Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của Huyện Chom Phẹt
3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình thổ nhưỡng
Lào là một quốc gia nằm sâu trong lục địa, trên bán đảo Đông dương có biên giới giáp với 5 nước đó là: phía Bắc giáp với Trung Quốc, Tây Bắc giáp với Mianma, phía Đông giáp với Việt Nam, phía Tây giáp Thái Lan và phía Nam giáp Cămpuchia. Địa hình phân bố không đều, đồi núi chiếm ½ diện tích của cả nước (236.800 km2) và trải dài từ phía Đông đến phía Bắc Lào, đồng bằng nằm hoàn toàn ở phía Tây dọc sông Mê Kông. Lào chia thành 3 vùng chủ yếu: vùng Bắc Lào, vùng cao nguyên Trung và Nam Lào (bàn đồ 3.1).
Bàn đồ 3.1. Vị trí địa lý của nước CHDCND Lào
Tỉnh Luang Pra Bang – nước CHDCND Lào có 1.687.500 ha đất tự nhiên, phía Bắc giáp PhongSaLy, Tây Bắc giáp tỉnh Uđômxay, Tây giáp tỉnh Saynhabuly, Nam giáp tỉnh Viêngchăn và Xiêngkhoảng, Đông giáp tỉnh Hủaphăn và nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Gồm có 12 huyện thuộc tỉnh: Huyện Luang Pra Bang, Huyện Xiêng Ngưm, Huyện Pak U, Huyện Mương Nan, Huyện Năm Bạc. Huyện Mương Ngoi, Huyện Pak Xeng, Huyện Phôn Xay, Huyện Chom Phẹt, Huyện Viêng Khăn, Huyện Phu Khun và Huyện Phôn Thong(bàn đồ3.2). Trong đó huyện Luang Pra Bang là huyện phát triển về kinh tế - xã hội cao nhất trong các huyện của tỉnh.
Bàn đồ 3.2. Vị trí địa lý của tỉnh Luông Pra Bang nước CHDCND Lào
Nguồn: UBND Tỉnh Luông Pra Bang (2015)
Huyện Chom Phẹt nằm phía Tây của tỉnh Luông Pra Bang. Trung tâm huyện Chom Phẹt cách trung tâm huyện Luông Pra Bang khoảng 2 km, có sông Mê Kông là ranh giới (bàn đồ 3.3). Ranh giới hành chính huyện được xác định như sau:
- Phía Nam giáp huyện Xay Nha Bu ly, tỉnh Xay Nha Bu ly.
- Phía Đông giáp huyện Luông Pra Bang và huyện Pak U, tỉnh Luông Pra Bang.
- Phía Tây giáp huyện Hông Sa, tỉnh Xay Nha Bu Ly.
Bàn đồ 3.3. Vị trí địa lý của Huyện Chom Phẹt, Tỉnh Luông Pra Bang
Nguồn: UBND Huyện Chom Phẹt (2015)
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 126.795,50 ha được phân bổ trên 12 cụm bản: Cụm bản Keng Khèn, Thin Hồng, Năm Tan, Tùa Mường, Năm Chan, Huôi Xay Khao, Nà Xay Cha Lờn, Bản Lề, Năm Rửng, Năm Lừm, Bản Xong Tây và Cụm Năm Hàng. Địa phận huyện có 7 con đường đi lại được quanh năm với tổng chiều dài 134,9 Km và đường đất 20 con đường với tổng chiều dài 219,7 Km chỉ đi lại trong mùa khô. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu ngoại thương của huyện Chom Phẹt. Địa hình huyện Chom Phẹt phần nhiều là đồi núi cao, có độ cao trung bình từ 284 – 2.257m so với mực nước biển. Địa hình mang đặc điểm địa hình vùng trung du, với đại bộ phận đất đai là đồi núi.
Địa hình độ dốc từ 10 o – 20o. Với địa hình này của vùng nhìn chung có thể cho phép khai thác, trồng cây công nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày và thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là cơ sở hạ tầng cần thiết
như: đường xá, điện, nước, thuỷ lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Thổ nhưỡng huyện có đất chủ yếu là loại đất đỏ nâu cùng với địa hình có độ dốc thoải. Đây là loại đất tốt thích hợp để trồng cây công nghiệp dài ngày như: cây cao su, cà phê, chè… Đặc điểm chung của vùng đất này là toàn bộ diện tích có mầu nâu đỏ, tầng đất dày, kết cấu viên và cục nhỏ có khả năng thấm nước và giữ nước tốt.
Với điều kiện đất như vậy đã được huyện áp dụng theo đúng hướng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước để phát triển nền kinh tế đất nước và mang lại hiệu quả tốt (UBND Chom Phẹt, 2011-2015).
3.1.1.2. Thời tiết, khí hậu thủy văn
Nhiệt độ bình quân năm của huyện Chom Phẹt là 24,50C. Trong đó: Nhiệt độ cao tuyệt đối 390C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối 120C. Độ ẩm không khí dao động
từ 80% - 95%, trung bình 87% - 88%. Lượng mưa trung bình năm là 1.500mm,
chủ yếu tập trung vào 5 tháng (5, 6, 7, 8, 9), từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau lượng mưa rất thấp chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm.
Gió bão: Bắc Lào nói chung, huyện Chom Phẹt nói riêng chịu ảnh hưởng bởi gió lạnh và khô thổi từ vùng đất liền chấu Á thổi sang Đại Dương tức là từ phía Tây Bắc sang phía Tây Nam kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 và chịu gió nóng và ẩm thổi từ Đại Dương đến vùng đất liền châu Á tức là thổi từ Tây Nam đến Tây Bắc kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Như vậy ở Lào cũng như tại huyện Chom Phẹt có hai mùa đó là: mùa khô và mùa mưa.
Do nước Lào nằm trên vùng đất liền và không có phía nào giáp với biển, vậy rất ít bị thiệt hại bởi thiên tai như gió bão mạnh, lũ lụt lớn, động đất. Chỉ là bị ảnh hưởng bởi cơn bão từ các nước láng giềng như Trung Quốc nhưng không đến mức gây thiệt hại cho đời sống của người dân. Đây cũng là một điều kiện rất tốt cho sản xuất nông nghiệp.
Về thủy văn: Nước phục vụ sản xuất nông nghiệp còn bị động chủ yếu là nhờ các khe suối tự chảy, một số rất ít diện tích nhờ các công trình canh mương. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp nhất là đất trồng cây công nghiệp dài ngày phụ thuộc vào tự nhiên là chủ yếu. Những năm hạn nặng gây ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng nhất là cây cà phê, cây ngắn ngày.
Hệ thống tiêu nước dựa vào tự nhiên tiêu qua khe suối rồi đổ ra sông Me Kông là chủ yếu.
Nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu là các khe suối, chất lượng nước đảm bảo cho việc sinh hoạt và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp(UBND Chom Phẹt, 2011-2015).
3.1.1.3.Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất
Đất đai của Chom Phẹt chủ yếu gồm các loại được thể hiện ở bảng 3.1. Điều kiện đất đai của huyện rất phù hợp cho việc phát triển sản xuất cây cao su, ngoài ra đất trồng của huyện còn dùng để trồng cây công nghiệp dài ngày (cây cao su, cà phê), cây hàng năm như sắn, mía và cây ăn quả…
Gắn liền với sự phân bố tự nhiên của địa hình sông suối, trên những nền đá mẹ và mẫu chất khác nhau đã hình thành các loại thổ nhưỡng khác nhau. Với tổng diện tích tự nhiên 126.795,5 ha có thể phân thành 4 loại đất chính như:
Đất đỏ bazan: Nguồn tài nguyên đất của huyện Chom Phẹt thuộc loại đất tốt (chủ yếu là đất đỏ bazan) rất thích hợp cho việc phát triển đa dạng cây trồng nhất là cây công nghiệp (cây cao su, cà phê…) dài ngày và cây ăn quả.
Nhóm đất đỏ vàng hay còn gọi là nhóm đất Feralit trong phân loại của FAO, nó được gọi tên là Ferralsols, là nhóm đất có màu đỏ hoặc lẫn đỏ. Tầng tích luỹ chất hữu cơ (tầng A) mỏng, hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp, trong thành phần của mùn, axít fulvônic thường chiếm ưu thế. Thường có tích tụ các ôxit của Fe và Al trong tầng B, do vậy tạo nên màu đỏ vàng thường thấy của loại đất. Nhóm đất đỏ vàng có thể được sử dụng để trồng một số cây công nghiệp: Cây cao su, ca cao, cà phê, điều,... Ngoài ra cũng có thể canh tác cây lương thực: lúa, ngô, sắn,....
Đất xám bạc màu: Có diện tích chiếm khoảng 873,46 ha. Đất bị rửa trôi sét tầng mặt, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn, chất dinh dưỡng
Đất phù sa: Diện tích khoảng 542,67 ha chiếm 0,43% diện tích đất tự nhiên. Đất bao gồm các loại: Đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa ngoài suối... Đây là loại đất thích hợp cho cây lúa và cây hoa màu.
Nói chung, nguồn tài nguyên đất của huyện Chom Phẹt thuộc loại đất tốt (chủ yếu là đất đỏ bazan), rất thích hợp cho việc phát triển đa dạng cây trồng nhất là cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
Tài nguyên rừng
Theo kết quả điều tra, tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 27.903 ha chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Ngoài ra, diện tích đất trồng cây cao su đạt tiêu chuẩn rừng sản xuất là khá lớn, do đó độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện đạt 22,57%.
Tài nguyên nhân văn
Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước Chom Phẹt luôn là vùng đất truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng. Nhân dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, không chịu áp bức bóc lột, vượt qua khó khăn gian khổ về kinh tế, sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế, xã hội, trong xu hướng hội nhập cả tỉnh và cả nước; là thuận lợi để Đảng bộ và chính quyền các cấp lãnh đạo nhân dân vững tiến lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng huyện Chom Phẹt giàu đẹp, văn minh(UBND Chom Phẹt, 2011-2015).