Thu thập tài liệu từ nguồn thứ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây cao su tại huyện chom phẹt, tỉnh luông pra bang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 49 - 50)

STT Thông tin thu thập Nguồn thu thập Phương pháp

thu thập

1

Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cây cao su.

Tình hình phát triển sản xuất cây cao su ở một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Lào.

Sách, báo, luận án, luận văn, Internet có liên quan

Tra cứu và chọn lọc thông tin

2

Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, về kinh phí cấp trên, sự đóng góp của người dân

Ban thống kê, ban địa chính của huyện

Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm và sơ kết năm

3

Thông tin về các quyết định, thông tư liên quan đến các giống cây cao su trồng trên địa bàn huyện

Ban thống kê, ban địa chính của huyện

Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm và sơ kết năm.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để thực hiện đề tài này tôi tiến hành điều tra phỏng vấn 90 hộ nông dân điển hình trồng cây cao su trong 3 cụm bản: Năm Rửng, Năm Chan, và Huôi xay khao. Đây là 3 cụm bản điển hình về chất lượng mủ cây cao su, diện tích đất trồng cây

cao su và hiệu quả sản xuất cây cao su của các hộ gia đình. Các cụm bản này có các thuận lợi chính đó là: đất đai thích hợp với trồng cây cao su. Cụm bản Năm Rừng và Năm Chan, mỗi cụm chọn 35 hộ để điều tra vì hai cụm bản này có quy mô diện tích lớn, thay đổi, còn cụm bản Huôi xay khao sẽ chọn 20 hộ để điều tra.

Nội dung cơ bản của câu hỏi điều tra là những thông tin cơ bản về hộ; tình hình đầu tư sản xuất cây cao su, diện tích đất trồng cây cao su những năm qua, năng suất và trữ lượng mủ cây cao su; tình hình sử dụng lao động và nguồn vốn; những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất cây cao su; các giải pháp được đề xuất để khắc phục trong phát triển sản xuất cây cao su.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây cao su tại huyện chom phẹt, tỉnh luông pra bang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)