Chính sách hỗ trợ trong việc phát triển nhãn hiệu thập thể gà ĐôngTảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhãn hiệu tập thể gà đông tảo trên địa bàn huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 85 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nhãn hiệu tập thể gà Đông

4.3.2. Chính sách hỗ trợ trong việc phát triển nhãn hiệu thập thể gà ĐôngTảo

Tảo tại huyện Khoái Châu

Các cơ quan nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cần đưa ra các chủ chương, chính sách, các chương trình nghiên cứu hợp lý để có thể hỗ trợ người nông dân Đông Tảo nhiều hơn nữa về vốn, về kỹ thuật chăn nuôi, về thuốc thú y, thức ăn, các kỹ thuật phòng bệnh và trị bệnh. Để người nông dân Đông Tảo có thể yên tâm, gắn bó hơn với nghề của mình, góp phần bảo vệ và phát triển nguồn gen một giống gà quý đã có từ lâu đời ở nước ta.

Gà Đông Tảo đang được giữ giống bằng nhiều phương cách, nhất là qua chương trình “Bảo tồn quỹ gen vật nuôi” do Nhà nước Việt Nam hỗ trợ kinh phí, lúc đầu từ 5-6 triệu đồng để nuôi 40-50 con, đến năm 1994 nâng lên 10 -15 triệu đồng để nuôi giữ 100-150 con. Từ đó gà thuần chủng đã nhân ra hàng chục nghìn con/năm, cung cấp cho một số địa phương ngoải tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lạng Sơn…để lai tạo với gà địa phương tạo ra thịt gà thương phẩm tăng trọng nhanh, có giá trị kinh tế cao.

Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Chương trình có mục tiêu nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về bảo hộ sở hữu trí tuệ để các doanh nghiệp chủ động xây dựng, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và

phát triển tài sản trí tuệ, trong đó ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp có các sản phẩm chiến lược, có tiềm năng xuất khẩu. Nội dung của chương trình là: tuyên truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ. Hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Theo đó tùy thuộc vào tình hình thực tiễn tại địa phương, các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ lựa chọn các sản phẩm của các làng nghề, làng nghề truyền thống của các điạ phương có tiềm năng tiêu thụ không chỉ trong nước mà được tiêu thụ ở các thị trường quốc tế đề xuất thực hiện các dự án nhằm xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm địa phương. Với chính sách này đã tạo điều kiện hỗ trợ về vốn cho các địa phương và cụ thể là các làng nghề, địa phương có sản phẩm truyền thống xây dựng, phát triển nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm được mang thương hiệu chính mình, chinh phục thị trường và người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tỉnh Hưng Yên cũng đã đăng ký tham gia thực hiện các dự án thuộc chương trình.

Năm 2011, tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 1497/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên việc việc tiếp tục triển khai Đề án Phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2011-2015 và ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung xa dân cư và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2011-2015.

Ngoài ra, dự án LIFSAP với tổng số 1.000 hộ tham gia chăn nuôi theo quy trình chăn nuôi an toàn trong 4 huyện của tỉnh Hưng Yên, trong đó Huyện Khoái Châu đã thiết lập chuỗi liên kết với 11 nhóm áp dụng quy trình (với 213 hộ tham gia) kết nối với 1 cơ sở giết mổ tập trung (cơ sở giết mổ tập trung của hộ Lê Đình Văn, xã Đoàn Kết).

Các dự án chương trình trên đã bước đầu giúp cho người dân huyện Khoái Châu có một vùng quy hoạch chăn nuôi an toàn và tiến tới hình thành một số cơ sở giết mổ và đóng gói tập trung để dần dần đưa vào hệ thống siêu thị của cả nước. Bước đầu làm cho người chăn nuôi Khoái Châu có cơ hội yên tâm đầu tư cho chăn nuôi giống gà mang nhiều nét đặc trưng riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhãn hiệu tập thể gà đông tảo trên địa bàn huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)