Căn cứ vào quyết định phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trãm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách, số dự toán thu ngân sách xã được giao. Các xã, thị trấn tổ chức huy động các khoản thu NSX. Việc huy động như thế nào lại tùy thuộc vào tính chất nguồn thu ngân sách xã. Ðối với ngân sách xã của huyện Ba Vì, có những khoản thu được tổ chức thu ngay từ những tháng đầu năm như thuế môn bài, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, các khoản phí, lệ phí. Có những khoản thu được tổ chức thu vào cuối năm như thu quỹ đất công, đất công ích, sau khi các tổ chức, cá nhân được giao khoản tổ chức thu hoạch sản phẩm. Có một số khoản thu phát sinh không đồng đều trong năm như thu khác ngân sách, thu tiền đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất.
Chính vì vậy, việc tổ chức huy động các nguồn thu NSX có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng các nhiệm vụ chi thường xuyên, nhiệm vụ phát sinh đột xuất của xã. Những năm qua, công tác tham mưu cho UBND các xã trên địa bàn huyện Ba Vì trong công tác chấp hành dự toán thu đã có những tín hiệu tích cực. Hầu hết các xã đều có sự đánh giá công tác thu hàng tháng, quý và đưa ra các giải pháp tăng cường công tác thu. Tuy nhiên chỉ có khoảng 30-40% số xã là công tác tham mưu được thực hiện một cách mạnh mẽ, hiệu quả; các xã còn lại chủ yếu đưa ra các giải pháp mang tính chung chung, chưa có sự quyết liệt của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương .
Trong 03 năm qua (2014 – 2016) tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Ba Vì tiếp tục ổn định và phát triển, tạo bước ngoặt quan trọng đạt tốc độ cao trong công tác thu ngân sách huyện, trong đó có thu NSX tạo tiền đề cho việc tăng trưởng kinh tế tại địa phương. Qua phân tích tình hình thu Ngân sách cấp xã đạt được những kết quả sau:
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Huyện Ba Vì
Qua bảng trên ta thấy tổng thu ngân sách cấp xã của huyện Ba Vì qua các năm không ngừng tăng lên. Nhìn chung thu tất cả các khoản mục thu ngân sách hàng năm đều vượt so với dự toán. Điều đó phản ánh chất lượng của dự toán chưa
Bảng 4.2. Thực hiện thu ngân sách cấp xã huyện Ba Vì
STT Nội dung Năm 2014 (Triệu đồng) Năm 2015 (Triệu đồng) Năm 2016 ( Triệu đồng) 2015 /201 4 (%) 2016/ 2015 (%) Bình quân (%) I Các khoản thu phân
chia theo tỷ lệ % 3.368 3.178 3.475 94,4 109,3 101,9
1 Môn Bài 293 366 377 124,9 103,1 114,0
2 Lệ phí trước bạ nhà đất 1.215 683 888 56,2 129,9 93,1 3 Thuế SD đất phi nông nghiệp (đất ở) 1.860 2.129 2.210 114,5 103,8 109,1 II Các khoản thu NSX
hưởng 100% 12.965 15.470 14.679 119,3 94,9 107,1
1 Phí và lệ phí 1.713 1.791 2.073 104,6 115,7 110,1 2 Thu đất công, công ích 5.844 11.546 10.913 197,6 94,5 146,0 3 Thu khác (Thanh lý,
thu phạt HC, thu ki ốt) 5.408 2.133 1.693 39,4 79,4 59,4
III Thu trợ cấp 210.100 255.230 253.323 121,5 99,3 110,4
1 Trợ cấp cân đối đầu
năm 96.876 108.738 132.106 112,2 121,5 116,9
2 Bổ sung có mục tiêu
trongnăm 113.224,0 146.492,0 121.216,5 129,4 82,7 106,1 IV Thu chuyển nguồn NS năm trước 25.257,0 28.421,0 11.848,0 112,5 41,7 77,1
1 Thu chuyển nguồn NS năm trước 25.257 28.421 11.848 112,5 41,7 77,1 Tổng cộng
cao, công tác lập dự toán chưa tính toán hết nguồn thu, chưa sát thực tế. Một số khoản thu không được xây dựng trong dự toán hoặc dự toán phản ánh chưa sát so với khả năng nguồn thu. Nguyên nhân một mặt do kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của chính quyền xã trên địa bàn huyện Ba Vì chất lượng chưa cao, chưa bao quát hết nhiệm vụ hàng năm, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chuyên môn nghiệp vụ của bản thân đội ngũ cán bộ thực hiện việc xây dựng dự toán ngân sách xã hàng năm còn hạn chế.
(1) Các khoản thu hưởng 100%
Các khoản thu hưởng 100% của NS cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì bao gồm: Thu từ phí, lệ phí; Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản; Thu tiền thuê nhà, ki-ốt (thuộc xã quản lý); Thu tiền bán nhà (thuộc xã quản lý); Ðóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân; Thu kết dư ngân sách năm trước; Thu khác…. Trong phạm vi luận văn, tác giả xin đề cập tới 3 khoản mục có tỷ trọng thu lớn nhất trong tổng thu NSX được hưởng 100% như sau:
Bảng 4.3. Các khoản thu NSX hưởng 100%
STT Nội dung Năm 2014 ( Triệu đồng) Năm 2015 (Triệu đồng) Năm 2016 (Triệu đồng) 2015/ 2014 (%) 2016/2 015 (%) Bình quân (%) 1 Phí và lệ phí 1.713,0 1.791,0 2.073,0 104,6 115,7 110,1 2 Thu đất công, công ích 5.844,0 11.546,0 10.913,0 197,6 94,5 146,0 3 Thu đóng góp tự nguyện của các xã 2.784,0 560,0 143,0 20,1 25,5 22,8 Tổng cộng 10.341,0 13.897,0 13.129,0 134,4 94,5 114,4
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Huyện Ba Vì
- Thu từ phí và lệ phí
Trong các nguồn thu của ngân sách cấp xã thì phí và lệ phí là một khoản mục thu chiếm vai trò quan trọng trong tổng thu. Với mục tiêu nhằm đảm bảo công bằng, phân bổ các nguồn lực hiệu quả và tạo nguồn thu để bù đắp các chi phí thì phí và lệ phí đã được hình thành và chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như hiện nay, và đối với ngân sách xã, phạm vi thu không rộng, thì vai trò của phí và lệ phí càng to lớn.
đoạn 2014-2016 cho thấy tình hình thu phí, lệ phí cấp NSX ngày càng có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Nguồn thu từ phí, lệ phí tăng nhanh như vậy là do hàng năm các xã trên địa bàn huyện đã quản lý và khai thác tốt các nguồn thu từ lệ phí chợ, phí qua cầu, qua phà, phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất , lệ phí công chứng, chứng thực,…Hầu hết các chợ trên địa bàn huyện đã khai thác được các điều kiện thuân lợi để lưu thông hàng hóa, quy mô chợ ngày càng lớn nên đã thu được phí chợ ở mức cao. Các bến đò, phà đều tổ chức khai thác tốt các khoản lệ phí phát sinh, tăng nguồn thu cho ngân sách các xã. Các khu du lịch trên địa bàn huyện phát triển, hàng năm thu hút từ 2,0- 2,5 triệu lượt khách du lịch, từ đó làm tăng lượng thu phí tham quan, phí trông xe, gửi xe. Số lượng các hộ trong huyện xin cấp quyền sử dụng đất cũng tăng cao làm số tiền thu được từ phí cấp quyền sử dung đất cũng tăng lên 106%. Bên cạnh đó, có những năm thực hiện chính sách của nhà nước đối với một số đối tượng (miễn giảm học phí học sinh, thâm niên giáo viên,…) liên quan đến hoàn thiện hồ sơ cá nhân đối tượng do nhu cầu chứng thực của nhân dân tăng cao, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. Đối với các khoản phí, lệ phí thu từ hoạt động công chứng, chứng thực, vệ sinh môi trường, cầu đò, bến bãi, chợ thực hiện thu trực tiếp tại bộ phận tài chính ngân sách xã. Các khoản này đều được ghi bằng biên lai thu do ngành thuế phát hành và kế toán xã viết giấy nộp tiền, hạch toán trực tiếp vào tài khoản thu ngân sách xã tại Kho bạc NN huyện Ba Vì.
Như vậy, có thể thấy rằng công tác quản lý thu phí và lệ phí tại xã khá chặt chẽ nên việc thu phí, lệ phí đạt hiệu quả cao, không để thất thoát các khoản thu. Sự vận động của nguồn thu phí và lệ phí tăng dần qua các năm và có cơ sở vì nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội ngày càng tăng sẽ là cơ hội cho việc tăng thêm thu phí và lệ phí cho ngân sách xã.
- Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản
Với các khoản thu 100% thì nguồn thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công
sản là nguồn thu không thể thiếu và thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng khoản thu 100%. Nguồn thu này chủ yếu thu từ bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Ngoài ra, quỹ đất công ích này còn được dùng để xây dựng các công trình công cộng như khu vui chơi cho trẻ em, xây dựng nhà tình nghĩa,…
Nhìn vào bảng trên tình hình thu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản giai đoạn 2014-2016 ở trên ta có thể thấy nguồn thu này có xu hướng tăng và vượt mức
dự toán đề ra với một tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lớn (cụ thể: tỷ lệ HTKH năm 2014 là 426,6%, năm 2015 là 759,6%, năm 2016 là 727,5%) do trong các năm qua, trên địa bàn huyện có nhiều khu đất được Nhà nước thu hồi và bồi thường thiệt hại như khu đất ruộng tại các xã Tòng Bạt, Thuần Mỹ, Cẩm Lĩnh, Sơn Ðà, Tiên Phong từ dự án xây dựng hệ thống đê sông Tích; khu đất tại các xã Vật Lại, Phú Sơn, Thái Hòa, Cẩm Lĩnh để xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc vùng dự án Nghĩa trang Yên Kỳ…
Ðể các khoản thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản vào NSX không ngừng tăng lên như vậy là do ngay từ ban đầu, khi có kế hoạch triển khai dự án từ cơ quan cấp trên, lãnh đạo huyện Ba Vì và lãnh đạo các xã trên địa bàn huyện đã nhận thức được mức độ quan trọng về quy mô các khoản thu. Từ đó thống nhất và đưa ra các giải pháp tăng cường kiểm soát đối với các khoản thu này như: nghiên cứu kĩ lưỡng các chính sách thu, giao khoán triển khai hoạt động thu về từng địa bàn. Ðồng thời huyện Ba Vì thường xuyên tiến hành tập huấn cán bộ làm công tác quản lý thu để nắm bắt tình hình, giải quyết những vướng mắc, khó khăn khi triển khai dự án gặp phải… từ đó thu đúng, thu đủ, khai thác triệt để nguồn thu từ quỹ đất công và hoa lợi công sản vào NSX trên địa bàn từng xã trong huyện.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên được thực hiện theo định kỳ. Việc rà soát chi tiết các quỹ đất của xã, thực hiện giao thầu, khoán theo giá thị trường bằng đấu thầu đã nâng cao hiệu quả khai thác nguồn thu từ quỹ đất công. Trong năm các 2014-2016, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Ba Vì đã kiểm tra lần lượt 31/31 xã, thị trấn của huyện về công tác thu, chi ngân sách hàng năm. Sau các đợt kiểm tra có kiến nghị Ðảng ủy – HÐND – UBND các xã, thị trấn thực hiện ký mới các hợp đồng giao khoán, hạch toán đưa vào thu ngân sách đối với các quỹ đất cho thuê chưa ký hợp đồng, hoặc đã ký nhưng để thu, chi ngoài ngân sách, giao cho hợp tác xã thu. Ðồng thời yêu cầu ký lại các hợp đồng đã hết hạn, hợp đồng có đơn giá không sát với thị trường hoặc các hợp đồng giao khoán trái thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã.
- Thu từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân
Ðây là khoản thu từ việc đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho các xã nhằm sử dụng cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã. Khoản thu này chủ yếu được huy động cho việc xây dựng các công trình giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi nội đồng các xã xây dựng nông thôn mới; xây dựng một số công
trình nhà vãn hóa các thôn thuộc các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khãn. Hình thức đóng góp là ngày công lao đông, tiền, nguyên nhiên vật liệu, đất,…và một số tài sản khác được quy đổi quy đổi thành tiền. Và thông thường khoản này không được tính toán trong kế hoạch khi làm dự toán thu chi NS của các xã.
Ðể có thể tổ chức thu các khoản đóng góp tự nguyện, UBND các xã lập dự toán chi tiết các dự án, công trình; trong đó xác định nhu cầu huy động vốn từ các nguồn để thực hiện dự án: NSNN, đóng góp từ các tổ chức, cá nhân. Trong những nãm qua nguồn thu từ đóng góp từ nguyện tại các xã trên địa bà huyện Ba Vì là khá lớn, chủ yếu tập trung vào các dự án xây dựng nông thôn mới. Việc huy động nguồn thu thường được triển khai qua các hội nghị đại biểu xã viên tại các thôn. Sau đó thực hiện thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin của xã, các ban ngành đoàn thể thực hiện vận động nhân dân, tổ chức trên địa bàn xã. Nguồn thu đóng góp tự nguyện này chủ đóng góp bằng tiền, ngày công lao động để thực hiện các dự án. Ðối với đóng góp bằng tiền được viết phiếu thu, phiếu nộp tiền vào tài khoản thu ngân sách xã theo mục lục ngân sách và hạch toán chi cho dự án theo các quyết định của UBND xã. Ðối với ngày công lao động do chuyển trực tiếp vào giá nhân công của công trình nên thực hiện chấm công và quy đổi thành tiền qua định mức ngày công. Ðến cuối năm, Ban tài chính xã thực hiện viết lệnh ghi thu/ghi chi vào ngân sách xã đối với các khoản đóng góp bằng ngày công lao động, bằng hiện vật.
Nhìn vào biểu trên ta thấy, khoản thu từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho các xã trên địa bàn huyện Ba Vì tương đối lớn, đặc biệt là năm 2014, tổng số thu tự nguyện lên tới 2.784 triệu đồng. Ðiều này cho thấy ý thức đóng góp vì sự phát triển chung của địa phương của dân cư trong huyện tương đối cao. Ðó là dấu hiệu tốt cho thấy sự đồng lòng, đoàn kết vì mục tiêu xây dựng huyện Ba Vì ngày càng giàu mạnh.
Tuy nhiên, giai đoạn 2015-2016, xuất phát từ thực trạng các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện chưa có kế hoạch triển khai, bên cạnh đó tình hình kinh tế dân cư gặp nhiều khó khăn (điều này xuất phát từ những bất lợi chung của kinh tế quốc gia và khu vực) nên mức độ đóng góp giảm đi nhanh chóng (năm 2015, số thu đóng góp tự nguyện là 560,2 triệu đồng, và năm 2016 là 143,8 triệu đồng).
Việc quản lý các khoản thu từ đóng góp tự nguyện đóng vai trò rất quan trọng, bởi dù các cá nhân, tổ chức có đóng góp nhiều đến đâu nhưng chính quyền
các địa phương không quản lý hoặc quản lý không tốt sẽ dẫn đến những thất thoát, gian lận, tham ô. Nhận thức được vấn đề này , công tác quản lý nguồn thu từ đóng góp tự nguyện ở các xã trên địa bàn huyện được thống nhất trong toàn huyện, triển khai về các xã. Cụ thể: mỗi khoản đóng góp đều có biên lai ghi nhận, được kế toán các xã mở sổ theo dõi trực tiếp, có ký nhận các bên liên quan, đồng thời trong biên lai, hạch toán ghi rõ lý do đóng góp… Ðồng thời định kỳ hàng tháng, cán bộ xã yêu cầu kế toán và các cán bộ liên quan kiểm tra, rà soát thống kê lại nguồn thu theo từng khoản mục cụ thể, chuyển giao cho bên quản lý từng dự án hay các bên liên quan sổ sách giấy tờ hạch toán. Ðiều này đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế những gian lận có thể xảy ra trong quá trình quản lý quỹ đóng góp tự nguyện này.
(2) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) Bảng 4.4. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %
TT Nội dung Năm 2014 ( Triệu đồng) Năm 2015 (Triệu đồng) Năm 2016 (Triệu đồng) 2015/ 2014 (%) 2016/ 2015 (%) Bình quân (%)
1 Thuế Môn bài 293 366 377 124,9 103,0 114,0
2 Lệ phí trước bạ nhà đất 1.214 682 887 56,2 130,1 93,1