BA VÌ
BA VÌ thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 60km về phía tây. Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Hệ thống đường giao thông đối ngoại đang hình thành kết nối huyện Ba Vì với các địa phương, các vùng lân cận: Đường QL 32, Đại lộ Thăng Long, Đường Hồ Chí Minh,…
Huyện Ba Vì gồm 31 xã, thị trấn với diện tích tự nhiên là 424,02km2, dân số năm 2014 là 273.123 người với 3 dân tộc : Kinh, Mường, Dao. Địa hình của huyện Ba Vì khá phức tạp, có sự phân chia rõ rệt giữa các khu vực : vùng núi gồm 7 xã, vùng đồi gò gồm 13 xã, vùng đồng bằng gồm 10 xã, thị trấn và đặc biệt có 01 xã (Minh Châu) nằm ở giữa sông[1].Ba vì là nơi có mạng lười thủy văn hết sức độc đáo, xung quanh bao bọc bởi 02 dòng sông là Sông Hồng và Sông Đà. Ngoài ra còn có nhiều dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống, mùa mưa lượng nước lớn tạo ra các thác đẹp như Ao Vua, thác Ngà, Khoang Xanh... Đứng trên đỉnh núi Ba Vì có thể quan sát được toàn cảnh non nước của vùng. Phía Tây là dòng Sông Đà, phía Đông là hồ Đồng Mô, phía Bắc là hồ Suối Hai, xa hơn là dòng Sông Hồng. Tất cả tạo nên cảnh trí non nước thơ mộng của vùng đất Ba Vì.
Đất đai huyện Ba vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích đất đai toàn huyện. Nhóm đất vùng đồi núi 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của huyện.
Ba vì có hệ thống giao thông đường thủy bộ rất thuận lợi nối với các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ vùng đồng bằng Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội.Với nhứng lợi thế về giao thông đường thủy, bộ Ba vì có điều kiện giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội với bên ngoài tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế cơ cấu đa dạng : nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp.
[1]Trước khi sáp nhập về thành phố Hà Nội, huyện Ba Vì có 32 xã với 02 xã nằm giữa sông Hồng là: Minh Châu và Tân Đức. Hiện nay, xã Tân Đức thuộc thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ