Kiến nghị đối với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước huyện giao thủy tỉnh nam định (Trang 109 - 118)

Thứ nhất, triển khai áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn, hướng theo kết

quả đầu ra gắn liền với chính sách và kế hoạch ngân sách, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công.

Thứ hai, Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp. Xây dựng khung định mức chi ngân sách với các hệ số khác nhau để phù hợp với yêu cầu và khả năng ngân sách của từng cấp chính quyền; đặc điểm và điều kiện địa lý của từng vùng; quy mô và tính chất đặc thù của cơ quan quản lý Nhà nước. Áp dụng định mức khung chi theo công việc thay cho áp dụng định mức chi theo biên chế. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn trang thiết bị và phương tiện làm việc phù hợp với từng loại chức danh công chức, viên chức để áp dụng thống nhất trong các cơ quan Nhà nước. Định mức đó cho phép các cơ quan được quyền

điều chỉnh trong quá trình thực hiện, phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng ngân sách của mình.

Thứ ba, Thống nhất thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP đảm bảo đồng bộ trong đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đối với các đơn vị hành chính và sự nghiệp công lập từ trung ương đến địa phương. Xây dựng tiêu chí khung đánh giá gồm: khối lượng, chất lượng công việc thực hiện, thời gian giải quyết công việc, tình hình chấp hành chính sách, chế độ và quy định về tài chính.

Thứ tư, Cần sớm ban hành quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong

Luật Đầu tư công để Luật sớm đi vào cuộc sống, nâng cao hiệu quả quản lý Đầu tư công.

Thứ năm, Đề nghị giao cho các địa phương được quyền quyết định thành

lập và chuyển dần một số cơ sở công lập sang loại hình ngoài công lập nhằm đa dạng hóa các loại hình, các hình thức hoạt động và sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao đồng thời huy động được các tiềm năng và nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển khu vực này. Đề nghị thực hiện phân cấp cho cấp xã quản lý các nhà trẻ, mẫu giáo, trạm y tế, tiến tới xã hội hóa hoạt động của hệ thống này.

5.2.2.Kiến nghị đối với Tỉnh Nam Định

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò điều hành của tỉnh

trong chi ngân sách trên địa bàn.

Thứ hai, Tỉnh cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách

cho phù hợp với điều kiện thực tế; nghiên cứu để xác định mức phân bổ ngân sách một cách khoa học và phù hợp với mỗi lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn, việc phân bổ kinh phí cho giáo dục ở địa phương nên căn cứ vào số lượng học sinh đến trường hoặc số người trong độ tuổi đến trường; Riêng đối với tiêu thức phân bổ chi quản lý hành chính, nên bổ sung chỉ tiêu phân bổ dựa vào khối lượng công việc và số lượng dân số trên địa bàn, gắn liền với đặc thù nhiệm vụ và phù hợp trên từng vùng, miền, nhằm hạn chế tính bình quân trong quá trình xây dựng định mức; Từng bước thiết lập mối quan hệ giữa chính sách, định mức và kết quả thực hiện trong việc chi tiêu ngân sách.

Thứ ba, Tỉnh nên chủ động nghiên cứu, đào tạo và thí điểm mô hình chi ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra phù hợp với mục tiêu quản lý ngân sách

nhà nước và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Thứ tư, Uỷ ban nhân dân tỉnh quán triệt các Sở ban ngành liên quan khẩn

trương tiến hành sắp xếp, rà soát lại quy mô, các hạng mục, tiến độ thực hiện, nguồn vốn bố trí đối với các dự án thuộc tất cả các nguồn vốn để đảm bảo cân đối được nguồn vốn thực hiện trong thời gian quy định theo đúng Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ, ưu tiên bố trí vốn cho các hạng mục đã hoàn thành, các hạng mục chuyển tiếp; không bố trí vốn cho các hạng mục mới khi các hạng mục chuyển tiếp chưa bố trí đủ vốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục thống kê tỉnh Nam Định (2016, 2017, 2018). Niên giám thống kê tỉnh Nam Định, huyện Giao Thủy.

2. Chính phủ, Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

3. Chính phủ, Nghị định số 117/2005/NĐ-CP ngày 07/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ. 4. Chính phủ, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định cơ chế tự

chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Chính Phủ, Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ngân sách nhà nước.

6. Bộ Tài chính, Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ngân sách nhà nước.

7. Đặng Hữu Nghĩa (2014). Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thái Nguyên.

8. Đặng Văn Du và Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2014). Giáo trình quản lý tài chính xã. NXB Tài chính, Hà Nội.

9. Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2009). Giáo trình quản lý tài chính nhà nước. NXB Tài chính, Hà Nội.

10. Nguyễn Thanh Hiếu (11/2011). “Những vướng mắc và một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư”. Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia. (113). tr.35-38.

11. Nguyễn Trọng Hòa và Vũ Sỹ Cường (2014). Bài giảng gốc môn học chính sách công. NXB Tài chính, Hà Nội.

12. Nguyễn Đức Thanh (11/2011). “Quản lý, thanh toán vốn đầu tư công tại Việt Nam - những nguyên tắc và mục tiêu”. Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia. (113). tr.14-17.

13. Nguyễn Thị Thanh (2005). Giáo trình lý thuyết tài chính. NXB Tài chính, Hà Nội. 14. Lê Duy Hưng, (2013). Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh

Hóa, Luận văn thạc sĩ, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

15. Lê Thị Thanh Hường (2014). Hoàn thiện quản lý NSNN trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên.

16. Lê Chi Mai (2011). Quản lý chi tiêu công. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Hồ Xuân Phương và Lê Văn Ái (2007). Giáo trình quản lý tài chính công. NXB

Tài chính, Hà Nội.

18. HĐND tỉnh Nam Định, Nghị quyết 27/2016/NQ–HĐND ngày 14/12/2016 Quy định về định mức phân bổ và định mức chi thường xuyên ngân sách năm 2017 và áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách địa phương giai đoạn 2017-2020.

19. Quốc hội (2002). Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002. 20. Quốc hội (2015). Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 06

năm 2015.

21. Uỷ ban nhân dân huyện Giao Thủy (2016, 2017, 2018). Báo cáo thu chi ngân sách huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định từ năm 2016, 2017, 2018.

22. Uỷ ban nhân dân huyện Giao Thủy (2017). Báo cáo xây dựng Nông thôn mới từ 2013-2020.

23. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2007). Quản lý dự án công trình xây dựng. NXB Lao động - xã hội, Hà Nội.

24. Cổng thông tin điện tử huyện Giao Thủy :

http://giaothuy.namdinh.gov.vn/Default.aspx?sname=huyengiaothuy&sid=1209& pageid=26956

PHỤ LỤC 01

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CHI NSNN

(Dành cho cán bộ quản lý NSNN và kế toán ngân sách) tại huyện Giao Thủy 1. Họ và tên cá nhân được hỏi ý kiến:

2. Cơ quan đơn vị công tác: 3. Chức vụ công tác:

4. Loại hình đơn vị hiện đang công tác

1. Quản lý nhà nước 2. Sự nghiệp 3. Đảng, Đoàn thể 5. Số năm công tác:

1. Dưới 5 năm 2. Từ 5-10 năm 3. Từ 10-15 năm 4. Trên 15 năm 6. Trình độ học vấn:

1. Trung cấp 2. Cao đẳng 3. Đại học 4. Trên đại học 7. Ngành chuyên môn được đào tạo

1. Kinh tế /Tài chính

2. Khác (ghi cụ thể: . . . .) Xin ông(bà) vui lòng cho biết một số thông tin sau:

1. Ông (bà) đánh giá như thế nào về công tác chi ngân sách nhà nước huyện Giao Thủy (Xin đánh dấu X vào 1 ô thích hợp)

Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém

2. Theo ông (bà), hệ thống định mức chi ngân sách nhà nước hiện nay như thế nào (Xin đánh dấu X vào 1 ô thích hợp)

Phù hợp với điều kiện thực tế Một số định mức không hợp lý

Hệ thống định mức không đồng bộ, thống nhất Rất lạc hậu, không phù hợp với thực tế đã thay đổi

Phiếu số:...

Những điều ghi trên phiếu sẽ được giữ kín

2. Theo ông (bà) nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong chi thường xuyên ngân sách ? (có thể chọn nhiều mục)

Chưa có các quy chế về khung chi tiêu trung hạn hoặc ngân sách nhiều năm Các hướng dẫn và đánh giá chi NSNN còn lỏng lẻo

Hệ thống các văn bản về chi thường xuyên NSNN chưa đáp ứng được yêu cầu Do năng lực quản lý của chủ tài khoản, trình độ kế toán đơn vị sử dụng ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu

Do áp dụng cứng nhắc mô hình lập ngân sách truyền thống Công tác lập dự toán còn bị coi nhẹ

Chấp hành dự toán chi thường xuyên chưa nghiêm và định mức chi thấp Do công tác kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên Do chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định chưa phù hợp

Công tác phối hợp giữa các phòng ban liên quan chưa chặt chẽ, chưa thống nhất Do thiếu sự hướng dẫn của cơ quan quản lý về chuyên môn nghiệp vụ Khác (nêu cụ thể) …...………

3. Theo ông (bà) nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong chi đầu tư

XDCB ? (có thể chọn nhiều mục)

Việc giải ngân vốn đầu tư không kịp thời

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức Vốn không đáp ứng nhu cầu chi đầu tư XDCB

Chính sách quản lý đầu tư XDCB còn nhiều bất cập, chồng chéo

Năng lực quản lý của chủ đầu tư còn nhiều hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm Môi trường đầu tư và chính sách thu hút vốn đầu tư còn nhiều bất cập Công tác lựa chọn nhà thầu chưa thực sự khách quan

4. Theo ông (bà), việc chi ngân sách huyện trong thời gian qua góp phần đem lại những hiệu quả nào sau đây? (có thể chọn nhiều phương án)

Hoạt động kinh tế trên địa bàn huyện ngày càng sôi động, phát triển

Diện mạo địa phương (đường phố, tổ dân phố, nhà cửa…) ngày càng đổi mới, khang trang

Các chính sách xã hội (thương binh, liệt sĩ, xóa đói giảm nghèo, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...) ngày càng được quan tâm và giải quyết tốt hơn

Trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, tội phạm và tệ nạn xã hội giảm Chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước được tuyên truyền thường xuyên, rộng rãi đến người dân

Hoạt động của các ban ngành,đoàn thể huyện ngày càng có hiệu lực, hiệu quả: Ý kiến khác... ...

5. Theo ông (bà) để công tác chi NSNN ngày càng tốt hơn, cần phải làm gì

Rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung hoàn thiện hệ thống các định mức phân bổ và sử dụng ngân sách hiện hành.

Triển khai ứng dụng lập và phân bổ ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn trên địa bàn.

Hoàn thiện cơ cấu chi NSNN

Hoàn thiện phân cấp chi ngân sách Nhà nước

Kiện toàn tổ chức bộ máy,nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính

Đổi mới, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB trên địa bàn

Tăng cường công tác thanh tra tài chính và thực hiện công khai tài chính các cấp Hoàn thiện hệ thống thông tin, phương tiện quản lý ngân sách

Khác

PHỤ LỤC 02 PHIẾU ĐIỀU TRA

(dành cho đối tượng thụ hưởng ngân sách) tại huyện Giao Thủy 1. Nghề nghiệp:

2. Tuổi:

3. Trình độ văn hóa: 4. Địa chỉ nơi cư trú:

Xin ông(bà) vui lòng cho biết một số thông tin sau:

1. Xã, thị trấn nơi ông (bà) cư trú đã nhận được khoản tài trợ nào từ ngân sách nhà nước để thực hiện các công trình sau đây: (có thể chọn nhiều mục)

Xây dựng đường nội bộ khu dân sinh Xây dựng trường học

Xây dựng các công trình nước sạch Xây dựng khu sử lý rác thải

Xây dựng chợ

Xây dựng nhà văn hóa Xây dựng cơ sở y tế Hệ thống thủy lợi nội đồng

2. Ông (bà) có nhận xét về chính sách xã hội (thương binh, liệt sĩ, xóa đói giảm nghèo, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...)của Nhà nước ta (Xin đánh dấu X vào 1 ô thích hợp)

Hợp lý Chưa hợp lý Chấp nhận được

3. Cơ sở y tế nơi ông bà cơ trú có chất lượng như thế nào?

Tốt Bình thường Kém

4. Trên địa bàn xã hoặc thị trấn nơi ông (bà) sinh sống đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng giáo dục có tạo điều kiện học tập của con em được tốt hơn không?

Có Không

Phiếu số:...

Những điều ghi trên phiếu sẽ được giữ kín

5. Đường giao thông nơi ông (bà) sinh sống tốt hơn đã giúp ích cho việc phát triển thương mại, thuận lợi cho đi lại hơn không?

Có Không

6. Trên địa bàn xã hoặc thị trấn nơi ông (bà) sinh sống nhà văn hóa được sử dụng có hiệu quả không?

Có Không

7. Trên địa bàn xã hoặc thị trấn nơi ông (bà) sinh sống chợ không?

Có Không

8. Nơi ông( bà) sinh sống hệ thống thủy lợi như thế nào ?

Chưa có hệ thống thủy lợi

Có nhưng rất kém, hầu như chưa đáp ứng yêu cầu Đáp ứng cơ bản yêu cầu về lượng nước

Đáp ứng yêu cầu cơ bản về nguồn nước và thời gian cấp nước

Đáp ứng cơ bản yêu cầu cả về lượng nước, thời gian cấp nước và giá cả

9. Theo đánh giá của hộ gia đình ông( bà) hệ thống điện phục vụ sản xuất và đời sống của địa phương như thế nào ?

Rất kém, hầu như chưa đáp ứng yêu cầu Đáp ứng cơ bản yêu cầu về đời sống

Đáp ứng cơ bản yêu cầu về đời sống và sản xuất

Đáp ứng cơ bản yêu cầu về công suất, thời gian cấp điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước huyện giao thủy tỉnh nam định (Trang 109 - 118)