Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSX, huyện Ba Vì nên đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT phục vụ quản lý thu, chi NSNN nói riêng và quản lý NSX trên địa bàn huyện nói chung. Để thực hiện giải pháp này cần thực hiện được đồng thời các biện pháp sau:
- Tiếp tục rà soát thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính công tác thu NSNN (trong đó quan trọng nhất là thu thuế), tiếp tục hoàn thiện và tăng cường áp dụng phương thức thu nộp NSNN qua mạng và thông qua hệ thống ngân hàng.
- Tiếp tục nâng cấp ứng dụng tin học nhằm đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá công nghệ quản lý thu, chi NSNN.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu về các đối tượng thực hiện nghĩa vụ thu NSNN và các đối tượng hưởng chi NSNN, xây dựng cơ sở dữ liệu cơ quan thuế.
- Tăng cường kỷ cương, kỷ luật, đổi mới phương pháp làm việc, củng cố nâng cao chất lượng làm việc
- Hiện đại hóa, tự động hóa và tích hợp trong quản lý tài chính công, nghiên cứu kết nối thông tin, từng bước tích hợp giữa cơ sở dữ liệu quản lý nhằm hiện đại hoá cách thức truy cập thông tin phục vụ quản lý NSX tại huyện Ba Vì.
- Phát triển các phần mềm tin học hỗ trợ công tác thanh kiểm tra đặc biệt là các phầm mềm phân tích thông tin xác định rủi ro về thu NSNN, chi đầu tư phát triển phần mềm thu thập thông tin từ các nguồn thứ ba để hỗ trợ hoạt động thanh tra.
- Đi đôi với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT cần lên kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý NSX để họ có trình độ CNTT phù hợp với những ứng dụng công nghệ huyện đã đầu tư triển khai sử dụng. Bởi máy móc dù hiện đại đến đâu mà con người không nắm bắt và sử dụng được thì việc hiện đại hoá này cũng trở nên vô nghĩa, không mang lại hiệu quả quản lý NSX như mong đợi.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, quyết định tới tốc độ tăng trưởng cũng như đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam, một vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đó chính là sự ổn định và vững chắc của ngân sách Nhà nước. Như vậy, quản lý ngân sách Nhà nước là vấn đề được toàn xã hội quan tâm và ngày càng được đổi mới để đáp ứng kịp thời, hạn chế lãng phí tối đa, tiết kiệm có hiệu quả phục vụ công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Cũng như NSNN, ngân sách cấp xã là một cấp trong hệ thống các cấp NSNN, cấp xã là tổ chức chính quyền cơ sở của bộ máy quản lý Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu của Nhà nước cơ sở, Nhà nước do dân, vì dân, giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, việc hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã càng đóng vai trò quan trọng.
Thời gian qua, công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã đạt được nhiều kết quả góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Song bên cạnh đó, vẫn còn một số mặt tồn tại cần được khắc phục và giải quyết kịp thời, vừa làm sao phát huy được tính sáng tạo của địa phương mà vẫn đảm bảo được những nguyên tắc quản lý ngân sách Nhà nước. Trong đề tài này, tác giả đã phân tích thực trạng công tác quản lý NSX, đánh giá những điểm đã đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Ba Vì. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số biện pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX tại đây.
Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã cố gắng nhưng do trình độ nhận thức còn hạn chế tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để bài viết được hoàn thiện hơn.
5.2. KIẾN NGHỊ
Để góp phần xây dựng ngân sách Nhà nước lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân phải tăng cường công tác kiểm soát ngân sách Nhà nước đặc biệt là các hoạt động tài chính ở xã, phường, thị trấn. Việc chấp hành đúng trình tự thủ tục, chế độ tài chính theo Luật ngân sách ở địa
phương cần phải thực hiện đúng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương, thực hiện tốt quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách xã, tăng cường hiệu lực quản lý nhằm đáp ứng mọi hoạt động thu chi hợp lòng dân góp phần tăng sự tin tưởng của nhân dân đối với bộ máy quản lý tài chính góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện các yêu cầu này thì cần có một số kiến nghị như sau:
5.2.1. Kiến nghị với Nhà nước
- Cần ban hành cơ chế phối hợp hoạt động chặt chẽ hơn trong công tác quản lý ngân sách. Hiện nay, tổ chức, bộ máy quản lý ngân sách chưa tập trung, năng lực phối hợp hoạt động giữa các bộ phận chưa được chặt chẽ (Sở Tài chính tỉnh, phòng Tài chính-KH huyện trực thuộc UBND tỉnh, huyện; còn ngành Thuế, Kho bạc Nhà nước trực thuộc Trung ương). Vì vậy trong quy trình quản lý ngân sách nói chung, ngân sách xã nói riêng chưa có sự tham gia đầy đủ của các bộ phận, hiệu quả phối hợp chưa cao.
- Đảm bảo thẩm quyền quyết định ngân sách của HĐND các cấp, trong đó có HĐND cấp xã. Tránh tình trạng quyết định dự toán và phân bổ ngân sách còn trùng lặp, chồng chéo, mang tính hình thức. Quyết định giao dự toán, phân bổ ngân sách chi tiết của cơ quan cấp trên thủ tiêu quyền quyết định của HĐND cấp dưới.
- Tăng cường công khai hóa ngân sách nhà nước, gắn trách nhiệm của UBND các cấp đối với công tác điều hành ngân sách.
5.2.2. Kiến nghị với sở Tài chính Hà Nội và Bộ Tài chính
- Cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ làm công tác quản lý ngân sách xã; đặc biệt là bổ sung kiến thức quản lý tài chính cho đối tượng là chủ tài khoản ngân sách xã (do đối tượng này thay đổi theo nhiệm kỳ).
- Tăng thời gian lập dự toán, phân bổ ngân sách nhà nước và giao dự toán cho ngân sách cấp dưới đảm bảo dự toán ngân sách nhà nước các cấp được phân bổ đến đơn vị sử dụng ngân sách chậm nhất đến ngày 31/12.
- Quy định cụ thể các căn cứ để đảm bảo chất lượng dự toán ngân sách các cấp; tăng cường việc thanh kiểm tra công tác lập, chấp hành dự toán.
- Đưa công tác kiểm toán vào việc kiểm tra các báo cáo quyết toán ngân sách xã nhằm nâng cao chất lượng quyết toán ngân sách nhà nước; chống thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Tránh tình trạng quyết toán theo số cấp phát mà phải quyết toán theo số thực chi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo dự toán thu - chi NSNN huyện Ba Vì (a) từ 2014 đến 2016. 2. Báo cáo quyết toán thu - chi NSNN huyện Ba Vì (b) từ 2014 đến 2016. 3. Báo cáo tổng kết công tác thuế huyện Ba Vì (c) từ 2014 đến 2016.
4. Huyện ủy Ba Vì(a), Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội huyện Ba Vì giai đoạn 2010- 2015 và 2016-2020;
5. Huyện ủy Ba Vì (b), 08 chương trình chuyên đề giai đoạn 2016-2020;
6. Hướng dẫn số 3540/HD-STC, ngày 12/07/2013 của Sở Tài chính Thành phố Hà Nội hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm 2014. Hướng dẫn số 4364/HD-STC, ngày 16/07/2014 của Sở Tài chính Thành phố Hà Nội hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm 2015. Hướng dẫn số 3474/HD-STC, ngày 10/07/2015 của Sở Tài chính Thành phố Hà Nội hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm 2016
7. Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11, ngày 16/12/2002; 8. Luật Ngân sách nhà nước 2015 số 83/2015/QH13
9. UBND thành phố Hà Nội, Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015. 10. UBND thành phố Hà Nội, Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của
UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015.
11. UBND huyện Ba Vì(d), Nguyên tắc phân bổ dự toán ngân sách huyện Ba Vì các năm 2014, 2015, 2016
12. Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn
13. Thông tư số 90/2013/TT-BTC ngày 27/06/2013 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; Thông tư số 84/2014/TT-BTC ngày 27/06/2014 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 và Thông tư số 102/2015/TT-BTC ngày 30/06/2015 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2016.