Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ mủ cây cao su
tại huyện Chom Phẹt
3.1.3.1. Thuận lợi
Huyện Chom Phẹt có 7 con đường đi lại được quanh năm và đường đất có 20 con đường, huyện Chom Phẹt là một huyện khá thuận lợi trong việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với các huyện và các tỉnh khác. Đồng thời, với điều kiện khí hậu, địa hình địa mạo, tài nguyên đất đai nói trên rất thuận lợi trong việc trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả đặc biệt là cây cao su, cà phê và cây mía.
Huyện Chom Phẹt là vùng có giao thông thuận lợi, có đường đi vào tận các bản và một số vườn cây, tạo điều kiện thuân lợi cho công tác thu mua mủ cũng như cung ứng đầu vào.
Huyện Chom Phẹt là vùng đất đỏ Bazan rất phù hợp trồng cây cao su. Người dân Huyện Chom Phẹt ngày càng được người dân đầu tư và phát triển mạnh trở thành cây trồng chủ lực của vùng, mang lại thu nhập cao cho người dân.
Huyện Chom Phẹt có công trình thủy lợi và có nhiều lòng khe suối, để tưới cho diện tích cây trồng.
Huyện Chom Phẹt là một huyện có diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều đây là điều kiện để mở rộng diện tích trồng cây cao su trong tương lai.
3.1.3.2. Khó khăn
- Người dân nơi đây chưa có kinh nghiệm canh tác, chưa tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại giống mới vào phát triển sản xuất cây cao su.
- Khí hậu phân hóa theo mùa, hiện tượng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân trên địa bàn huyện Chom Phẹt.
- Chưa có cây cầu qua Sông Mê Kông nên khó khăn trong việc đi lại giữa huyện Chom Phẹt với huyện Luông Pra Bang.
- Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, điện nước mạng thông tin đã được đầu tư nhưng còn kém, tập trung tại các trung tâm hành chính và các cụm dân cư lớn, cần phải nâng cấp đầu tư đồng bộ.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Là phương pháp thu thập số liệu đã được công bố từ sách, báo, tạp chí, internet, từ các phòng ban của huyện, cụ thể như sau:
Bảng 3.4. Thu thập tài liệu từ nguồn thứ cấp
STT Thông tin thu thập Nguồn thu thập Phương pháp
thu thập
1
Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cây cao su.
Tình hình phát triển sản xuất cây cao su ở một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Lào.
Sách, báo, luận án, luận văn, Internet có liên quan
Tra cứu và chọn lọc thông tin
2
Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, về kinh phí cấp trên, sự đóng góp của người dân
Ban thống kê, ban địa chính của huyện
Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm và sơ kết năm
3
Thông tin về các quyết định, thông tư liên quan đến các giống cây cao su trồng trên địa bàn huyện
Ban thống kê, ban địa chính của huyện
Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm và sơ kết năm.
3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Để thực hiện đề tài này tôi tiến hành điều tra phỏng vấn 90 hộ nông dân điển hình trồng cây cao su trong 3 cụm bản: Năm Rửng, Năm Chan, và Huôi xay khao. Đây là 3 cụm bản điển hình về chất lượng mủ cây cao su, diện tích đất trồng cây
cao su và hiệu quả sản xuất cây cao su của các hộ gia đình. Các cụm bản này có các thuận lợi chính đó là: đất đai thích hợp với trồng cây cao su. Cụm bản Năm Rừng và Năm Chan, mỗi cụm chọn 35 hộ để điều tra vì hai cụm bản này có quy mô diện tích lớn, thay đổi, còn cụm bản Huôi xay khao sẽ chọn 20 hộ để điều tra.
Nội dung cơ bản của câu hỏi điều tra là những thông tin cơ bản về hộ; tình hình đầu tư sản xuất cây cao su, diện tích đất trồng cây cao su những năm qua, năng suất và trữ lượng mủ cây cao su; tình hình sử dụng lao động và nguồn vốn; những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất cây cao su; các giải pháp được đề xuất để khắc phục trong phát triển sản xuất cây cao su.
Bảng 3.5. Thu thập tài liệu từ nguồn sơ cấp
Đối tượng điều tra
Mẫu điều
tra Nội dung thu thập
Phương thức thu thập Hộ nông dân 90
+ Diện tích, năng suất, sản lượng cao su bình quân mỗi hộ, mỗi giống, mỗi vụ và theo kĩ thuật canh tác khác nhau
+ Các khoản chi phí sản xuất, giá thành, giá bán ở mỗi hộ qua mỗi năm
+ Những khó khăn, thuận lợi, nguyên nhân và ý kiến của nông dân trong sản xuất cây cao su.
+ Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế
+ Lấy ý kiến của người nông dân
Người thu gom và bán buôn 5
+ Đặc điểm tiêu thụ mủ cây cao su, giá thành, công tác bảo vệ sản phẩm sau thu hoạch; những thuận lợi, khó khăn và có định hướng trong việc tiêu thụ cao su.
+ Nhận định về thị trường tiêu thụ trong những năm tới Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên những nội dung đã chuẩn bị trước Cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp 10
+ Nhận xét về kết quả hiệu quả sản xuất cây cao su. + Các chính sách phát triển sản xuất cây cao su. + Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân trong sản xuất cây cao su.
+ Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất cây cao su.
Phỏng vấn sâu.
Ngoài ra còn điều tra 5 người thu gom và bán buôn trên địa bàn huyện Chom Phẹt bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn. Nội dung của bảng hỏi xoay quanh các vấn đề về sản xuất và tiêu thụ cây cao su.
Song song với đó, bằng phương pháp phỏng vấn sâu, tôi tiến hành điều tra 10 cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện nhằm tìm hiểu sâu hơn về các chính sách phát triển sản xuất cây cao su, phương hướng sản xuất cây cao su của huyện Chom Phẹt trong thời gian tới,…
3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
- Đối với các thông tin thứ cấp: sau khi thu thập tiến hành sàng lọc, phân loại và ghi chép các thông tin như nội dung, tác giả, thời gian để trích dẫn cho vấn đề nghiên cứu.
- Đối với các thông tin sơ cấp: thực hiện ghi chép lại qua việc phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra và nhập máy tính. Việc xử lý số liệu được thực hiện bằng cách sử dụng phần mềm Excel và các phần mềm khác có liên quan….
- Phương pháp thống kê mô tả
Trong nghiên cứu đề tài tôi áp dụng các chỉ tiêu như: số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để phản ánh tình hình chung qua các năm, phản ảnh các yếu tố đầu tư cũng như về kết quả sản xuất kinh doanh.
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Tham vấn ý kiến của các bên có liên quan, đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển cây cao su nói riêng.
- Bộ công cụ PRA (cây vấn đề): Tiếp cận cộng đồng có sự tham gia của các công cụ: Cây vấn đề xác định những khó khăn, hạn chế chủ yếu trong quá trình phát triển sản xuất cây cao su, xác định những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó. Xếp hạng ưu tiên nhằm xác định mức độ khó khăn trong phát triển sản xuất cây cao su. Từ đó ra giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cây cao su của huyện Chom Phẹt.
- Phương pháp phân tích so sánh
Trong đề tài tôi tiến hành so sánh năng suất, sản lượng, số hộ trồng cây cao su, diện tích đất trồng cây cao su, công tác khuyến nông, mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa các năm... Trên sơ sở đó có những nhận định, đánh giá về thực trạng phát triển sản xuất cây cao su tại địa bàn huyện Chom Phẹt.
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện nguồn lực phát triển sản xuất cây cao su
- Đất đai: Diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất phát triển sản xuất cây cao su
- Lao động: Tổng số lao động, tổng số lao động nông nghiệp - Trình độ của chủ hộ
- Số lượng lao động bình quân/hộ - Độ tuổi bình quân của chủ hộ - Diện tích bình quân hộ
3.2.3.2 . Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển sản xuất cây cao su
- Tổng số diện tích và tốc độ tăng giảm về diện tích cây cao su qua các năm - Số hộ và tốc độ tăng, giảm số hộ trồng cây cao su qua các năm
- Sản lượng và tốc độ tăng giảm sản lượng cây cao su
- Tổng chi phí và tốc độ tăng tổng đầu tư cho sản xuất cây cao su
- Khối lượng tiêu thụ và tốc độ tăng giảm khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm.
- Giá trị sản xuất và hiệu quả sản xuất cây cao su - Số lượng và tỷ lệ hộ được vay vốn hỗ trợ sản xuất. - Số lượng lớp tập huấn, đào tạo hàng năm.
- Chỉ tiêu kết quả:
+ Tổng doanh thu (DT) DT Qi*Pi
Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm i. Pi là giá sản phẩm i.
+ Tổng chi phí (CP)
+ Tổng thu nhập TN = DT – CP
- Chỉ tiêu về hiệu quả:
+ Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư:
Doanh thu/Chi phí
Thu nhập/Chi phí
+ Hiệu quả sử dụng lao động:
Doanh thu/Lao động
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 . KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TẠI HUYỆN CHOM PHẸT TẠI HUYỆN CHOM PHẸT
4.1.1. Quy mô sản xuất cây cao su tại Huyện Chom Phẹt
4.1.1.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây cao su tại huyện Chom Phẹt
Huyện Com Phẹt là một huyện thuộc tỉnh Luông Pra Bang. Quá trình sản xuất cao su tại tỉnh nói chung, huyện nói riêng là do sau khi đất nước đổi mới Đảng và Nhà nước Lào đã có chính sách đón lại những người dân Lào trước đây sang nước bạn ở để tránh chiến tranh quay về đất nước nhất là từ Trung Quốc và Thái Lan. Vậy qua một thời gian sinh sống ở nước bạn họ thấy và đã từng tiếp xúc làm nhiều công việc trong đó có ngành sản xuất cây cao su. Vì vậy lúc quay về đất nước và cũng chính là tỉnh Luông Pra Bang, và đặc biệt có một số hộ được phân vào ở huyện Chom Phẹt thì họ mới thấy rằng đất đai của tỉnh nói chung, của huyện nói riêng rất phù hợp với cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là cây cao su vì có đầy đủ về các điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai. Vậy từ đó huyện đã bắt đầu có dự án lên tỉnh xin vốn đầu tư tạo đièu kiện trợ giúp cho các hộ. Huyện đã nhận được sự giúp đỡ của Nhà nước, Nhà nước là người mua giống cao su từ Trung Quốc sang và phân cây giống đó cho các hộ trồng theo khả năng của mỗi hộ. Sau 7 năm trồng, cao su đã bắt đầu cho sản phẩm, và người nhận mua từ huyện là Thái Lan, Trung Quốc. Nhưng trong khoảng thời gian từ khi trồng (năm 1988) đến năm 1994 các hộ ít trồng thêm do họ chưa đủ về vốn để mở rộng diện tích trồng nhất là giống cây cao su. Đến năm 1995 họ mới bắt đầu trồng thêm nhiều do đã có thêm vốn từ khoản tiền bán cao su năm đầu tiên. Mặt khác là họ lại có thể tự mình sản xuất cây giống để trồng và thậm chí còn làm bán với giá rẻ hơn giá mua từ Trung Quốc. Vì vậy đến năm 2014 riêng huyện đã có đến 1.706 ha đất trồng cây cao su, năm 2016 này đã có đến 2.155,45 ha cây cao su.Và cho đến nay huyện đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây cao su, huyện cũng đã trở thành huyện điển hình tốt nhất để các hộ nông dân ở vùng khác học tập lấy kinh nghiệm. Họ luôn được tỉnh khen ngợi là một huyện tiên tiến về kinh tế, đã góp phần vào phát triển nền kinh tế chung của tỉnh cũng như của đất nước. Cuộc sống của người dân ở đây đã thay đổi hẳn từ đời sống nghèo khổ, thiếu thốn ở nhà xây bằng gỗ tre chuyển sang nhà gạch kể từ khi họ sản xuất và kinh doanh cây cao su.
Quy mô sản xuất cây cao su được thể hiện bằng diện tích đất canh tác cây cao su trong địa bàn và nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý, định hướng đầu tư sản xuất kinh doanh chung cho toàn huyện cũng như từng hộ gia đình. Đất canh tác là tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp, do đó việc nắm bắt được diện tích trồng cây cao su trên địa bàn huyện sẽ giúp xác định kịp thời đúng đắn các chủ trương canh tác phù hợp, phân bổ đất canh tác cho các nông hộ hợp lý.
Tổng diện tích đất tự nhiên lớn 126.795,50 ha, trong đó diện tích cây cao su chiếm 1,67%, phần lớn là cây cao su kiến thiết cơ bản chiếm 1,13%.
Do diện tích đất tự nhiên lớn và đất chưa sử dụng còn khá nhiều(22.478,6 ha) cộng với sự tăng lên dân số và mở rộng quy mô sản xuất nên đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng lên, ngược lại làm cho đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng làm cho diện tích giảm dần qua các năm. cùng với sự tác động của quá trình đô thị hóa thì đất nông nghiệp có phần mất đi nhưng không bằng phần tăng , đó là một hệ lụy tất yếu mà đô thị hóa mang lại. Một số công trình trọng điểm trên địa bàn huyện như xây dựng trạm y tế của huyện, các trường học, đường … đã biến một phần diện tích đất nông nghiệp trở thành đất phi nông nghiệp.
Trong quy mô sản xuất cây cao su còn đánh giá được tỷ lệ cây cao su thuộc các thời kỳ, các giống khác nhau. Về quy mô cây cao su theo các thời kỳ dựa vào bảng 4.1 sau ta thấy nhìn chung tỷ lệ diện tích cây cao su kinh doanh của huyện tăng lên qua 3 năm, năm 2014 diện tích là 563 ha chiếm 33%, có 557 hộ gia đình trồng cây cao su, năm 2015 diện tích là 632 ha chiếm 33,31% có 566 hộ trồng cây cao su , năm 2016 diện tích là 718,50 ha chiếm 33,33%, có 589 hộ trồng cây cao su. Diện tích hộ gia đình trồng cây cao su tăng lên đáng kể qua các năm, bình quân tăng 12,97%.
Việc diện tích cây cao su thời kỳ kinh doanh tăng lên trong những năm gần đây là do diện tích cây cao su già cỗi thanh lý thì chưa có, mặt khác diện tích cây cao su từ thời kỳ KTCB chuyển sang thời kỳ KD là rất lớn. Tỷ lệ diện tích cây cao su KTCB tăng lên qua 3 năm, năm 2014 diện tích là 1.143 ha chiếm 67 %, năm 2015 diện tích là 1.265,5 ha chiếm 66,69%, năm 2016 diện tích là 1.436,95 ha chiếm 66,67%. Diện tích cây cao su KTCB tăng là do người dân mở rộng quy mô sản xuất và những hộ trước đây sản xuất loại cây trồng khác chuyển sang trồng cây cao su khá nhiều.
Bảng 4.1. Diện tích trồng cây cao su qua các năm tại huyện Chom Phẹt( năm 2014- 2016)
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)
DT CC DT CC DT CC
15/14 16/15 BQ
(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)
1. Số hộ trồng cây cao su (hộ) 557,00 100,00 566,00 100,00 589,00 100,00 101,62 104,06 102,84 a. Cây cao su KD 563,00 33,00 632,00 33,31 718,50 33,33 112,26 113,69 112,97 Giống PB260 312,00 55,42 385,00 60,92 431,00 59,99 123,40 111,95 117,67 Giống GT 1 251,00 44,58 247,00 39,08 287,50 40,01 98,41 116,40 107,40