Sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 94)

Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền, kiểm tra kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu chưa có sự đồng bộ, mang

tính cục bộ của từng lực lượng, từng ngành, mạnh ai nấy làm... Các ngành chức năng chỉ có yêu cầu liên kết khi có sự thiếu hụt về lực lượng, về công cụ pháp lý chứ chưa hình thành thói quen kết hợp công tác để đẩy mạnh công tác quản lý xăng dầu trên địa bàn. Vì thế, để đoàn kiểm tra liên ngành hoạt động thường xuyên và đạt hiệu quả cao cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Chi cục thuế, Quản lý thị trường, Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và cần có sự tham gia của công an.

Hộp 4.2. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa các lực lượng chức năng đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu

“Công tác phối hợp trong việc quản lý các đơn vị kinh doanh xăng dầu không phải là việc của một cơ quan riêng lẻ nào cả. Để công tác quản lý đạt hiệu quả cao tránh chồng chéo trong quá trình thanh tra, kiểm tra thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn có liên quan. Có thể kể đến ví dụ nếu không có cán bộ phụ trách chuyên môn về đo lường, chất lượng để lấy mẫu kiểm định thì không thể tự xác định được chất lượng xăng dầu có đảm bảo đúng loại không. Đặc biệt trong một số vụ phức tạp không có sự giúp đỡ của công an kinh tế, lực lượng quản lý thị trường không thể quyết liệt xử lý vì công cụ trong tay chỉ là xử lý vi phạm hành chính không có tính răn đe. Hiện tại việc liên ngành, phối hợp giữa các ngành chưa được thường xuyên do mỗi ngành đều có những công việc riêng khi có yêu cầu phối hợp không chủ động ngay được”.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Vũ Mạnh Hải, Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Bắc Ninh

Theo kết quả điều tra, 100% cán bộ được điều tra công nhận có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu. Nhưng mức độ phối hợp lại được đánh giá là không thường xuyên.

Đánh giá của cán bộ quản lý và cơ sở kinh doanh về sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý kinh doanh xăng dầu cho thấy có khoảng trên 30% ý kiến đánh giá sự phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp trong công tác xử lý vi phạm KDXD là tốt, gần 40% ý kiến đánh giá trung bình và khoảng 25% ý kiến đánh kém.

Với những kỹ thuật gian lận tinh vi được sử dụng trong kinh doanh xăng dầu, để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như đảm bảo thị trường xăng dầu ổn định, lành mạnh đòi hỏi các lực lượng chức năng cần tăng cường hơn nữa hoạt động phối hợp toàn diện trên các mặt liên quan.

Bảng 4.27. Đánh giá của cán bộ quản lý và cơ sở kinh doanh về sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý kinh doanh xăng dầu

Các tiêu chí đánh giá

Cán bộ QLNN và Cơ sở KDXD

Số lượng

(n=28) Tỉ lệ (%) 1. Phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra

- Tốt 10 35,71

- Trung bình 11 39,29

- Kém 7 25,00

2. Phối hợp trong công tác xử lý vi phạm KDXD

- Tốt 9 32,14

- Trung bình 12 42,86

- Kém 7 25,00

Nguồn: Kết quả điều tra (2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)