Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Giao Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước huyện giao thủy tỉnh nam định (Trang 37 - 40)

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Giao Thủy là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định, trung tâm huyện cách Thành phố Nam Định 45 km. Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình, phía Nam và Đông Nam giáp với biển Đông; phía Tây Bắc giáp với huyện Xuân Trường, phía Tây Nam giáp với huyện Hải Hậu.

Tổng diện tích tự nhiên là 237,8 km2 với 32 km đê biển, địa hình bằng phẳng, đất đai phù sa màu mỡ; chia thành 22 đơn vị hành chính, bao gồm 20 xã và 2 thị trấn, thị trấn Ngô Đồng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của huyện. Dân số của huyện là 190.488 người.

Giao Thủy có các mặt giáp sông và giáp biển tạo cho huyện có lợi thế về giao thông đường thủy và phát triển kinh tế biển. Trên địa bàn huyện, có 2 tuyến đường bộ chính đi qua là Quốc lộ 21 từ thành phố Nam Định chạy dọc từ phía Bắc xuống phía Nam huyện và đường tỉnh lộ 489 chạy từ các huyện Vụ Bản, Ý Yên, qua huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu sang Giao Thủy hình thành nên các trung tâm dịch vụ thương mại và các khu dân cư trù phú.

Với vị trí địa lý khá thuận lợi đó là điều kiện quan trọng để Giao Thủy phát triển kinh tế năng động, đa dạng và hòa nhập cùng với các địa phương trong và ngoài tỉnh.Vì vậy, việc chi ngân sách Nhà nước hợp lý, hiệu quả sẽ tạo điều kiện phát triền tốt cho kinh tế - xã hội của toàn tỉnh và các vùng lân cận khác.

3.1.1.2. Thời tiết, khí hậu, thủy văn, tài nguyên

a. Thời tiết, khí hậu, thủy văn

Giao Thủy là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa và á nhiệt đới đặc trưng của Đồng bằng Bắc Bộ và ven biển, do vậy đặc điểm khí hậu của huyện là khí hậu gió mùa, nhiệt đới nóng ẩm, một năm có hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 10 với đặc trưng là nóng, ẩm và mưa nhiều. Khi mùa lũ đến, mực nước biển, mực nước sông Hồng lên cao

kết hợp với mưa lũ tập trung gây ngập úng cho phần lớn các vùng trũng, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông – diêm – ngư nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân.

+ Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau, có khí hậu khô lạnh, ít mưa, hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc, thường gây lạnh đột ngột và lượng mưa ít, chỉ đạt từ 15 – 20% lượng mưa cả năm (UBND huyện Giao Thủy, 2016).

Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên trung bình mỗi năm bị ảnh hưởng từ 5-10 cơn bão kèm theo mưa to và gió mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

Nhìn chung, khí hậu Giao Thủy với các đặc điểm nhiệt đới gió mùa nắng và bức xạ mặt trời lớn thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi và điều kiện tốt cho thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên, tính biến động mạnh mẽ với nhiều điều kiện như bão, dông, lượng mưa tập trung theo mùa… kết hợp với địa hình thấp ven biển gây ra lũ lụt, úng cục bộ đòi hỏi phải có biện pháp phòng tránh kịp thời.

b. Tài nguyên

* Tài nguyên đất

Đất đai Giao Thủy là đất phù sa được bồi hàng năm và đất phù sa cổ được bồi đắp từ sông Hồng là loại đất có độ phì cao, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, khả năng giữ nước tốt do quá trình bồi tụ không đều một số nơi trũng thấp.

Quỹ đất huyện Giao Thủy hàng năm tăng lên do có đất bồi, đặc biệt là tại khu vực bãi bồi ven biển. Do đó tài nguyên đất đai là một trong những nguồn lực phát triển của huyện.

* Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản đáng chú ý của huyện chủ yếu là nguồn khoáng sản phi kim loại phục vụ cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng như đất sét, cát ở khu vực các xã ven sông, ven biển.

* Tài nguyên biển

Giao Thủy nằm giữa hai ngư trường khai thác hải sản lớn là ngư trường Bắc vịnh Bắc Bộ (chủ yếu đánh cá vụ bắc từ tháng 10 đến tháng 3) và ngư trường miền Trung. Nguồn lợi biển ở vùng biển Giao Thủy đa dạng và phong phú với nhiều loại sinh vật có giá trị kinh tế như tôm he, tôm rảo, cua biển, rong câu, chỉ vàng, cá thủ, ngao… Tài nguyên biển của huyện là điều kiện để huyện phát triển

kinh tế biển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn của huyện trong thời gian tới.

* Tài nguyên sinh thái rừng

Giao Thủy có khoảng 1.776 ha đất lâm nghiệp. Trong đó đất rừng phòng hộ ven biển là 722 ha; đất rừng đặc dụng là 1.053,6 ha. Tổng diện tích rừng ngập mặn là 1.623,71 ha, trong đó Vườn Quốc Gia Xuân Thủy quản lý 936,3 ha thuộc địa bàn xã Giao Thiện, Giao An và Giao Lạc đã được UNESCO đưa vào danh sách địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng. Khu vực sinh quyển tại Giao Thủy chứa đựng những hoạt động kiến tạo địa chất và đa dạng sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu với các kiểu sinh cảnh chủ yếu như: bãi bùn, bãi cát ngập triều, trảng cỏ, sậy, rừng ngập mặn cùng các cồn cát phi lao... Đây là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, đồng quê, tắm biển và phát triển sinh kế bền vững.

* Tài nguyên du lịch

Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia Xuân Thủy với tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha đa dạng và phong phú với nhiều loài thực vật và động vật có tên trong sách đỏ; khu bãi tắm Quất Lâm đang từng bước trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Cơ sở hạ tầng đang được đầu tư với quy mô lớn bao gồm hệ thống nhà nghỉ 1 – 2 sao, nhà hàng, dịch vụ vui chơi, giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế.

Điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu, đất đai,địa hình...) không những chi phối trực tiếp đến quá trình sản xuất nông nghiệp mà còn chi phối đến hướng đầu tư chi ngân sách cho cơ sở hạ tầng phục vụ cơ cấu kinh tế theo đúng với quan điểm chỉ đạo của huyện đó là: Cơ cấu 3 nhóm ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ vào năm 2020 là: 9,78% - 54,46% - 35,76%.

Với điều kiện tự nhiên như trên trong quy hoạch sử dụng đất đai của huyện cũng cần chú ý quan tâm đến tập quán, quan hệ làng xóm để bố trí đất ở, đất xây dựng các công trìnhcông cộng cho phù hợp đồng thời cũng phải dành đất cho việc nâng cấp, mở rộng các công trình văn hóa trên địa bàn huyện nhằm khai thác triệt để tiềm năng này góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Mặt khác, Giao Thủy nằm trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Nam Định và các vùng lân cận với mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá, kêu gọi đầu tư, thúc đẩy một nền kinh tế phát triển toàn diện.

Tóm lại: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Giao Thủy có nhiều thuận

trong tương lai gần. Nếu khai thác hết những ưu thế do điều kiện tự nhiên đem lại chắc chắn Giao Thủy sẽ là một trong những điểm kinh tế của khu vực. Tuy nhiên để khai thác hết những lợi thế kể trên, chúng ta cần phải bỏ ra nhiều công sức để cải tạo thiên nhiên, quy hoạch sản xuất, quy hoạch dân cư và cải tạo môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước huyện giao thủy tỉnh nam định (Trang 37 - 40)