4.3.1. Nguồn lực
4.3.1.1. Đất đai
Đất đai có vị trí quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Đây là mối bận tâm lo lắng của những người làm kinh tế trên địa bàn. Hoàn thành qui hoạch sử dụng đất đai, nếu quy hoạch không tốt sẽ lãng phí sự đầu tư và ảnh hưởng đến vùng trồng cây cao su của huyện. Cần phải thực hiện tốt hơn nữa công tác quy hoạch để đảm bảo phát triển sản xuất cây cao su theo đúng định hướng đã đề ra.
- Hiệu quả sử dụng đất chưa cao, một số diện tích đất bị sử dụng sai mục đích, gây lãng phí.
- Việc khai thác quá mức độ phì nhiêu của đất làm cho đất ngày càng xấu, bạc màu và giảm mức sản xuất.
Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu quả cần thực hiện tốt các phát hiện sau: Cần qui hoạch cụ thể cho từng vùng để có kế hoạch sử dụng đất hợp lý, định hình phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thích ứng.
Cần phải thay đổi tập quán canh tác, tăng cường đầu tư thâm canh và có chế độ bón phân hợp lý góp phần bảo vệ và cải tạo đất. Cần phải kết hợp giữa khai thác và đầu tư cải tạo đất. Vì nếu chỉ biết khai thác mà không bảo vệ, bồi dưỡng thì đất đai cũng sẽ bạc màu, độ phì nhiêu của đất sẽ mất dần trong quá trình sử dụng
Việc trồng một loại cây trong một thời gian dài cũng làm cho đất xấu đi, giảm mức sản xuất và là điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Vì vậy, cần phải có chế độ xen canh hợp lý để nâng cao sức sản xuất của đất đai.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất, tăng cường công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình và cá nhân.
4.3.1.2. Về vốn
Vốn đầu tư trong quá trình sản xuất thực sự đảm bảo tốt để thực hiện các khâu của quá trình canh tác cây cao su. Mức vốn thấp sẽ dẫn đến mức đầu tư thấp, điều này sẽ làm giảm chất lượng vườn cây cao su. Vì vậy, để tăng kết quả sản xuất từ các vườn cây cao su của các hộ gia đình, phải tìm mọi biện pháp để huy động vốn, tranh thủ nguồn vốn của nhà nước, nguồn vốn công ty nhằm đảm bảo đủ mức đầu tư để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Phần lớn khi chúng tôi điều tra các hộ nông dân họ đều trả lời là thiếu vốn đầu tư. Như vậy, thực tế đặt ra là làm sao để người dân có đủ vốn kịp thời phát triển sản xuất
Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo lập cơ chế “một cửa” giúp người dân giảm bớt các chi phí cho các thủ tục không cần thiết.
Cung cấp thông tin về các nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án đến từng hộ gia đình trồng cây cao su để từ đó họ có thể chủ động trong hoạt động vay vốn cũng như trong sản xuất.
Tạo dựng cho hộ cách làm ăn độc lập, mạnh dạn vay các nguồn vốn khác để đầu tư vào vườn cây cao su đúng với định mức kinh tế kỹ thuật nhằm phát huy tốt hiệu quả từ cây cao su. Xóa bỏ tâm lý đi vay không có tiền trả của đa phần các hộ gia đình.
Công ty Chông Hơ cao su Luông Pra Bang cần tạo điều kiện hơn nữa trong việc vay vốn, vật tư, dụng cụ sản xuất để các hộ yên tâm sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, góp phần nâng cao năng suất mủ cao su.
Cần tạo điều kiện cho các hộ vay vốn dài và mức lãi suất phù hợp với tình hình kinh tế của từng hộ gia đình.
Các tổ chức tín dụng cần quan tâm chặt chẽ hơn đối với việc sử dụng vốn vay của các hộ trên thực tế, hạn chế tối đa các trường hợp vay vốn sử dụng vào những công việc không mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho sản xuất. Giúp nhân dân có điều kiện đầu tư cho sản xuất.
4.3.2 . Đầu tư về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất. Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của huyện Chom Phẹt đã được chú trọng đầu tư, tuy nhiên chỉ mới giải quyết được phần nhỏ còn vấn đề giao thông đi lại còn nhiều hạn chế. Địa điểm trồng cây cao su nằm khá xa so với khu dân cư, các tuyến đường phụ trong Cụm bản và các bàn hẹp, phần lớn là đường đất nên vào mùa mưa đi lại hết sức khó khăn. Điều này ảnh hưởng khá nhiều trong việc thu mua, vận chuyển mủ cao su. Các tuyến đường vào các lô cao su chưa được quy hoạch hợp lý, phần lớn là đường đất đỏ. Do vậy, khó khăn lớn cho việc vận chuyển vật tư cũng như sản phẩm. Đặc biệt, do đất ở đây là đất đỏ cho nên vào mùa mưa rất khó khăn cho việc đầu tư chăm sóc vườn cây.
Vì vậy, để khắc phục những nhược điểm trên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển mủ cao su từ các lô cao su về xưởng chế biến một cách thuận lợi, cần thực hiện một số giải pháp:
+Xây dựng một hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại từ nơi dân cư sinh sống đến những vườn cao su để giúp cho những hộ gia đình giảm bớt khó khăn và tiết kiệm chi phí trong khâu vận chuyển nguyên liệu cũng như sản phẩm.
+ Cần kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch đường sá với quy hoạch thủy lợi và quy hoạch rừng phòng hộ.
+ Nhà nước và nhân dân cần có sự phối hợp với nhau tạo nguồn vốn và nhân lực để phát triển hoàn thiện hệ thống giao thông.
+ Nhà nước cần phải xây dựng cây cầu đi qua Sông Mê Kông để thuận tiện cho việc đi lại giữa 2 huyện và vận tải mủ cao su.
+ Xây dựng các rãnh thoát nước và đầu tư xây dựng các giếng nước nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do bão, lũ quét gây ra hoặc vào mùa khô hán hạn... vì cây cao su có rễ cạn, rất dễ gãy còn cây cao su mới trồng thì sẽ dễ bị chết do ngập úng hoặc nắng nóng.
4.3.3. Thị trường tiêu thụ
Trong kinh tế hàng hoá có thể nói thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra mang ý nghĩa sống còn của ngành sản xuất, nó quyết định sự tồn tại, tăng trưởng, đứng yên hay suy thoái, nhất là trong kinh tế hộ đơn vị sản xuất nhỏ, có sự hạn chế về nguồn lực.
- Đảm bảo chuỗi cung thị trường ổn định từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
- Tổ chức hệ thống phân phối, tổ chức tốt khâu thu mua, mở rộng mối quan hệ với các cơ sở chế biến, các cơ sở tiêu thụ sản phẩm trong nước ngoài.
- Hiện nay việc tiêu thụ mủ cây cao su của các hộ nông dân tại huyện còn gặp không ít khó khăn về giá cả cũng như phạm vi tiêu thụ. Hầu hết sản phẩm cao su được bán cho công ty Chông Hơ cao su Luông Pra Bang. Vậy huyện phải tiếp tục tìm thêm thị trường để các hộ nông dân có được nơi tiêu thụ ổn định để đảm bảo cho sản phẩm mủ cây cao su của các hộ trong hiện tại cũng như những năm tới khi sản phẩm cua họ tăng lên nhiều. Mặt khác là để các hộ được chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình, họ sẽ có nhiều phương án lựa chọn bán sản phẩm và khi đó sẽ không còn tình trạng ép cấp, ép giá.
4.3.4 . Chính sách
Khi nói đến chính sách, đối với sản xuất nông nghiệp quan trọng là về chính sách đất đai và chính sách tín dụng. Về chính sách đất đai đối với Nhà nước Lào thì là một chính sách không có gì gây trở ngại cho nông dân, nhưng còn điều là về thủ tục làm giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng đất, đây thực sự là một vấn đề của nông dân vì hơi khó khăn đối với họ. Vậy cần phải sửa đổi lại để đơn giản hơn tạo thuận lợi cho các hộ nông dân.
4.3.5. Khoa học kỹ thuật mới - Giải pháp về giống - Giải pháp về giống
Cây cao su có chu kỳ kinh doanh dài và năng suất ổn định trong chu kỳ sản xuất kinh doanh, do vậy chất lượng giống và kỹ thuật canh tác ban đầu là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế cây cao su. Do cây cao su có thời gian KTCB và kinh doanh kéo dài nên chi phí đầu tư khá lớn, đặc biệt là chi phí cho giai đoạn KTCB. Vì thế, vấn đề rút ngắn thời gian KTCB là một việc làm cần thiết để giảm chi phí sản xuất kinh doanh cây cao su. Để làm được điều này thì vấn đề lựa chọn giống cây cao su là hết sức quan trọng. Nguồn cung cấp giống cho các hộ gia đình là Công ty Chông Hơ cao su Luông Pra Bang. Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là Công ty cần tìm ra các giống cây cao su có thời gian KTCB ngắn để cung cấp cho các hộ gia đình nhằm mục đích giảm chi phí đầu từ KTCB, nhanh chóng đưa cây cao su bước vào giai đoạn kinh doanh.
- Giải pháp về phân bón
Hiện nay, phần lớn các hộ trồng cây cao su sử dụng phân bón hữu cơ cho cây trồng. Đây là phân bón có hiệu quả cao mà giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, qua điều tra thực tế tại địa phương sử dụng phân hữu cơ còn rất hạn chế. Vì thế vấn đề đặt ra là cần phải khuyến khích các hộ gia đình bón thêm phân hữu cơ, tân dụng phân rác để cung cấp nguồn hữu cơ cho đất.
Ngoài phân hữu cơ, phân vô cơ cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy do giá cả của phân bón tăng nhanh nên các hộ cũng giảm lượng phân bón để bón cho cây. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân trong việc đầu tư, chăm sóc vườn cây thì cán bộ huyện và công ty cần tạo điều kiện giúp đỡ các hộ trong việc vay phân bón để đầu tư cho vườn cây nhằm đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật đã đề ra.
- Giải pháp về tập huấn kỹ thuật
Để tiến hành trồng cây cao su yêu cầu về lao động tương đối nhiều và phải ổn định lâu dài. Qua tìm hiểu thực tế tại địa phương, các hộ trồng cây cao su thường sản xuất theo kinh nghiệm là chính nên năng suất mủ của một số hộ thường thấp hơn định mức kỹ thuật đề ra. Vì vậy, vấn đề đào tạo kỹ thuật là yêu cầu tất yếu khách quan và cần thiết phải tiến hành kịp thời.
Cán bộ khuyến nông địa phương phải thường xuyên tổ chức có hiệu quả các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân, đưa nhiều thông tin mới về các tiến bộ kỹ
thuật đến với người dân qua các phương tiện thông tin đại chúng, làm thế nào để người trồng cây cao su năm bắt được quy trình kỹ thuật nhưng quan trọng hơn là những kiến thức đó phải dễ hiểu, cần thiết và người dân có thể áp dụng vào thực tế sản xuất. Phải nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của các lớp tập huấn kỹ thuật.
Nhiều hộ gia đình trồng cây cao su thường tập trung khai thác mủ nhiều hơn đầu tư chăm sóc vườn cây, điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng mủ và tuổi thọ của vườn cây. Do đó, để đảm bảo chất lượng vườn cây kinh doanh của các hộ gia đình, cần phải có công tác quản lý, chỉ đạo và tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện theo quy trình kỹ thuật.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu về phát triển sản xuất cây cao su tại huyện Luông Pra Bang, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Cơ sở lý luận cho sản xuất cây cao su như: (i) Nhiệt độ bình quân năm của huyện Chom Phẹt là 24,50C.Độ ẩm không khí trung bình 87,5%.Lượng mưa trung bình năm là 1.500mm. Thời tiết trên là rất thích hợp cho sản xuất cây cao su; (ii) Đất đai của huyện rất phong phú và diện tích đất chưa sử dụng năm 2016 có tới 22.385 ha, đây là điều kiện để mở rộng sản xuất; (iii) Tổng số lao động năm 2016 là 10.261 người, trong đó lao động nông nghiệp 60%; (iv) Hệ thống giao thông toàn huyện chỉ có 7 con đường đi lại được quanh năm với tổng chiều dài 134,9 Km; (vi) Toàn huyện chỉ có 33 công trình thủy lợi vừa và nhỏ diện tích tưới đảm bảo là 726,47 ha, chủ yếu là tưới cho ruộng.
2. Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cao su tại huyện Chom Phẹt , tỉnh Luông Pra Bang. Qua nghiên cứu chúng tôi đánh giá được thực trạng phát triển sản xuất cây cao su tại huyện Chom Phẹt như sau:
Trong giai đoạn 2014-2016 diện tích cũng như sản lượng mủ cây cao su của huyện đều tăng theo các năm. Năm 2014 huyện có diện tích cây cao su 1.706 ha, đến năm 2016 diện tích tăng lên 2.155,45 ha với sản lượng 2.945,55 tấn.
Tổng chi phí đầu tư cho 1 ha cây cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản mỗi hộ phải đầu tư là từ 14,3 triệu kíp đến 14,5 triệu kíp. Trong đó chi phí vật tư chiếm cao nhất với trên 60%.
Tổng sản lượng mủ cây cao su, tiêu thụ thông qua Công ty Chông Hơ chiếm hơn 65% tổng sản lượng hàng năm. Giá mủ cây cao su tại đây có giá trị chưa cao và chưa ổn định, vì nước CHDCND Lào chưa có thị trường tiêu thụ trong nước, sản xuất ra chỉ để xuất khẩu sang nước khác như: Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan, bằng sản phẩm mủ tạp.
Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cao su các hộ tương đối cao. Thu nhập bình quân trên 1 ha cây cao su đạt 12.532.670 kíp, tương đương với 33.838.209 đồng.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây cao su tại huyện Chom Phẹt cho thấy có rất nhiều yếu tố như: vốn đầu tư cho sản xuất cây cao su, việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng của huyện, trình độ người sản
xuất cây cao su, thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cao su và chính sách. Các yếu tố này ảnh hưởng lớn đến việc phát triển sản xuất cây cao su, địa phương cần phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục những vấn đề còn tồn tại. Trong đó yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố về thị trường.
4. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường phát triển sản xuất cây cao su tại huyện Chom Phẹt, tỉnh Luông Pra Bang trong thời gian tới. Những giải pháp chủ yếu là: hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất cây cao su, đào tạo nâng cao nhận thức của người lao động, giải pháp về chính sách, đưa những biện pháp kỹ thuật mới vào trong sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng và giải pháp thị trường tiêu thụ.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Đối với Nhà nước
Nhà nước cần có chính sách cụ thể để hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân sản xuất cây cao su.
Để đảm bảo cho ngành sản xuất cây cao su phát triển, Nhà nước cần tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn cả lượng và chất.
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương
Tăng cường hệ thống tín dụng nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất cây cao su.
Hàng năm địa phương nên mở các lớp tập huấn ngắn hạn về chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để không ngừng nâng cao trình độ sản