Kết quả hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và một số giải pháp nâng cao dịch vụ ăn uống về hoạt động quản trị dịch vụ ăn uống tại khách sạn (Trang 33 - 37)

1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Khách sạn Thượng Hải Vinh.

1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh.

Kết quả kinh doanh của khách sạn là một bảng thống kê toàn bộ kết quả hoạt động mà khách sạn đã đạt được qua đó phản ánh tình hình ngày kinh doanh của mỗi khách sạn có hiệu quả hay không. Doanh nghiệp làm ăn có phát đạt hay không.

Chính vì thế mà khách sạn phải lập ra bảng thống kê kết quả hoạt động kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Kết quả này sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro trong kinh doanh và đánh giá được quá trình hoạt động của khách sạn. Dù mới đi vào hoạt động kinh doanh chưa lâu, tuy mới

đầu khách sạn còn gặp phải rất nhiều khó khăn, thủ thách, khách hàng biết đến và sử dụng dịch vụ chưa nhiều nên doanh thu của khách sạn là tương đối thấp. Nhưng 2 năm gần đây thì doanh thu của khách sạn đã được nâng cao rõ rệt. Việc phân tích kết quả kinh doanh của khách sạn có ý nghĩa quan trọng giúp nhà quản lý đưa ra các biện pháp đề xuất và phương hướng để triển khai cho kế hoạch tiếp theo quý ,tháng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch kinh doanh cho những năm tiếp theo. Việc phân tích kết quả kinh doanh dựa vào sự tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng ngày của khách sạn.

Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 +/_ %

Tổng doanh thu Nghìn đồng 2530000 3210000 680000 126,88

Doanh thu lưu trú Nghìn đồng 1086512 1223669 137157 122,62

Tỷ trọng % 49,95 38,12 -11,83

Doanh thu ăn uống Nghìn đồng 860009 1246964 386955 145

Tỷ trọng % 34 38,85 4,85 Doanh thu các dịch vụ khác Nghìn đồng 583479 739367 155888 126,72 Tỷ trọng % 23,06 23,03 -0,03 Tổng chi phí Nghìn đồng 896624 966191 69567 107,76 Tỷ suất chi phí % 56,02 55,31 - 0,71 98,73

Lợi nhuận trước thuế

Nghìn đồng 1633376 2243809 610433 137,37

Thuế Nghìn đồng 163337,6 224380,9 61043,3

Lợi nhuận sau thuế Nghìn đồng 1470038,4 2221428,1 751389,7 151,11

Tỷ suất lợi nhuận % 33,15 34,05 0,9 102,71

Số lao động Người 15 18 3

Tiền lương bình quân

Nghìn đồng 3000 4000 1000

Qua bảng trên ta thấy kết quả kinh doanh ăn uống của khách sạn trong 2 năm có sự tiến triển khá tốt, doanh thu ăn uống tăng lên đáng kể. năm 2012 tăng

145% so với năm 2011 tương ứng với 1246964 nghìn đồng trong đó doanh thu các mặt hàng khác chiếm 23,03% giảm 0,03% so với năm 2011

Năm 2012 chi phí của khách sạn tăng 69567 nghìn đồng (107,76 %) so với 2011. nhưng tốc độ tăng của tổng doanh thu vẩn lơn hơn tốc độ tăng của tổng chi phí lên tỷ suất chi phí giảm 0,71 %. Như vậy chứng tỏ khách sạn đã sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hợp đồng đồng đều.

Về lợi nhuận: mặc dù chi phí tăng lên song lợi nhuận trước thuế cũng vẫn tăng nên sự đóng góp của bộ phận ăn uống nói riêng và toàn khách sạn nói chung không giảm mà vẫn tăng lên. Năm 2011 bộ phận ăn uống đóng góp 860009 nghìn đồng sang năm 2012 tăng lên 1246964 nghìn đồng (tăng 145%). Lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên 151,11% tương ứng 751389,7 nghìn đồng. Nhờ có hiệu quả tổng kinh doanh mà tiền lương của các nhân viên trong khách sạn cũng tăng lên. Năm 2011 là 3000000 đồng/người/tháng sang năm 2012 tăng 4000000 đồng/người/tháng. Việc tăng lương sẽ khuyến khích được tinh thần làm việc hết mình, phát huy kỹ nảng thao tác làm việc tốt nhất của đội ngũ nhân viên trong khách sạn. Qua đây ta thấy bộ phận kinh doanh ăn uống đang trên đà phát triển, hiệu quả doanh thu cao dần, sử dụng chi phí hợp lý. Nhờ đó mà mang lại doanh thu cho khách sạn. Song bên cạnh đó vẫn phải cải tiến và không ngừng nâng cao chất lượng nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh ăn uống tối đa cho khách sạn trong những năm tiếp theo.

Cùng với hoạt động kinh doanh lưu trú, hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trong có vai trò quan trọng góp phần quyết định sự thành bại trong kinh doanh khách sạn. Hàng năm kinh doanh ăn uống đóng vào ngân sách của khách sạn một nguồn vốn rất lớn. Kế hoạch thực đơn là bước đầu tiên của quy trình kinh doanh ăn uống của một khách sạn, cũng là cơ sở quan trọng để tổ chức toàn bộ quá trình hoạt động của khách sạn. Kế hoạch thực đơn là nhân tố

quyết định đến khả năng cạnh tranh của khách sạn. Thông qua thực đơn của nhà hàng để khách biết được sự đa dạng và phong phú của khách sạn. Kế hoạch thưc đỏn là cơ sở giúp các nhà quản lý lập kế hoạch kinh doanh cho các giai đoạn khác nhau trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống của khách sạn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và một số giải pháp nâng cao dịch vụ ăn uống về hoạt động quản trị dịch vụ ăn uống tại khách sạn (Trang 33 - 37)

w