Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước huyện giao thủy tỉnh nam định (Trang 89)

Để tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Giao Thủy, cần thực hiện các giải pháp chủ đạo sau:

4.3.2.1. Triển khai ứng dụng lập và phân bổ ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn trên địa bàn.

Thứ nhất, áp dụng quy trình lập dự toán và phân bổ ngân sách trên cơ sở

khuôn khổ chi tiêu trung hạn hướng theo kết quả đầu ra gắn liền với chính sách, kế hoạch ngân sách.

Khuôn khổ chi tiêu ngân sách trung hạn (MTEF) là một phương pháp soạn lập và xây dựng kế hoạch ngân sách minh bạch, trong đó Chính phủ, các Bộ, ngành và các chính quyền địa phương thống nhất về việc phân bổ nguồn lực theo thứ tự ưu

tiên chiến lược trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc tài khóa tổng thể. MTEF đề ra

một giới hạn nguồn lực trong trung hạn (3 đến 5 năm) được phân bổ từ trên xuống nhằm đảm bảo kỷ luật tài chính và xây dựng dự toán chi phí thực hiện chính sách từ dưới lên, thống nhất các chính sách chi tiêu theo thứ tự ưu tiên chiến lược.

Áp dụng MTEF có nghĩa là sẽ phải đổi mới căn bản phương thức phân bổ ngân sách theo định mức hiện hành. Phân bổ ngân sách theo MTEF được xác định trên cơ sở nhu cầu kinh phí để thực hiện được các nhiệm vụ, mục đích nhất định đã được quyết định, được lựa chọn ưu tiên nhằm đạt được các sản phẩm đầu ra trong mỗi lĩnh vực .

Quản lý theo phương thức này đảm bảo nguyên tắc kỷ luật tài khóa tổng thể; phân bổ nguồn lực theo các ưu tiên chiến lược của nền kinh tế; sử dụng có hiệu quả, hiệu lực các nguồn lực trong việc thực hiện các ưu tiên chiến lược với chi phí thấp nhất. Quản lý theo phương thức này đặt kết quả đầu ra lên hàng đầu, đồng thời không chỉ quan tâm đến việc chi tiêu có đúng chế độ, định mức, đúng chính sách mà còn phải gắn việc chi tiêu với việc thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH trên địa bàn.

Quy trình xây dựng MTEF bao gồm 7 bước:

Bước 1: Dự báo khả năng nguồn lực của huyện dựa trên cơ sở dự báo về

tăng trưởng kinh tế nhằm đảm bảo sự tương thích giữa chính sách, kế hoạch với

khả năng nguồn lực và đảm bảo chỉ chi tiêu trong phạm vi nguồn lực.

Bước 2:Xây dựng các mức trần sơ bộ 3 năm bằng cách phân bổ ngân sách

cho các ưu tiên phát triển KTXH. Tỉnh sẽ thông báo cho huyện về mức trần ngân

sách. Mức trần này áp dụng cho thời kỳ trung hạn và bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư trong một ngân sách thống nhất. Căn cứ vào mức trần được giao huyện biết được toàn bộ nguồn lực của mình và sẽ phân bổ nguồn lực cho các hoạt động được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Bước 3: Dự toán nhu cầu nguồn lực tổng thể ở từng đơn vị thụ hưởng ngân

sách. Đây là bước công việc quan trọng được thực hiện bởi các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Trong bước này, trên cơ sở của các lĩnh vực ưu tiên của huyện, các đơn vị xác định nhiệm vụ, mục tiêu, đầu ra, hoạt động và đầu vào của mình sao cho đảm bảo nguồn lực mà đơn vị thụ hưởng sẽ được sử dụng để phục vụ các

lĩnh vực ưu tiên. Để thực hiện tốt nội dung này, các đơn vị cần nắm chắc quy trình đánh giá cụ thể: (1) Nhiệm vụ, mục đích, mục tiêu, chính sách, chiến lược, và các đầu ra; (2) Đánh giá xem các hoạt động hiện tại có phù hợp với các chính sách và ưu tiên của địa phương mình hay không?; (3) Thống nhất về các hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu, xem giảm bớt hay bổ sung hoạt động nào để đạt được mục tiêu đề ra.

Bước 4: Tính toán chi phí và các ưu tiên hoạt động cho thời kỳ trung hạn:

Việc tính toán chi phí được thực hiện trên cơ sở xác định những đầu vào cần thiết về số lượng, chất lượng để thực hiện các hoạt động nhằm đạt được đầu ra đã định. Trong đó cần chú ý đến giá cả thị trường của các đầu vào này vì giá cả có thể khác nhau giữa các vùng, miền; giá của các đầu vào biến động theo thời gian; hiệu quả của các hoạt động quyết định tổng mức chi phí của hoạt động.

Ưu tiên hóa các hoạt động trên cơ sở so sánh nguồn lực với dự toán kinh phí. Việc sắp xếp các đầu ra và hoạt động theo thứ tự ưu tiên căn cứ vào: (1) Mức độ tác động trực tiếp của đầu ra và hoạt động vào mục tiêu của ngành, lĩnh vực; (2) Thời gian và mức độ lâu dài mà các đầu ra và hoạt động tác động tới các mục tiêu; (3) Hiệu suất chi phí đối với đầu ra và hoạt động tương ứng; (4) Năng lực thực hiện của các ĐVSDNS; (5) Nhu cầu về vốn, kể cả nhu cầu phát sinh trong tương lai.

Như vậy, bằng việc lựa chọn hoạt động theo thứ tự ưu tiên, đơn vị không còn lập dự toán ngân sách theo thông lệ cũ là đơn thuần tăng giảm dự toán theo một tỷ lệ phần trăm nhất định mà dựa trên sự cân đối giữa nhu cầu với khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn lực. Song điều quan trọng hơn cả là nó đảm bảo cho nguồn lực hạn chế sẽ được sử dụng với hiệu quả cao nhất, đảm bảo phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Bước 5:Quyết định phân bổ ngân sách cuối cùng.

Thực chất là quyết định cụ thể việc chuyển giao ngân sách giữa các đơn vị sử dụng ngân sách, giữa các ngành, lĩnh vực theo đúng các ưu tiên phát triển KTXH của huyện, với phương thức hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu KTXH đặt ra.

Bước 6: Các cơ quan, tổ chức hoàn chỉnh dự toán kinh phí cho 3 năm và

từng năm tương ứng với mức ngân sách được phân bổ ở bước 5. Sau khi huyện

thông qua quyết định các mức phân bổ ngân sách cuối cùng, các cơ quan, tổ chức hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách của mình bằng cách hoãn hoặc giảm thực hiện

các hoạt động có thứ hạng ưu tiên thấp (không lập lại dự toán) sao cho tổng nhu cầu chi phí tương ứng với trần ngân sách được phân bổ.

Bước 7: Cơ quan tài chính tổng hợp lại dự toán ngân sách cuối cùng, trình

UBND thảo luận, phê chuẩn.

Trên cơ sở quy trình lập MTEF đối với địa phương Giao Thủy cần phải có kế hoạch thực hiện cho các nội dung cụ thể như sau:

- Lập Ban điều hành để chỉ đạo công tác lập kế hoạch theo MTEF trong đó UBND huyện nắm khâu điều hành chỉ đạo chung, Phòng Tài chính Kế hoạch, Chi cục thuế và các đơn vị liên quan khác đảm nhận vai trò tham mưu. Trên cơ sở Ban, cử cán bộ tham gia học tập kinh nghiệm ở nơi đã triển khai thực hiện để rút ra được kinh nghiệm và có định hướng áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

- Hàng năm huyện cần đưa vào kế hoạch chi ngân sách nội dung chi đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ cho công tác lập MTEF. Trong đó cần quan tâm đến đầu tư cho công tác dự báo chính xác các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, nhu cầu chi tiêu, các nguồn lực tài chính có thể huy động và kết quả đầu ra mang lại khi thực hiện các khoản đầu tư.

- Đồng thời với việc lập kế hoạch phát triển KTXH phải gắn với cân đối thu chi ngân sách trên cơ sở ưu tiên phân bổ

- Sau khi xác định các mục tiêu đầu tư, địa phương lập các dự án cụ thể trong đó bao gồm tổng nguồn vốn cần sử dụng và thời gian thực hiện cụ thể của mỗi chương trình. Trên cơ sở đó huyện sẽ thảo luận với các cơ quan ngân sách cấp trên để cân đối giữa nhu cầu chi và với hạn mức chi tiêu trần đã được phê duyệt. Sau đó một mức kinh phí chính thức sẽ được đưa ra cho từng đơn vị, từng nhiệm vụ cụ thể. Địa phương sẽ phải xây dựng một dự toán ngân sách trung hạn 3 năm. Bên cạnh đó các cơ quan quản lý vẫn phải thống nhất chi tiết chi cho từng năm, nhưng khác với phương pháp hiện nay, các khoản chi này phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với khuôn khổ trung hạn đã được xác định trước đó.

- Có các giải pháp cụ thể cho cả thời kỳ và cho từng năm trong công tác huy động nguồn lực tài chính đảm bảo đáp ứng cho công tác đầu tư theo kế hoạch đã đề ra. Nội dung này nên lập thành đề án giao chỉ tiêu cụ thể cho các địa phương trên địa bàn trong từng giai đoạn có thống nhất chi tiết về huy động nguồn lực tài chính cho từng năm.

- Trong quá trình phân bổ ngân sách cần thực hiện các nguồn chi theo đúng mục tiêu phát triển của địa phương và đảm bảo về mặt thời gian quy định. Phân bổ ngân sách căn cứ vào kết quả đầu ra của từng đơn vị. Nó cũng được đặt trong bối cảnh ngân sách trung hạn và hạn mức chi tiêu trần đã được thảo luận kỹ lưỡng giữa huyện với tỉnh và trung ương.

- Thực hiện MTEF cần phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin. Đặc biệt phải công khai hóa các khoản thu chi ngân sách một cách rõ ràng, dễ hiểu.

Thứ hai, áp dụng ngay phương thức quản lý ngân sách theo khung chi

tiêu trung hạn với các cơ quan hành chính Nhà nước (HCNN) trên địa bàn Giao Thủy nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Kế hoạch ngân sách trung hạn là tầm nhìn về quản lý và hoạt động ngân sách trong khoảng thời gian 3 năm. Song để kế hoạch ngân sách trung hạn phát huy tác dụng tích cực cần thiết phải chuyển hình thức quản lý ngân sách theo đầu vào sang hình thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Để thực hiện được ý tưởng đó đối với các cơ quan HCNN, huyện cần thiết phải:

Một là, rà soát, xác định lại rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong các

bộ phận của cơ quan và của từng công chức.

Hai là, xác lập những tiêu chí đánh giá kết quả đầu ra đối với hoạt động của cơ quan HCNN nhất là trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ hành chính. Những tiêu thức đó, có thể là: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao theo từng lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước với một quy trình quản lý hiện đại; thoả mãn những yêu cầu chính đáng của người dân trong việc cung cấp các dịch vụ hành chính với yêu cầu tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của dân và Nhà nước; mức độ tín nhiệm của dân chúng đối với hoạt động của cơ quan HCNN thông qua điều tra xã hội học bỏ phiếu tín nhiệm.

Ba là, xây dựng nội dung, cách thức, quy trình đánh giá kiểm tra của cơ quan quyền lực, có sự tham gia của người dân trong việc sử dụng kinh phí được cấp đối với cơ quan HCNN.

Việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quyền lực có sự tham gia của người dân chủ yếu hướng vào yêu cầu đảm bảo tính công khai, minh bạch sử dụng nguồn kinh phí và mức độ đáp ứng việc cung cấp các dịch vụ hành chính cho người dân trong giới hạn nguồn lực được giao.

Việc đổi mới quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra gắn với tầm nhìn trung hạn (3 năm) là việc đổi mới cả một cách làm, một thói quen, tiến tới xây dựng một quy trình mới, một mô hình mới. Đó là điều không dễ, không thể một sớm một chiều là có thể xong ngay được. Công việc đổi mới này là thực sự khó nhưng không thể không làm và cũng không thể không làm được.

Điều quan trọng nhất là ngay từ bước đầu tiên của quy trình xây dựng dự toán, các mục tiêu kết quả đầu ra dự kiến sẽ đạt được phải được xác định, và dựa trên cơ sở đó mà xác định mức độ cấp phát ngân sách để thực hiện và đạt các mục tiêu đó. Do vậy, ngay từ khâu lập dự toán, các cấp lãnh đạo đã thấy trước được những kết quả đầu ra và nguồn tài lực đảm bảo thực hiện các kết quả đầu ra đó. Rõ ràng việc cung cấp nguồn lực tài chính và thực hiện các mục tiêu chính trị đã được gắn kết, có thể tiên liệu được. Nói cách khác, thay vì chỉ dựa trên cơ sở nguồn lực hiện có ở đầu vào để lập dự toán và phân bổ ngân sách, quy trình xây dựng và quản lý ngân sách mới đặt trọng tâm vào việc xác định trước các kết quả đầu ra, dựa chủ yếu vào kết quả đầu ra để xây dựng kế hoạch và phân bổ ngân sách theo tầm nhìn trung hạn 3 năm liên tục. Vậy, đổi mới quy trình và phương pháp quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn là là lựa chọn đúng đắn, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn trong lĩnh vực quản lý và lập kế hoạch ngân sách, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

4.3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước

Thứ nhất, bố trí cơ cấu chi ngân sách nhà nước khoa học, hợp lý.

Theo quy định hiện hành, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước huyện bao gồm hai nội dung chi chính: chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

Xác lập cơ cấu hợp lý giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên ở huyện Giao Thủy trong thời gian trước mắt và lâu dài sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương. Điều hành chi ngân sách trước hết phải ưu tiên chi các khoản trực tiếp cho con người như lương, phụ cấp, sinh hoạt phí…Bên cạnh đó cần chú trọng chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu về kinh tế, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng và quan tâm đúng mức chi thường xuyên một cách hợp lý. Theo đó, cơ cấu chi đầu tư phát triển - chi thường xuyên được dự toán chuyển dịch từ 8,3% - 75,2% năm 2016 sang tăng chi cho đầu tư phát triển với cơ cấu chi đầu tư phát triển - chi thường xuyên năm 2023 đạt 26% - 72,0%.

Dành đủ nguồn vốn để thực hiện tốt các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các đề án của Ủy ban nhân dân huyện như đề án về phát triển công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp, vùng nuôi trồng thủy hải sản…

Ưu tiên dành nguồn cho chi đầu tư, phát triển nguồn thu có tính chất ổn định lâu dài như khắc phục, nâng cấp các chợ bị lũ lụt và nâng cấp các chợ đầu mối, cải tạo môi trường, quy hoạch các bến bãi, chợ, thắng cảnh, cơ sở hạ tầng Khu du lịch biển Quất Lâm, Vườn quốc gia Xuân Thủy…xây dựng kế hoạch và đầu tư phát triển nguồn thu cố định xã.

Tăng cường công tác thẩm định quyết toán các công trình xây dựng cơ bản. Tiếp tục hướng dẫn thực hiện công tác quản lý đầu tư theo đúng Luật xây dựng và các quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Việc bố trí danh mục dự án chuẩn bị đầu tư, dự án quy hoạch, chuẩn bị thực hiện, thực hiện đầu tư phải tuân thủ chặt chẽ các điều kiện để được ghi vốn; cơ cấu vốn đầu tư phải đảm bảo định hướng phát triển KT-XH của huyện, có ưu tiên trước sau dựa trên hiệu quả kinh tế xã hội tối ưu, không bố trí dàn trải, bố trí vượt quá khả năng cân đối của ngân sách.

Cơ cấu chi thường xuyên ở huyện trong thời gian tới cũng cần tăng tỷ trọng chi cho các hoạt động sự nghiệp và giảm tỷ trọng chi cho các cơ quan quản lý hành chính, đảng, đoàn thể, phù hợp với xu thế phát triển. Điều này có thể giúp cho địa phương nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn lực, đào tạo nhân tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước huyện giao thủy tỉnh nam định (Trang 89)