Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 36 - 37)

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền từ Trung ương, Thành phố đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của huyện được cải thiện đáng kể. Đặc biệt tập trung đầu tư hệ thống đường giao thông liên xã, đường tỉnh lộ; các công trình giáo dục, văn hóa, trụ sở làm việc các cơ quan nhà nước; hạ tầng các xã thuộc dự án Nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng; hạ tầng du lịch; hạ tầng các xã xây dựng nông thôn mới và thực hiện dồn điền đổi thửa. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tê của huyện và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Năm 2016, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện (theo giá hiện hành) là 13.989 tỷ đồng, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 13,9% so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế: nhóm ngành dịch vụ chiếm 49,1%; nhóm ngành nông lâm nghiệp chiếm 36,6%; nhóm ngành công nghiệp xây dựng chiếm 14,3%.

Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản năm 2016 là 1.662 tỷ đồng tăng 24,4% so với năm 2015. Nông nghiệp với 2 sản phẩm đặc trưng Ba Vì đó là Chè sản lượng 12.800 tấn /năm, sản lượng sữa đạt 9.750 tấn/ năm.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghệp năm 2016 là 6.500 tỷ đồng, tăng thêm 34% so với năm 2015, có 12 làng nghề động hiệu quả.

Dịch vụ du lịch năm 2016 đạt 1.803 tỷ đồng, tăng 48,4 % so với năm 2015, thu hút được 1,2 triệu khách du lịch, có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch.

Do huyện có địa bàn rộng, kinh tế chủ yếu dựa và sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn chưa phát triển mạnh nên nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thấp. Thu ngân sách địa phương được hưởng sau điều tiết hàng năm chỉ đảm bảo 5-7% tổng chi ngân sách địa phương; phần còn lại chủ yếu thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Do vậy khả năng tự cân đối ngân sách đảm bảo nhu cầu chi nói chung, tập trung vốn cho đầu tư phát triển là rất hạn chế. Số tiền thu từ nguồn giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất hàng năm chỉ đảm bảo đáp ứng 3-5% nhu cầu đầu tư phát triển toàn huyện.

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Vì đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 894/QĐ-UBND ngày 20/02/2012. Huyện Ba Vì tập trung hoàn thành các dự án quy hoạch : Đô thị Tản Viên Sơn, Thị trấn Tây Đằng, Quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch truyền thanh, quy hoạch sử dụng đất. Triển khai các dự

án quy hoạch mới: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ba Vì, Quy hoạch phát triển thương mại đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Tạo cơ chế huy động các nguồn vốn xã hội đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)