Yếu tố khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây cao su tại huyện chom phẹt, tỉnh luông pra bang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 82 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Khái quát quá trình phát triển sản xuất cây cao su tại huyện Chom

4.2.6. Yếu tố khoa học kỹ thuật

-Khoa học – kỹ thuật: là những thành tựu khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong việc tạo ra chất lượng và sản lượng mủ cao su. Đây là yếu tố hàng đầu trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất.

-Giống:

Đối với ngành trồng trọt, giống là đầu vào không thể thiếu. Bởi giống là đầu vào của chu trình sản xuất này nhưng khi kết thúc chu trình sản xuất, một phần đầu vào có thể làm đầu vào cho chu trình sản xuất sau. Vì vậy, công tác chọn giống cho sản xuất có vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản xuất đó.

Hiện này, giống GT1, PB260 là các giống cây cao su trồng phổ biến ở địa bàn huyện. Nhưng giống PB260 là giống cây cao su chủ đạo, mang lại năng suất, chất lượng tốt, khả năng chịu hạn hán, thời tiết nóng. Tuy nhiên, kỹ thuật lấy mủ chưa đúng kỹ thuật nên cây cao su chưa cho đúng năng suất sản lượng như tiêu chuẩn hiện nay.

Mặt khác, các giống khác nhau sẽ có các đặc điểm chăm sóc, năng suất khác nhau từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát triển của rừng cây cao su, cũng như thu nhập của người trồng.

Bảng 4.19. Tình hình sử dụng giống

Giống cây cao su Năng suất

Tấn/ha/năm

Chi phí đầu tư KTCB

Chi Phí đầu tư KD PB260 4,10 13.865.000 9.532.000 PB235 4,00 12.987.000 9.265.000 GT1 3,52 12.143.000 9.086.000

Ghi chú: 1 kíp = 2,7 VNĐ

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Theo bảng 4.19 về tình hình sử dụng giống mới ta thấy với giống cây PB260 có khả năng sinh trưởng trong thời kỳ KTCB trung bình, trong thời kỳ KD khá nhưng cho năng suất tăng dần và cao hơn các giống khác nên được trồng

khá phổ biến, ngoài ra cây có khả năng chịu gió tốt nên rất phù hợp với việc phát triển trên địa bàn. Giống cây PB235 với khả năng phát triển khỏe trong thời kỳ KTCB, khá trong thời kỳ mở cạo, ngoài ra sản lượng gỗ rất lớn, nhưng do khả năng chịu gió kém nên việc trồng, phát triển trên địa bàn rất hạn chế. Giống GT1 là giống có mức sinh trưởng trung bình và ổn định, chịu gió khá nhưng năng suất không cao bằng hai giống trên.

Khả năng sinh trưởng, năng suất và vốn đầu tư cho từng loại giống ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng của rừng cây cao su. Việc áp dụng đúng loại giống cho từng loại đất, vị trí địa lý trồng là rất quan trọng.

- Phân bón:

Cây cao su của huyện được phát triển với một tốc độ nhanh và diện tích lớn, người sản xuất thì không có kế hoạch tính toán cụ thể cho việc bón phân. Do vậy mà nhiều khi lượng phân bón ra không được cây trồng sử dụng hết, còn tồn dư nhiều trong đất lâu dài có nguy cơ làm ô nhiễm nguồn đất ảnh hưởng tới môi trường. Có một số hộ gia đình khi thấy giá phân bón cao thì đầu tư phân bón cho cây cao su thường ít đi sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng cho mủ sau này của cây cao su.

- Bảo vệ thực vật:

Công tác bảo vệ thực vật là khâu quan trọng đối với cây cao su, trong quá trình sản xuất hộ dân vì lợi trước mắt; trách nhiệm với cộng đồng thấp, nên đã tuỳ tiện trong việc vật tư đầu vào chưa được các ngành chức năng quan tâm kiểm soát chặt chẽ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Công tác quản lý nhà nước về chất lượng các loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây cao su tại huyện chom phẹt, tỉnh luông pra bang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)