Nguyên nhân của tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 120 - 122)

4.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ bản thân Công ty, nhưng tồn tại mà Công ty đang phải đối mặt có phần xuất phát từ những nguyên nhân bên ngoài mà cụ thể là từ phía Nhà nước

Thứ nhất, sự ưu tiên phát triển không đồng đều giữa các nhà Mạng viễn thông gây kìm hãm sự phát triển của các đơn vị. Ví dụ như Viettel được ưu tiên vì là đơn vị kinh doanh thuộc bộ Quốc phòng, mang lại doanh thu cho bộ Quốc phòng. Vinaphone được đầu tư chi phí một cách mạnh tay mà không cần quá quan tâm tới mức lợi nhuận phải nộp vào ngân sách. Chỉ có MobiFone là thường xuyên phải gồng mình lên để có tăng trưởng doanh thu mà vẫn phải tiết kiệm chi phí để đảm bảo mức lợi nhuận hàng năm. Với những hạn chế như vậy thì MobiFone đang dần trở thành đơn vị tụt hậu phía sau các nhà Mạng đối thủ được đầu tư bài bản.

Thứ hai, các quy định và chính sách của Nhà nước còn rườm rà, điển hình là các thủ tục xin phép liên quan tới hoạt động đầu tư, đấu thầu làm hạn chế quá trình khai thác và sử dụng dịch vụ.

Thứ ba, việc can thiệp quá sâu từ các đơn vị chủ quản của MobiFone làm

cho việc đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh thiếu khách quan, minh bạch. Điển hình là thường vụ MobiFone mua lại hãng truyền hình AVG. Đến tháng 03/2018, MobiFone và AVG đã phải tuyên bố hủy hợp đồng mua bán cổ phần của AVG với sự chứng kiến của Bộ Thông tin Truyền thông.

4.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nhân lực cho hoạt động quản trị Marketing chưa được chú trọng và đầu tư thỏa đáng. MobiFone tỉnh Hưng Yên chưa có một phòng riêng biệt

thực hiện chức năng Marketing, nhân sự của bộ phận này không nhiều nhưng thường xuyên phải kiêm nhiệm rất nhiều mảng việc chuyên môn khác. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc có một bộ phận chuyên thực hiện các công việc liên quan đến thị trường, lập kế hoạch, hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược phục vụ cho công tác sản xuất là vô cùng cần thiết.

Hợp đồng nhân công là hợp đồng ngắn hạn nên đội ngũ nhân sự này thấy chưa có động lực để gắn bó, để cống hiến hết mình;

Chính sách lương còn bị hạn chế do nguồn chi phí phân bổ hàng năm để đảm bảo chênh lệch thu chi. Nhân viên đã quen với việc thay đổi quy chế lương nên không muốn thực hiện các nhiệm vụ một cách dài hơi vì sợ có thể lại có thay đổi trong tương lai.

Cán bộ, nhân viên còn chưa nhận thức rõ về vai trò của hoạt động nghiên cứu thị trường, cũng như chức năng và nhiệm vụ của nó, từ đó dẫn đến việc tổ chức xác định mục tiêu cho những hoạt động này còn chưa phù hợp. Thông tin thu thập được thường không tập trung và độ tin cậy không cao, chưa thu tập được các thông tin cần thiết và cập nhật về thị trường, các biện động rất phức tạp của tình hình thị trường, tâm lý và sự thay đổi trong phong cách tiêu dùng trên thị trường.

Công tác đào tạo để nâng cao về trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nghiệp vụ, cũng như nâng cao hiểu biết chung về các kiến thức Marketing chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ hai, vấn đề tài chính còn gặp nhiều khó khăn vì phải đợi phân nguồn từ Công ty nên việc phân bổ tài chính cho các hoạt động Marketing còn hạn chế. Thậm chí là để triển khai các chương trình xúc tiến bán hàng thì Chi nhánh phải tự ứng tiền để thanh toán chi phí triển khai trước

Thứ ba, việc nhận thức vai trò của công tác quản trị Marketing trong Công ty còn chưa sâu sắc, công tác quản trị Marketing còn chưa được ban lãnh đạo quan tâm đúng mức. Ví dụ như việc các cửa hàng không đảm bảo vệ sinh, trang bị hình ảnh phải để lãnh đạo Công ty nhắc nhở đến toàn Chi nhánh.

MobiFone tỉnh Hưng Yên mới chỉ dừng lại ở mục tiêu làm thế nào đưa ra sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng với, giá cả phải chăng nhất, chứ chưa thực sự quan tâm đến việc quản trị Marketing để xây dựng một chiến lược phân phối dài hạn cho sản phẩm,

Thứ tư, về thực chất MobiFone tỉnh Hưng Yênchỉ là một khâu trung gian

để đưa sản phẩm của Tổng Công ty đến tay khách hàng nên Chi nhánh không được chủ động về tài chính, không được chủ động về chiến lược hoặc không chủ

động được về sản phẩm. Các chương trình được giao về có phù hợp với địa bàn hay không thì MobiFone tỉnh vẫn phải triển khai.

Thứ năm, do yêu cầu phải triển khai quá nhiều lĩnh vực mới trong cùng một thời điểm (Truyền hình, phân phối bán lẻ thiết bị, giải pháp công nghệ thông tin) nên nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên chưa thể đáp ứng. Kinh nghiệm triển khai kinh doanh mỗi mặt hàng là khác nhau nên không tránh khỏi khó khăn trong quá trình triển khai, chi nhánh hầu như phải vừa làm vừa mò.

Từ những nguyên nhân chính là do nhân lực mỏng, tài chính còn khó khăn và nhận thức chưa đủ về tầm quan trọng của công tác quản trị Marketing, thì các nguyên nhân dưới đây được coi là nguyên nhân kéo theo:

Cơ sở hạ tầng hạn chế, công nghệ chậm phát triển: MobiFone tỉnh chưa có văn phòng tại địa bàn tỉnh như các Chi nhánh khác, số lượng trạm thấp hơn rất nhiều so với đối thủ, việc triển khai trạm 4G đi sau đối thủ cả về chất lượng và quy mô.

Đội ngũ nhân sự không quá nhiệt tình để triển khai các chương trình Marketing như: hình ảnh cửa hàng xuống cấp, hiệu quả bán hàng kém, nhân viên chạy chỉ tiêu ảo. Thuê bao rời mạng cao do chưa được chăm sóc kịp thời.

4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ MARKETING TẠI MOBIFONE TỈNH HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)