Yếu tố thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây cao su tại huyện chom phẹt, tỉnh luông pra bang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 78 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Khái quát quá trình phát triển sản xuất cây cao su tại huyện Chom

4.2.4. Yếu tố thị trường

Trong những năm trở lại đây, kể từ khi Lào gia nhập tổ chức kinh tế thế giới (WTO) và do nhiều yếu tố khác đã ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Sự biến động của giá cả đầu ra và đầu vào đã ảnh hưởng rất lớn

đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất kinh doanh cây cao su của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Chom Phẹt nói riêng.

Vấn đề tiêu thụ sản phẩm đầu ra được bà con đặc biệt quan tâm. Trước khi tiến hành trồng loại cây này nhiều hộ gia đình còn e ngại về vấn đề tiêu thụ nên không mạnh dạn đầu tư. Nhưng qua thực tế điều tra tình hình về thị trường đầu ra cho sản phẩm mủ cao su khá đảm bảo. Tham gia thu mua sản phẩm mủ Cao su của các hộ gia đình gồm có: các tư nhân buôn bán, các thương lái, Công ty Chông Hơ cao su Luông Pra Bang.

Trong 3 năm gần đây, năng suất mủ cao su năm sau tăng hơn năm trước nên sản lượng mủ của huyện tăng lên. Nhưng giá mủ cao su trên thị trường không ổn định, nên giá mủ lúc cao lúc thấp.

Thông qua tình hình tiêu thụ của huyện Chom Phẹt cho thấy, sản lượng mủ cao su được bán cho công ty Chông Hơ lớn chiếm hơn 65% và một số hộ gia đình bán cho tư thương chiếm hơn 30% do giá của tư thương cao hơn giá thu mua của công ty. Nên một số hộ dân vẫn bán mủ ra ngoài mà không bán hết mủ cho công ty Chông Hơ cao su Luông Pra Bang.

Qua bảng 4.18 cho ta thấy, năm 2014 tổng sản lượng mủ là 1.980,60 tấn trong đó sản lượng bán cho công ty là 1.264 tấn chiếm 63,82%, còn bán cho tư thương là 716,6 chiếm 36,18%. Năm 2015 tổng sản lượng mủ là 2.482,2 tấn trong đó sản lượng bán cho công ty là 1.565 tấn chiếm 63,05%, còn bán cho tư thương là 917,2 chiếm 36,95%. Năm 2016 tổng sản lượng mủ là 2.945,55 tấn trong đó sản lượng bán cho công ty là 1.957 tấn chiếm 66,44%, còn bán cho tư thương là 988,54 chiếm 33,56%. Từ năm 2014 đến năm 2016, sản lượng mủ bán Công ty tăng lên và bán cho tư thương có giảm đi hơn. Do Công ty khuyến khích người dân nên bán mủ cho công ty, Công ty còn các chính sách ưu đãi cho người dân như phân bón đều được Công ty cho người dân vay trong quá trình sản xuất với giá cả phù hợp, và tiền nợ được trừ dần qua các tháng họ bán mủ cho công ty. Mặt khác, phần lớn các hộ nông dân đã quen với hình thức sản xuất quy mô nhỏ, trình độ văn hóa, trình độ tổ chức quản lý thấp. Các chủ vườn ít được tiếp cận đầy đủ thông tin thị trường, còn bị động phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường, chưa nắm rõ quy luật cung cầu, không có chiến lược định hướng lâu dài, khi sản phẩm nào đem lại lợi ích cao thì đổ xô vào sản xuất, do đó gặp nhiều rủi ro trong tiêu thụ.

Bảng 4.18. Tình hình tiêu thụ cao su tại huyện Chom Phẹt qua 3 năm (2014-2016)

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)

SL CC SL CC SL CC

15/14 16/15 BQ

(tấn) (%) (tấn) (%) (tấn) (%)

Tổng sản lượng mủ tiêu thụ 1.980,60 100,00 2.482,20 100,00 2.945,55 100,00 125,33 118,67 122,00

Sản lượng bán cho công ty 1.264,00 63,82 1.565,00 63,05 1.957,00 66,44 123,81 125,05 124,43

Sản lượng bán cho tư thương 716,60 36,18 917,20 36,95 988,55 33,56 127,99 107,78 117,89

Nguồn: UBND huyện Chom Phẹt (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây cao su tại huyện chom phẹt, tỉnh luông pra bang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)