi công nghệ là rất quan trọng và cấp bách hơn lúc nào hết đối với từng doanh nghiệp. Nước ta là nước có nền kinh tế đang phát triển, hầu hết các trang thiết bị, công nghệ còn lạc hậu so với các nước phát triển. Vì vậy, hầu hết máy móc, dây chuyền sản xuất đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Nhà nước chỉ có thể cung cấp các thông tin về công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao và nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài. Các

doanh nghiệp cần chủ động trong việc tiếp cận công nghệ mới công nghệ phục vụ hoạt đông sản xuất hiệu quả nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp. - Môi trường tự nhiên: Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á với khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu rất phù hợp cho điều kiện chăn nuôi. Đó là một cơ hội lớn cho các ngành sản xuất thịt bò, thịt lợn có thể mở rộng thị trường của mình. Tuy nhiên khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi (lở mồm long móng, cúm gia cầm), điều này đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất thịt bò, thịt lợn, thậm chí có những doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản do không thể tiêu thụ mặt hàng.

4.2.1.4. Đối thủ cạnh tranh

Sản xuất bất kỳ sản phẩm nào cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại và những sản phẩm thay thế. Vấn đề vượt qua đối thủ cạnh tranh luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của đơn vị sản xuất kinh doanh.

Ngày nay, máy móc đang thay thế dần người thợ trong cơ cấu sản xuất sản phẩm mà đặc biệt là các Công ty sản xuất thịt bò, thịt lợn nước ngoài đang dần chiếm lĩnh thị trường trong nước với nhiều loại sản phẩm phong phú, giá thành phù hợp đáp ứng tối ưu thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Do vậy, Công ty cần xác định chính xác từng đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, thị trường tiêu thụ của công ty vẫn còn ở mức trung bình và định hướng mở rộng ra tất cả các vùng miền trong cả nước. Thị trường hiện tại lớn nhất của Công ty vẫn là một số tỉnh trong vùng nội thành Hà Nội.

4.2.1.5. Khách hàng

Để thu hút được các đơn đặt hàng, công ty cần tạo môi trường và điều kiện hấp dẫn để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Công ty có thể giải quyết các thủ tục nhanh gọn, đổi mới công nghệ, thiết kế các mẫu sản phẩm mới đa dạng nhiều chủng loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần giống gia súc hà nội (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)