Nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần giống gia súc hà nội (Trang 94 - 96)

4.2.2.1. Giá cả sản phẩm của công ty

- Giá cả sản phẩm là một công cụ cạnh tranh mà công ty có thể kiểm soát được. Giá là yếu tố nhạy cảm trong hoạt động thương mại, bởi nó liên quan đến lợi ích cá nhân, có tính mâu thuẫn giá và chất lượng sản phẩm, giữa người mua

và người bán… Việc hình thành giá bán sản phẩm được căn cứ vào giá cả các nguyên liệu đầu vào, các chi phí cho sản xuất, chi phí bán hàng… và dựa trên cơ sở phân tích giá của các đối thủ cạnh tranh, giá sản phẩm bổ sung, giá sản phẩm thay thế. Từ đó, các công ty đưa ra phương pháp tính giá phù hợp cho công ty mình. Nhìn chung, giá sản phẩm của công ty đều tương đương so với giá của các công ty khác.

4.2.2.2. Chính sách bán hàng của công ty

Hiện nay, hầu hết các công ty sản xuất kinh doanh thịt bò, thịt lợn đều sử dụng các chính sách bán hàng giống nhau, nhưng hình thức áp dụng và mức độ chiết khấu cho các đại lý khác nhau.

Các chính sách như chiết khấu, thưởng, hỗ trợ bán hàng… của các công ty áp dụng cho các đại lý đều có những mức khác nhau (ngay cả các đại lý trong cùng công ty, bán cùng thương hiệu với nhau). Các công ty trong nước thường có mức chiết khấu và thưởng cho các đại lý cao hơn các công ty liên doanh và các công ty 100% vốn nước ngoài. Đây là hình thức cạnh tranh của các công ty trong nước đối với công ty nước ngoài vì sản phẩm của các công ty trong nước thường kém ổn định hơn so với công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài. Cũng qua bảng 4.16, ta thấy tất cả các công ty đều áp dụng những hình thức như chiết khấu trực tiếp trên hoá đơn, thưởng năm và thưởng khác. Còn một số chính sách khác như thưởng tháng, quý, năm hay các hình thức hỗ trợ thì tuỳ vào từng công ty.

Tất cả các công ty đều áp dụng mức thưởng khác là rất cao cho các đại lý. Hình thức thưởng này nhằm khuyến khích các đại lý bán tăng sản lượng hàng hoá của công ty.

Chính vì vậy, để thu hút các đại lý bán hàng cho mình, những công ty này thường xây dựng chính sách cho các đại lý rất cao và hình thức áp dụng đơn giản, thuận tiện hơn nhiều so với các công ty lớn. Hầu hết các chính sách (như thưởng tháng, quý, hỗ trợ vận chuyển…) đều được trừ trực tiếp trên hoá đơn của mỗi chuyến hàng, thậm chí có những công ty không dùng chiết khấu, thưởng …mà bán thẳng giá Net (giá cuối cùng chay giá đã trừ tất cả các chế độ) cho đại lý.

4.2.2.3. Tổ chức bán hàng

Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Nếu sản phẩm làm ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ kém sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, nhân lực...không đem

lại doanh thu và lợi nhuận do đó việc kinh doanh không có hiệu quả vì vậy đòi hỏi Công ty phải tổ chức bộ máy tiêu thụ của mình

Hiện này, Công ty đang thực hiện 2 hình thức bán hàng là bán hàng cho đại lý cấp I và bán trực tiếp cho các trang tại chăn nuôi lớn. Hình thức này thường được các công ty trong nước áp dụng ở một số thị trường gần và các tỉnh mà công ty chưa có các đại lý cấp I hoặc đại lý cấp I không có khả năng bao phủ thị trường rộng.

Việc chỉ lựa chọn hình thức phân phối qua đại lý cấp I và một số các TT chăn nuôi có quy mô lớn của công ty là tương đối hợp lý, vì từ đại lý cấp I sản phẩm sẽ được đưa đến các đại lý cấp II và người tiêu dùng, điều này giúp cho công ty giảm gánh nặng về việc quản lý số lượng khách hàng, hơn nữa tiềm lực kinh tế của các đại lý cấp II và người chăn nuôi ở nước ta không mạnh. Trong khi đó, thị trường của công ty lại trải dài khắp cả nước.

Vì vậy, việc lựa chọn hình thức bán hàng như vậy là phù hợp với Công ty. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức bán hàng này là Công ty phụ thuộc vào uy tín, khả năng bán hàng và phát triển thị trường của đại lý trong khu vực thị trường và của đại lý với công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần giống gia súc hà nội (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)