Chấp hành dự toán chi NSX trên địa bàn huyện Ba Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

Trong những năm gần đây, việc quản lý chi ngân sách xã về cơ bản đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra. Chi ngân sách xã là một trong những nguồn lực quan trọng góp phần vào tốc độ tăng trưởng và phát triển của thành phố. Thông qua đó khơi dậy và phát huy được các tiềm lực kinh tế trong nhân dân tham gia tích cực vào quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương, nâng cao vai trò của chính quyền cấp cơ sở trong việc quản lý kinh tế xã hội ở địa phương.

Bảng 4.8. Thực hiện chi ngân sách cấp xã huyện Ba Vì

TT NỘI DUNG Năm 2014 (triệu đồng) Năm 2015 (triệu đồng) Năm 2016 (triệu đồng) 2015/ 2014 (%) 2016/ 2015 (%) Bình quân (%) 1 2 3 4 5 6 7 8

1 Chi đầu tư phát

triển 15.674,0 101.783,0 68.895,0 649,4 67,7 358,5 2 Chi thường xuyên 206.651,0 187.560,0 197.573,0 90,8 105,3 98,1 3 Chi khác ngân

sách xã 28.421,0 11.874,0 252,0 41,8 2,1 22,0

Tổng cộng 251.001,6 301.791,5 283.128,8 120,1 88,5 104,3

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Huyện Ba Vì (1) Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển là khoản chi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chi đầu tư phát triển có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất… Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các khoản chi đầu tư ở các xã trên địa bàn huyện Ba Vì tăng khá nhanh làm bộ mặt của huyện thay đổi nhanh chóng.

Trong 3 năm qua (2014-2016), số chi ngân sách xã cho đầu tư phát triển biến động không đồng đều, tuy nhiên đều vượt dự toán đặt ra đặc biệt là năm 2014 chi cho đầu tư phát triển đã vượt dự toán 1.629,2% do một số xã trên địa bàn huyện đã chú trọng vào công tác đầu tư cho các công trình xây dựng đường xá, bê tông hóa các con đường liên thôn, đầu tư sửa chữa, mua sắm tài sản cố định, sửa mới nhà văn hóa thôn, mở rộng quy mô trường học, cụ thể: xây dựng mới 5.200 m đường bê tông phát triển làng nghề trên địa bàn các xã Phú Châu, Ba Trại; xây mới trụ sở

UBND các xã Tản Lĩnh, Tây Đằng, Cổ Đô, nâng cấp nhà văn hóa xã Thụy An, Tiên Phong, Cổ Đô, đồng thời trang bị, nâng cấp hệ thống máy tính phục vụ công tác quản lý trên địa bàn toàn huyện, xây dựng các dự án, đào đắp, cứng hóa kênh mương giao thông thủy lợi nội đồng phục vụ công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn các xã trên địa bàn huyện Ba Vì.

Năm 2015, chi cho đầu tư phát triển qua NSX trên địa bàn huyện là 101.783 triệu đồng, vượt chi so với dự toán 854,8%. Năm 2016, chi đầu tư phát triển qua NSX là 68.895 triệu đồng, vượt chi so với dự toán là 435,7%. Nhìn một cách tổng thể, tổng các năm qua việc ngân sách chi đầu tư phát triển cho địa phương là khá ổn định và có chiều hướng ngày càng tăng. Đây là tiền đề thuận lợi cho địa phương trong việc phát triển kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất lao động và góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

(2) Chi thường xuyên

Chi thường xuyên là khoản chi mang tính chất chi tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà nước. Chi thường xuyên gồm: Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự; chi sự nghiệp giáo dục; chi sự nghiệp y tế; chi sự nghiệp văn hóa, thông tin; chi sự nghiệp thể dục thể thao; chi sự nghiệp phát thanh; chi sự nghiệp xã hội; chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể và chi thường xuyên khác.

Hàng năm nguồn ngân sách nhà nước chi một lượng tài chính cho lĩnh vực không sản xuất, lượng chi này một phần cơ bản được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cư trong lĩnh vực phát triển văn hóa – xã hội, nó có mối quan hệ trực tiếp với thu nhập và nâng cao mức sống cho dân cư.

Từ bảng số liệu ta có thể thấy rằng, trong 03 năm (2014 – 2016), số chi thường xuyên biến động không đều qua các năm và đều vượt dự toán đề ra. Số chi thường xuyên tăng so với kế hoạch là do tăng đầu tư cho sự nghiệp an ninh trật tự, dân quân tự vệ, giáo dục, y tế, sự nghiệp xã hội, quản lý Đảng, Đoàn, Nhà nước….Cụ thể ở một số khoản mục chi như sau:

Đối với sự nghiệp dân quân tự vệ, an ninh trật tự: tăng dần qua các năm.

Nguyên nhân là do trong các năm qua các xã đã tổ chức các lớp học luật nghĩa vụ quân sự, thăm hỏi tặng quà cho các tân binh nhập ngũ, tổ chức phúc tra quân dự bị. Huyện Ba Vì là huyện có nhiều điểm du lịch do đó công tác đảm bảo an ninh trật tự phục vụ lễ hội, du lịch ngày càng tăng nhằm đảm bảo an toàn cho du khách.

công tác tập huấn, diễn tập phòng thủ quốc phòng; tăng mức trợ cấp tiền công, tiền ăn cho đối tượng dân quân, tự vệ. Đảm bảo kinh phí trực công an đối với các xã trọng điểm về tình hình an ninh, trật tự, tình hình tệ nạn xã hội có xu hướng diễn biến phức tạp.

Đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo: trong các năm qua, sự nghiệp giáo dục

tại địa bàn xã tăng cao do xã đã chú trọng đầu tư sửa sang, xây mới lại các trường học như trường Tiểu học Cam Thượng, trường tiểu học Ba Trại, Phú Đông, Phong Vân, Tản Hồng, Châu Sơn, Phú Phương… mua sắm thêm các trang thiết bị dạy và học như đèn, bàn, ghế, tủ đựng, máy vi tính, máy chiếu; lập các quỹ khuyến học để khuyến khích tinh thần học tập ở các em học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống và học tập. Kinh phí mua sắm trang thiết bị cho các trường chuẩn, đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ khối giáo dục.

Đối với sự nghiệp y tế: tăng không đồng đều qua các năm, cụ thể: năm 2014

chi cho sự nghiệp y tế chỉ bằng 85,9% so với dự toán, lý do của vấn đề này là do khi lập dự toán, chính quyền xã Thái Hoà, Thuần Mỹ dự kiến sẽ xây dựng lại trạm y tế thay cho cơ sở hiện tại đang xuống cấp, tuy nhiên trong năm 2014 kế hoạch này chưa được thực hiện dẫn đến số thực chi thấp hơn so với dự toán. Tuy nhiên năm 2016, huyện đã cho xây mới, sửa sang lại cơ sở vật chất cho trạm y tế một số xã, mua mới thêm 78 giường bệnh, 23 tủ thuốc, 25 máy vi tính để cho công tác khám chữa bệnh được nhanh chóng, kịp thời và tăng lương cho cán bộ y tế xã.

Đối với sự nghiệp xã hội: tăng qua các năm do tăng chi cho quỹ tình nghĩa,

quỹ vì người nghèo, quỹ người cao tuổi, quỹ chất độc màu da cam, hưu và các trợ cấp khác. Ngoài ra còn chi hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho 127 đối tượng chính sách, thăm hỏi tặng quà cho các hộ nghèo, bà mẹ Việt Nam anh hùng nhân ngày quốc khánh, tết nguyên đán 112 xuất quà với trị giá mỗi xuất quà là 3 triệu đồng, làm lễ mừng thọ cho các cụ cao tuổi từ 70-90 tuổi,… Các khoản chi cho sự nghiệp xã hội tăng dần qua các năm là một điều rất tích cực và thể hiện chính sách quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với các đối tượng trợ cấp xã hội.

Đối với sự nghiệp quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể: do bổ sung bộ máy

quản lý và các ban ngành, đoàn thể nên các khoản chi cho tiền lương cán bộ, phụ cấp cán bộ không chuyên trách, phụ cấp khác, chi BHXH, BHYT, chi hoạt động, chi quản lí nhà nước, Ðảng, đoàn thể tăng mạnh trong 3 năm.

Nhìn chung, chi thường xuyên ở các xã trên địa bàn huyện đã chú trọng chi trả chế độ cho con người như tiền lương, sinh hoạt phí, phụ cấp cho cán bộ hưu, bí

thư chi bộ,…đảm bảo cho bộ máy tổ chức cấp cơ sở, hoạt động của Đảng và Đoàn thể. Công tác quản lý chi đã được tăng cường, vai trò của HĐND, ban thanh ra nhân dân đã phát huy được tác dụng trong việc kiểm tra, giám sát các khoản chi thường xuyên ở xã. Cụ thể:

- Trước khi tiến hành duyệt chi, cán bộ quản lý tiến hành rà soát, kiểm tra tính hợp lý của khoản chi, từ đó quyết định mức chi. Trong quá trình giải ngân, thủ trưởng các xã luôn theo dõi và trực tiếp đánh giá công tác chi, chính vì thế hạn chế được tình trạng chi khống, tham ô, biển thủ của cán bộ xã, dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn NSNN.

Bên cạnh đó, trong quá trình kiểm tra, ra soát việc chi thường xuyên nếu phát hiện có sai sót, huyện chỉ đạo các xã triển khai tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp xử lý nhằm quy kết trách nhiệm nếu đó là do lỗi cố ý của cán bộ hoặc buộc phải nộp phạt, bồi thường nếu do những lỗi sơ ý. Nếu sai sót xuất phát từ trình độ chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc thì tiến hành xa thải, luân chuyển cán bộ quản lý xã theo đúng quy định của Nhà nước.

(3) Chi khác

Ngoài những khoản chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên nói trên, xã vẫn bố trí một khoản chi khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi ngân sách nhằm đảm bảo cho hoạt động phát triển kinh tế, xây dựng đời sống của nhân dân được đảm bảo khi có những biến động bất thường xảy ra như thiên tai, dịch bệnh…

Qua bảng trên ta có thể thấy được trong 3 năm (2014-2016), tình hình chi khác của các xã trên địa bàn huyện Ba Vì có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2014 là 28.421 triệu đồng, năm 2015 là 11.874 triệu đồng, năm 2016 là 252 triệu đồng. Nguyên nhân số chi khác giảm như vậy là do trong những năm qua hoạt động tài chính của các xã ngày càng ổn định hơn, có ít biến động về chi ngân sách. Mặt khác, tình hình thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn huyện đã giảm nhiều nên xã không phải chi nhiều cho công tác khắc phục thiên tai, dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc sửa chữa tài sản dần được tiến hành đồng bộ thông qua các dự án cụ thể, nguồn chi chủ yếu lấy từ đầu tư phát triển chứ không lấy từ nguồn chi khác như trước đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)