điều tiết của Nhà nước. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu còn rất nhiều bất cập. Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc tham khảo kinh nghiệm quản nhà nước trong hoạt động kinh doanh xăng dầu là hết sức cần thiết. Ở Việt Nam, hoạt động KDXD đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. So với thế giới cũng như các nước trong khu vực, nước ta bước vào xây dựng nền kinh tế thị trường cũng như mở cửa kinh tế muộn hơn. Vì vậy, trong quá trình xây dựng và quản lý nền kinh tế nói chung, xây dựng chính sách và cơ chế quản lý hoạt động KDXD nói riêng. Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác về quản lý hoạt động KDXD. Mỗi quốc gia khác nhau có một cơ chế, chính sách khác nhau về quản lý hoạt động KDXD. Điều quan trọng là chọn quốc gia nào để tham khảo kinh nghiệm. Qua tìm hiểu, nghiên cứu tác giả quyết định chọn Malaysia vì quốc gia này có các đặc điểm, trình độ phát triển của thị trường xăng dầu tương đồng với nước ta. Sở dĩ lựa chọn tham khảo kinh nghiệm quản lý của Hàn Quốc và Trung Quốc vì hai quốc gia này có nhiều điểm tương đồng đối với Việt Nam về cơ chế quản lý kinh tế và các vấn đề phát sinh trong quá trình hội nhập.
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Malaysia
Malaysia là nước đứng thứ hai về sản xuất dầu thô ở Đông Nam á, với trữ lượng dầu thô khoảng 03 tỷ thùng và là nước xuất khẩu ròng nhưng cũng phải đối mặt với tình trạng phải trợ cấp giá nhiên liệu. Toàn bộ ngành dầu khí Malaysia chỉ có một doanh nghiệp nhà nước duy nhất độc quyền thăm dò, khai thác dầu khí trên đất liền và ngoài khơi thuộc chủ quyền của nước này. Đó là Tập đoàn xăng dầu quốc gia Malaysia Petronas, nằm trong tốp 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, với doanh thu năm 2012 đạt 94,2 tỷ USD và lợi nhuận ròng 16 tỷ USD.
Petronas là một tập đoàn dầu khí tổng hợp đảm nhận từ thăm dò, khai thác, chế biến và tiêu thụ cũng như các hoạt động khác trong ngành dầu khí. Ngoài ra Petronas cũng rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Petronas trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, do Chính phủ điều hành thông qua bộ máy tham mưa là “Hội đồng cố vấn dầu khí quốc gia”, các Bộ của chính phủ chỉ thực hiện chức năng QLNN theo đúng chức năng nhiệm vụ được phân công.
Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ Malaysia trong lĩnh vực dầu khí là củng cố và tăng cường chỉ đạo Tập đoàn Petronas duy nhất này của Chính phủ về dầu khí đi đôi với mở cửa thị trường thu hút đầu tư của các công ty dầu mỏ nước
ngoài. Nhà nước chủ trương chỉ chiếm lĩnh thị trường BLXD trong nước ở mức 30% nhu cầu. Còn lại 70% thị phần bán lẻ do các hãng xăng dầu nước ngoài như Shell, Esso, BP, Mobil và Caltex chiếm lĩnh.
Về quản lý giá, Chính phủ Malaysia đang thực hiện kiểm soát giá BLXD đối với các mặt hàng xăng và điêzen cho khách hàng là người tiêu dùng thông qua “cơ chế giá tự động”. Malaysia là một trong những quốc gia có chính sách trợ giá xăng dầu. Malaysia đã lập quỹ bù giá bằng cách lấy lãi từ hoạt động xuất khẩu dầu thô khi giá dầu thế giới tăng đột biến. Quỹ này sẽ được sử dụng khi tình hình giá dầu thế giới lên cao ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội đất nước, khi đó Malaysia áp dụng biện pháp điều chỉnh tăng giá kết hợp với trợ giá xăng dầu ở mức độ nhất định. Tại Malaysia, giá xăng dầu được quản lý bởi Bộ phận Thương mại nội địa, thuộc Bộ Thương Mại và Tiêu dùng trong nước. Đây cũng là quốc gia trợ giá rất mạnh cho các sản phẩm xăng dầu. Kể từ năm 1983, Malaysia bắt đầu trợ giá xăng dầu và theo tính toán trong nhiều năm trở lại đây, quốc gia này chi ra 6,7 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ nhu cầu sử dụng nhiên liệu.
Tuy nhiên, việc trợ giá xăng dầu từ Chính phủ Malaysia chính thức chấm dứt kể từ 01 tháng 12 năm 2014. Quản lý của Chính phủ Malaysia về lĩnh vực KDXD đã thực sự theo cơ chế thị trường, đảm bảo hiệu quả của doanh nghiệp trong nước đồng thời mở cửa thu hút đầu tư của các hãng xăng dầu lớn nước ngoài như Shell, Esso, BP, Mobil và Caltex. Hiện nay, Chính phủ Malaysia đã hình thành thị trường KDXD cạnh tranh tương đối lành mạnh và hiệu quả.
Các cửa hàng BLXD của Malaysia đều được đầu tư bởi hãng xăng dầu lớn trong nước là Petronas và các hãng xăng dầu lớn ngoài nước như Shell, Esso, BP, Mobil và Caltex. Cho nên các cửa hàng BLXD rất khang trang và hiện đại (Nguyễn Hữu Hải, 2014).
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia phát triển, trong chiến lược phát triển năng lượng Hàn Quốc đặt mục tiêu đảm bảo nguồn cung xăng dầu và ổn định giá cả xăng dầu trong nước lên hàng đầu. Chính phủ Hàn Quốc đã có những chính sách linh hoạt, mềm dẻo để khuyến khích các doanh nghiệp khai thác dầu mỏ ở nước ngoài, mở rộng xây dựng các nhà máy lọc dầu nhằm ổn định giá cả và đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho nhu cầu nội địa. Hiện nay thị trường KDXD ở Hàn Quốc đang hoạt động theo đúng quy luật phát triển của cơ chế thị trường.
Thứ nhất, Chính phủ Hàn Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều thành phần tham gia vào KDXD theo đúng quy luật thị trường. Bên cạnh đó, chính phủ cũng sử dụng Tập đoàn dầu khí quốc gia Hàn Quốc thực hiện mục tiêu dữ trữ xăng dầu để đối phó với những biến động của thị trường thế giới và phát triển thăm dò, khai thác dầu mỏ nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung dầu thô.
Thứ hai, các doanh nghiệp KDXD được tự do quyết định chi phí kinh doanh và giá bán lẻ theo cơ chế thị trường. Đây là yếu tố cơ bản tạo nên bước ngoặt cạnh tranh của thị trường, tạo ra động lực và đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp KDXD. Giá BLXD được tuân theo quy luật thị trường, nơi nào có chi phí cao thì giá cao và được niêm yết công khai tại các nơi bán hàng.
Thứ ba, chính phủ quản lý về số lượng chất lượng xăng dầu rất chặt chẽ. Doanh nghiệp KDXD không đảm bảo số lượng, chất lượng sẽ bị phạt rất nặng. Người sử dụng xăng dầu bất hợp pháp cũng bị phạt theo luật quy định giống như doanh nghiệp sản xuất và KDXD bất hợp pháp.
Thứ tư, chính phủ rất chú trọng đến việc bảo vệ môi trường trong hoạt động KDXD. Chính phủ quy định những tiêu chuẩn về môi trường cao nhằm ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm không khí, đất đai, nguồn nước do việc kinh doanh và sử dụng xăng dầu gây ra.
Thứ năm, hệ thống của hàng BLXD của Hàn Quốc rất khang trang hiện đại. Ngoài việc cung ứng dịch vụ bán xăng dầu rất tốt, các cửa hàng bán xăng dầu còn cung cấp các loại hình dịch vụ như sửa chữa xe, rửa xe, siêu thị Mini để bán các loại hàng hóa thông thường (Nguyễn Hữu Hải, 2014)
2.2.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
- Chính sách thuế: Trung Quốc đánh thuế nhập khẩu đối với dầu thô rất thấp (năm 2001 là 0,5%), thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm lọc dầu (năm 2001 xăng là 9,0%, dầu Diesel là 6,0%) là thấp hơn so với mức thuế trung bình đối với hàng công nghiệp (17%).
- Chính sách giá: Từ năm 2000, Trung Quốc có chính giá định giá mới đối với sản phẩm xăng dầu. Hàng tháng, Ủy ban Nhà nước Kế hoạch phát triển (SDPC) sẽ công bố giá bán lẻ định hướng đối với xăng dầu. Giá này chỉ thay đổi nếu có biến động đặc biệt trong tháng lớn hơn +/- 5%. Giá cả xăng dầu được phép giao động trong khoảng +/- 8% giá bán lẻ định hướng. Giá bán lẻ định hướng được dựa trên:
+ Giá bán FOB Singapore (hệ số 50%), giá bán FOB London (hệ số 30%), giá bán FOB New York (hệ số 20%).
+ Phí bảo hiểm đường biển, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ, thuế giá trị gia tăng và các loại phí khác.
+ Chi phí vận chuyển hợp lý. + Lãi suất bán lẻ.
- Chính sách dự trữ: Trung Quốc giao nhiệm vụ cho Cục Dự trữ vật tư quốc gia. Cơ quan này đồng thời thực hiện hai chức năng, vừa quản lý Nhà nước về dự trữ, vừa quản lý trực tiếp hàng hóa dự trữ quốc gia. Như vậy, tính trực tiếp và tính hệ thống là nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức quản lý dự trữ quốc gia về xăng dầu của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành xây dựng kho dự trữ chiến lược chứa 20 triệu tấn xăng dầu (Ngô Thu Hà, 2017).