Một số giải pháp trong công tác phát triển nhãn hiệu tập thể gà ĐôngTảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhãn hiệu tập thể gà đông tảo trên địa bàn huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 91 - 103)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Định hướng và giải pháp trong công tác phát triển nhãn hiệu tập thể gà

4.4.2. Một số giải pháp trong công tác phát triển nhãn hiệu tập thể gà ĐôngTảo

Tảo tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

4.4.2.1. Sử dụng các nguồn giống tin cậy và đảm bảo chất lượng

Về con giống có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, do vậy ngay từ bước đầu phải tuân thủ đúng quy trình chọn giống của hội chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo, bảo tồn tốt nguồn gen quý hiếm này. Giá con giống tăng sẽ làm cho hiệu quả kinh tế giảm vì vậy cần thiết phải lựa chọn con giống cho chăn nuôi có chất lượng đảm bảo. Các hộ cần mua con giống tại các cơ sở đảm bảo chất lượng và cần nâng cao kỹ năng trong kỹ thuật chọn lựa con giống của mình. Cần thiết đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống tại địa phương, đảm bảo về chất lượng và giá cả vì hiệu quả kinh tế sẽ được nâng cao hơn khi sử dụng nguồn giống tốt.

Ngoài ra chất lượng con giống còn ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn gà Đông Tảo. Nếu con gà ban đầu mà khỏe mạnh, không có bệnh tật thì tốc độ tăng trưởng tốt, không cần sử dụng nhiều thuốc thú y. Còn con gà ban đầu mà yếu hoặc có dịch bệnh khả năng sinh trưởng kém, thậm chí có thể chết đi như thế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các hộ. Vì vậy các hộ chăn nuôi gà Đông Tảo ở đây cần có nguồn bán giống ổn định và đảm bảo. Vì vậy cần xây dựng một số cơ sở, hay một số hộ chuyên sản xuất gà giống Đông Tảo dưới sự giám sát của hội chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo, theo đúng quy trình đã quy định trong sổ tay chất lượng.

UNBD huyện Khoái Châu, hội chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo cần tổ chức các hội nghị tập huấn về kỹ thuật chọn lọc, bảo tồn giống gà gốc, chăn nuôi gà thương phẩm và thụ tinh nhân tạo cho gà Đông Tảo gốc, kiểm tra đánh giá chất lượng giống gà đã được chọn lọc, bảo tồn cho nông dân. Thực hiện bảo tồn thụ tinh nhân tạo cho giống gà Đông Tảo gốc. Nội dung tập huấn cần quan tâm đến các vấn đề sát với thực tế như: kỹ thuật chọn lọc và nhân giống gà Đông Tảo thuần chủng trong điều kiện chăn nuôi nông hộ, kỹ thuật chăn nuôi gà Đông Tảo thuần chủng trong điều kiện chăn nuôi nông hộ, kỹ thuật phòng và trị bệnh cho đàn gà Đông Tảo thuần chủng trong điều kiện chăn nuôi nông hộ và kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho đàn gà Đông Tảo thuần chủng trong điều kiện chăn nuôi nông hộ. Cần tổ chức đo đếm các chỉ tiêu, chọn lọc và xây dựng mô hình bảo tồn giống gà Đông Tảo gốc, gà sinh sản nhằm bảo tồn và khai thác nguồn giống gốc, giống thuần tại địa phương.

4.4.2.2. Lựa chọn quy mô chăn nuôi hợp lý

Qui mô chăn nuôi ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế. Tùy vào điều kiện cụ thể các hộ có thể tăng hay giảm quy mô chăn nuôi cho hợp lý. Các nhóm hộ nuôi với quy mô hộ gia đình có thể tăng quy mô vì quy mô chăn nuôi làm cho tổng lợi nhuận tăng lên. Tuy nhiên, khi xem xét tăng quy mô chăn nuôi của nhóm hộ này, hộ cần chú ý đến nguồn lực sản xuất của mình có phù hợp với việc tăng quy mô hay không, tránh việc tăng quy mô không hợp lý. Tóm lại việc tăng, giảm hay giữ nguyên quy mô chăn nuôi phụ thuộc vào mục tiêu của các hộ khác nhau song cần xem xét đến các yếu tố về nguồn lực đất đai, vốn…

Giá gà Đông Tảo có sự chênh lệch giữa các hộ, giữa các hộ có qui mô chăn nuôi khác nhau thì giá bán cũng có sự chênh lệch, các hộ có quy mô lớn, giữ được giống gà đẹp thì có nhiều khách hàng và bán được giá hơn so với những hộ khác. Gà Đông Tảo phát triển tại huyện Khoái Châu với số lượng như hiện nay không chỉ là do sự tăng lên về số lượng các hộ chăn nuôi mà còn do qui mô chăn nuôi, các hộ ở đây rất nhiều hộ tăng gấp 3 lần qui mô so với 3 năm trước vì họ thấy được hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi gà Đông Tảo, do tích lũy thêm được kinh nghiệm qua các năm và vẫn còn diện tích đất trong nhà để mở rộng chăn nuôi. Một số hộ do không có nhiều lao động trong nhà, tuổi đã cao, nguồn vốn hạn hẹp hay diện tích đất hạn chế nên chỉ có thể duy trì qui mô hiện tại. Một số khác, do muốn tập trung vào trồng trọt hay chăn nuôi vật nuôi khác nên giảm qui mô chăn nuôi gà Đông Tảo.

Công tác quy hoạch định hướng chăn nuôi là rất cần thiết khi mở rộng qui mô, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia cầm phù hợp với điều kiện đất đai, lao động. Từng bước tách hẳn việc nuôi gà Đông Tảo riêng biệt không sống chung với người và các động vật nuôi khác, không khuyến khích nuôi gà Đông Tảo ở khu đông dân cư, trường học.

Kiên quyết không cấp giấy phép cho các hộ chăn nuôi với số lượng lớn, cũng như không cho tham gia vào hội chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo nếu không đủ điều kiện, đồng thời đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, khuyến khích những hộ có đất vườn rộng rãi chăn nuôi với qui mô lớn.

Việc tăng qui mô có thể làm cho tổng lợi nhuận tăng, nhưng cần chú ý khi tăng qui mô chăn nuôi của hộ và không có sự can thiệp vào các yếu tố sẽ làm cho lợi nhuận giảm, do đó cần thiết phải chú ý đến việc đầu tư con giống, thức ăn hợp lý hay áp dụng một tiến bộ khoa học mới để tăng hiệu quả kinh tế.

4.4.2.3. Nâng cao trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi gà Đông Tảo

Về trình độ chăn nuôi, nhận thức của người chăn nuôi cần được nâng cao, thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác nhau để được kết quả và hiệu quả kinh tế khác nhau. Nâng cao nhận thức của người dân về chăn nuôi an toàn thông qua việc tuyên truyền bằng các hình thức họp dân và hệ thống loa toàn thôn, xã, qua hiệp hội chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo cần tổ chức nhiều buổi họp phổ biến các biện pháp chăn nuôi an toàn, tiêm phòng đúng lịch.

Tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ. Công tác tập huấn cần phải được thực hiện theo nguyên tắc “tập huấn những gì học

viên cần, không phải những gì mình có” nên để xây dựng nội dung và chương

trình đào tạo, tập huấn phải bám sát thực tiễn, không lãng phí nguồn kinh phí. Do đó, công tác tập huấn chuyển giao TBKT trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Khoái Châu cần tập trung vào các nội dung như: chuẩn bị chuồng trại chăn nuôi, cải tạo chuồng trại và phun thuốc phòng bệnh đúng quy trình, không chăn nuôi ở những vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, chọn tạo và giữ gìn tốt nguồn gen đặc biệt của gà Đông Tảo, tiêm vacxin đúng lịch, chăm sóc và phòng trị bệnh cho gà, thu hoạch và xuất bán.

Hình thức đào tạo, tập huấn cần được thực hiện theo hướng đa dạng, linh hoạt phù hợp với đối tượng, nội dung và điều kiện cụ thể. Các lớp tập huấn áp dụng phương pháp học có sự tham gia của học viên và lấy học viên làm trung tâm, đồng thời trong giảng dạy áp dụng theo phương pháp học trải nghiệm nên thu hút, huy động được học viên tham gia qua đó chuyền tải các nội dung được rộng hơn và sâu hơn tới các học viên, khuyến khích họ áp dụng các kiến thức được chuyển giao vào trong sản xuất thực tế.

UBND huyện cần chỉ đạo Trạm Khuyến nông phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát số lượng và chất lượng khuyến nông viên xã đánh giá nhu cầu đào tạo và trình độ năng lực của hệ thống khuyến nông xã để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo và nội dung đào tạo bổ sung các kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp khuyến nông cho các khuyến nông xã chưa được đào tạovàkỹ thuật liên quan tới chăn nuôi gia cầm. Đồng thời, cần phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở KH&CN tỉnh Hưng Yên, các dự án, các đơn vị có liên quan cử lực lượng cán bộ khuyến nông huyện, khuyến nông viên tham gia các lớp tập huấn,

nâng cao năng lực để phục vụ tốt hơn cho công tác tại địa phương. Thông qua các lớp tập huấn, các cán bộ khuyến nông, khuyến nông viên cơ sở được trang bị những kiến thức tổng hợp cần thiết để đáp ứng nhu cầu công việc và có cơ hội đươc học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp tại các đơn vị bạn và được tham quan những mô hình kinh tế làm ăn hiệu quả. Từ đó, hệ thống khuyến nông sẽ là các hạt nhân để chuyển giao TBKT trong chăn nuôi gia cầm cho các hộ dân trên địa bàn huyện.

UBND huyện Khoái Châu cần chỉ đạo Trạm khuyến nông huyện phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tăng cường tập huấn bồi dưỡng về công nghệ nuôi, bảo tồn nguồn gen và sử dụng thức ăn công nghiệp, bảo vệ môi trường phòng ngừa dịch bệnh. Đồng thời, xây dựng các điểm mô hình trình chăn nuôi và giám sát theo đúng tiêu chuẩn của hội chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo, để đảm báo dung chất lượng đầu ra. Hỗ trợ nghiên cứu và nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi mới nhằm giảm thiểu rủi ro và phù hợp với khả năng đầu tư của nông dân. Tăng cường phổ biến kỹ thuật trên tờ gấp, tờ tranh, trên băng ghi hình, phương tiện thông tin đại chúng, trên các chương trình khuyến ngư của tỉnh Hưng Yên, trên cổng thông tin của Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Khoái Châu cũng như các chương trình khoa học trên tạp chí khoa học công nghệ,...

Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hưng Yên, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên, các tổ chức khuyến nông khác để chuyển tải những kết quả nghiên cứu, những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đã tổng kết. Phối hợp với các Hội nghề nghiệp các tổ chức khuyến nông tự nguyện, các đoàn thể quần chúng, các cơ quan truyền thông đại chúng, tạo thành mạng lưới khuyến nông rộng khắp, thông tin nhanh những kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất,...Tuyên truyền cho các hộ tham gia hiệp hội cũng như các hộ không tham gia hiệp hội chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo nắm được phương pháp quản lý chất thải từ chăn nuôi gà và xử lý rác, gà chết để đảm bảo nguồn bệnh không lây lan ra khu vực xung quanh. Xã hội hóa công tác khuyến nông, phát triển mạng lưới cộng tác viên cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn và trao đổi thông tin về khoa học công nghệ, kỹ thuật và thị trường đến người sản xuất.

Lợi thế về điều kiện tự nhiên, quy mô chăn nuôi và chất lượng sản phẩm đã được khẳng định nhưng với cơ hội về vốn, khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, điểm mấu chốt tại các hộ chăn nuôi là trình độ của chính họ. Hiệu quả kỹ thuật tại các hộ chưa cao là phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như trình độ văn hóa của người nuôi chính, khả năng tiếp cận khuyến nông… Vì vậy trước hết các hộ chăn nuôi càn thực hiện tốt và đầy đủ các quy trình phòng bệnh cho gà Đông Tảo. Thực hiện tốt công tác khuyến nông, công tác khuyến nông có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp đặc biệt với quy mô nuôi và giá trị kinh tế của gà Đông Tảo thì công tác này lại càng quan trọng. Các hộ chăn nuôi gà Đông Tảo đa số xuất phát từ nông thôn vì vậy trình độ của họ chưa cao, chưa sẵn sàng tiếp cận với công nghệ mới, do đó khuyến nông đóng vai trò làm cầu nối giúp chăn nuôi có hiệu quả hơn. Khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng tương đối lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm vì vậy người chăn nuôi cần phải tuân thủ tốt quy trình chăn nuôi của hiệp hội chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo.

Những năm qua, các hộ chăn nuôi ở đây đều được tham gia các lớp tập huấn do phòng NN và PTNT, trạm khuyến nông, hiệp hội chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo tổ chức, tuy nhiên số hộ tham gia không nhiều, những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không được tham gia tập huấn, nội dung tập huấn thường là kỹ thuật xây dựng chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi an toàn, phương pháp phòng và chống dịch bệnh, phương pháp chọn tạo giống gà thuần chủng, cách chọn và sử dụng thức ăn.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Khoái Châu, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gà Đông Tảo đã được người dân quan tâm, thực hiện. Tuy nhiên qua nghiên cứu thực tế cho thấy, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gà Đông Tảo chưa được thực hiện sâu rộng, nhiều hộ dân vẫn thực hiện theo cảm tính, do đó vừa ngây lãng phí nguồn lực, gây ô nhiễm môi trường dẫn tới hiệu quả kinh tế chưa cao. Do vậy, việc tăng cường tập huấn chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Khoái Châu trong thời gian tới là hết sức quan trọng và cần thiết.

4.4.2.4. Nâng cao vai trò của hiệp hội sản xuất và kinh doanh gà Đông Tảo Hiệp hội cần phải tăng cường hơn nữa việc tập huấn và chuyển giao các kỹ thuật mới trong chăn nuôi, tư vấn hợp lý giúp họ nông dân tự tin, sử dụng đầu vào một cách tối ưu và chăn nuôi có hiệu quả hơn. Hiệp hội cần tư vấn để giúp nông dân có nguồn giống tin cậy và phù hợp với điều kiện nuôi ở địa phương và

tuân thủ đúng quy trình chăn nuôi của hiệp hội để đảm bảo chất lượng đầu ra. Các hội viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

Nâng cao trách nhiệm của hiệp hội sản xuất và kinh doanh gà Đông Tảo, bảo vệ độc quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “gà Đông Tảo” đã được bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ bằng các hoạt động thực tế, chống hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu bát hợp pháp. Nhãn hiệu tập thể này là tài sản chung của Hội, chỉ được sử dụng trên sản phẩm đạt tiêu chuẩn của các hội viên bên cạnh nhãn hiệu của riêng họ. Hội viên có thể bị khai trừ nếu có những hoạt động làm ảnh hưởng đến uy tín của Hội, vi phạm điều lệ hội. Bảo vệ uy tín, chất lượng các sản phẩm gà Đông Tảo bằng các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu, phổ biến kỹ thuật cho người chăn nuôi nhằm duy trì và nâng cao uy tín, giá trị của sản phẩm gà Đông Tảo.

Nâng cao trách nhiệm của ban chấp hành hiệp hội kết hợp với thú ý xã, thôn về giám sát, kiểm soát dịch bệnh và hỗ trợ người dân khi có dịch bệnh xảy ra trên đàn gà của họ và tránh lây lan ra các hộ khác.

Ban giám sát cần kết hợp với chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ việc xuất bán gà từ địa phương sang nơi khác để ngăn chặn mầm bệnh. Đối với người đến mua gà bằng phương tiện xe tải, xe máy cần đề nghị phụ thuốc sát trùng.

Nghiên cứu tốt nhu cầu của thị trường để tìm ra hướng đi mới cho phát triển nhãn hiệu, đặc biệt chú ý đến mặt hàng gà đã giết mổ và đóng gói để bán trong siêu thị, thị trường này rất rộng lớn mà hiện đang còn bỏ ngỏ đối với gà Đông Tảo mang nhãn hiệu tập thể. Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y của các trang trại chăn nuôi, tổ chức kiểm dịch trước khi xuất chuồng. Kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông tiêu thụ sản phẩm gia cầm, các chợ buôn bán gia cầm sống. Đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhãn hiệu tập thể gà đông tảo trên địa bàn huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 91 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)