Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quyết toán ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

 Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán và quyết toán NSX

Thứ nhất,đối với công tác hạch toán kế toán

+ Tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ kế toán tài chính cấp xã, cấp huyện, phải có trình độ chuyên môn theo quy định. Phải có quy định cụ thể cho các cấp chính quyền Nhà nước không được thay đổi cán bộ chuyên môn nếu không có lý do chính đáng hoặc thay đổi thì phải là người có đủ năng lực chuyên môn theo quy định. Tiếp tục hoàn thiện chương trình kế toán chuyển giao của Bộ Tài chính và kết nối thông suốt, vận hành mạng nội bộ của ngành.

+ Xây dựng đội ngũ kế toán có đạo đức, trung thực, liêm chính, có ý thực phục vụ lợi ích của cộng đồng, có tinh thần hợp tác, say mê nghiên cứu nghiệp vụ trong lĩnh vực được phân công. Cần có kế hoạch hợp lý về việc bồi dưỡng, đào tạo

và đào tạo lại đội ngũ kế toán m ột cách căn bản và đồng bộ trong quy hoạch đào tạo dài hạn và ngắn hạn.

Thứ hai,đối với công tác quyết toán NSX:

+ Sau khi nhận được báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp xã, Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp huyện có trách nhiệm xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho cấp xã.

+ Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm thẩm định quyết toán thu NSNN phát sinh trên địa bàn xã, quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách địa phương trình UBND thành phố xem xét gửi Bộ Tài chính, đồng thời trình HĐND thành phố phê duyệt.

+ Đối với KBNN huyện có trách nhiệm tổ chức hạch toán kế toán thu, chi NSNN theo mục lục NSNN đảm bảo các khoản thu, chi NSNN phát sinh được hạch toán chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ theo định kỳ hàng tháng, quý, năm.

+ Quyết toán chi NSNN phải thực sự quan tâm khâu phân tích số liệu, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của địa phương, tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND các cấp và rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc quản lý và điều hành chi NSNN ở địa phương cho những năm tiếp theo.

+ Hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán, quyết toán NSNN. Thực hiện kiểm toán nội trong các đơn vị, cơ quan sử dụng kinh phí NSNN. Nghiên cứu thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn từ NSNN.

 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tài chính Ngân sách xã

Thanh tra tài chính là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước trong công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý NSX nói riêng. Công tác thanh tra tài chính nhằm giúp phát hiện, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các sai phạm trên lĩnh vực tài chính, ngân sách, đồng thời qua đó phát hiện những sơ hở của cơ chế, chính sách, chế độ, quản lý chi để kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Vì vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát đòi hỏi phải đảm bảo chính xác, trung thực và khách quan, khi kết luận phải có căn cứ, có tác dụng tích cực đối với đơn vị được thanh tra, đồng thời chỉ rõ những việc làm được để phát huy và những việc chưa làm được để đơn vị có hướng khắc phục sửa chữa.

Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý NSX trên địa bàn huyện Ba Vì cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Xác định các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần tập trung thanh tra, đặt biệt là các lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm như thất thu NSNN đối với thu thuế và lãng phí, thất thoát vốn trong chi NSNN cho công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang bị tài sản, tình hình sử dụng ngân sách của các đơn vị dự toán, công tác quản lý thu chi ngân sách của cấp xã.

- Huyện Ba Vì cần lên kế hoạch nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, thường xuyên đào tạo, cập nhật các kiến thức mới không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản lý nhà nước mà còn nhiều kiến thức tổng hợp khác.

- Phải đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch thu NSNN, dự toán chi ngân sách và thực tế đã thu, chi NSNN. Qua thanh tra cần kết hợp với việc đánh giá hiệu quả sau thực hiện thu, chi ngân sách.

- Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan có chức năng thanh tra ở địa phương để tránh chồng chéo, trùng lắp trong quá trình thanh tra, gây khó khắn,ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được thanh tra, đồng thời gây tốn kém chi phí triển khai công tác thanh tra.

- Xử lý nghiêm minh các sai phạm được phát hiện để nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra. Tùy theo tính chất, mức độ của sai phạm mà kiến nghị xử lý cho phù hợp nhằm làm cho công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp, răn đe sai phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)