Bài học rút ra cho huyện Giao Thủy trong quản lý chi ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước huyện giao thủy tỉnh nam định (Trang 35 - 37)

nước cấp huyện

Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi NSNN cấp huyện của Huyện Sơn Dương, tỉnhTuyên Quang và huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Giao Thủy trong lĩnh vực này.

Một là, cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập kế hoạch vốn đầu tư

hàng năm, tránh tình trạng dàn trải, nên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng chất lượng của công tác quản lý và tư vấn để nâng cao chất lượng các công trình; đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án và nâng cao chất lượng báo cáo quyết toán.

Hai là, đẩy mạnh thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính cho các đơn vị sử dụng ngân sách, coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức.

Ba là, đẩy mạnh xã hội hoá công tác đầu tư XDCB trên địa bàn theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc giao cho doanh nghiệp ứng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các khu dân cư. Việc đẩy mạnh chủ trương này sẽ giúp giảm áp lực về nhu cầu vốn đầu tư XDCB trên địa bàn; tăng cường giám sát của nhân dân trong thi công công trình, đảm bảo vốn đầu tư XDCB đối ứng từ ngân sách huyện được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

Bốn là, thực hiện cải cách thủ tục hành chính từ khâu lập dự toán, phê duyệt dự toán, tổ chức thực hiện và quyết toán NSNN, giảm tới mức tối đa cơ chế “xin - cho” trong quản lý chi NSNN.

Năm là, tăng cường phối hợp giữa cơ quan tài chính các cấp trong việc hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc chấp hành chi NSNN ở địa phương.

Sáu là, xây dựng dự toán ngân sach theo thời kỳ trung hạn, thực hiện phân

phối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước. Gắn kết việc phân phối NSNN với việc huy động các nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu KT-XH của Huyện đề ra trong thời kỳ trung hạn.

Bảy là, tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát

triển hạ tầng KT-XH, lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, du lịch…

Tám là, điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng tăng cường cho chi đầu tư

phát triển và đảm bảo yêu cầu chi thường xuyên, phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân trong Huyện.

Chín là, đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực tài chính của

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước huyện giao thủy tỉnh nam định (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)