Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 67 - 69)

Lập dự toán là việc lên kế hoạch thu, chi ngân sách cho năm ngân sách tới, toàn bộ các dự kiến về các khoản thu, chi ngân sách cho năm ngân sách tới, các dự

kiến về các khoản thu như thuế, phí, lệ phí... và các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển... Lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý ngân sách cũng như làm cho ngân sách có tính ổn định, an toàn và hiệu quả như vậy chất lượng của công tác quản lý ngân sách phụ thuộc rất nhiều vào công tác lập dự toán.

- Theo Luật Ngân sách năm 2002 thì lập dự toán ngân sách nhà nước phải căn cứ vào phương hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo, song với thực trạng trong khâu lập dự toán cấp xã tại các xã trên địa bàn huyện Ba Vì cần phải hạn chế ngay tình trạng dự toán của đơn vị trực thuộc xây dựng thiếu căn cứ, thiếu định mức, xa rời khả năng cân đối ngân sách.

- Cần phân cấp công tác thu ngoài quốc doanh trên địa bàn cho cấp xã và cho được hưởng 100% khoản thu này nhằm giảm trợ cấp cân đối từ ngân sách từ huyện; Có như vậy mới nâng cao vai trò quản lý nhà nước của cấp xã trong việc quản lý các cơ sở kinh doanh trên địa bàn xã và tạo được cơ chế thu hút vốn đầu tư tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó sẽ tạo ra nguồn thu cho địa phương và chủ động trong sử dụng nguồn thu.

- Lập dự toán ngân sách nhà nước phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo. Lập dự toán ngân sách nhà nước phải dựa trên các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi tài chính.

- Lập dự toán ngân sách nhà nước phải đảm bảo đúng trình tự và thời gian. Đối với số thu của các cơ sở làm kinh tế trên địa bàn xã phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, các Luật thuế, Pháp lệnh về phí, lệ phí và các chế độ thu ngân sách; Cần dự kiến số thu và các khoản phải nộp ngân sách.

+ Uỷ ban nhân dân, phòng Tài chính huyện cần có trách nhiệm tích cực trong việc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự toán thu, chi ngân sách xã thuộc phạm vị mình quản lý, phối hợp với cơ quan thuế đồng cấp lập dự toán thu ngân sách nhà nước, dự kiến số từ các sắc thuế theo chế độ cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Dự toán ngân sách nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định của pháp luật và phân tích, dự báo về yếu tố tăng trưởng kinh tế, thị trường giá cả. Đồng thời thực hiện đầy đủ các quy định về khuyến khích sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường. Thực hiện các biện pháp

tăng cường quản lý thu, hoàn thuế giá trị gia tăng, thu hồi số thuế bị chiếm đoạt, chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Xây dựng dự toán chi ngân sách phải căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi tiêu, các chế độ chính sách của Nhà nước, giá cả thị trường hợp lý và khả năng khoản trợ cấp cân đối tỉnh giao. Thiết lập hệ thống định mức phân bổ chi ngân sách khoa học phù hợp với từng địa phương có thể định mức theo dân số hoặc số đầu mối quản lý. Phải thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục, thời gian xây dựng dự toán ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành, quyết toán ngân sách. Nâng cao chất lượng lập dự toán để đảm bảo quy mô, cơ cấu các khoản chi hợp lý nhằm hạn chế lãng phí, ỷ lại, bao cấp trong khâu lập dự toán, đồng thời tăng khả năng chấp hành ngân sách, tiết kiệm và hiệu quả chi ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)