Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cao su

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây cao su tại huyện chom phẹt, tỉnh luông pra bang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 27 - 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cao su

2.1.4.1. Điều kiện tự nhiên và quy hoạch vùng sản xuất

Theo (Nguyễn Khoa Chi, 1996). Điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, chất lượng đất, nguồn nước phục vụ cho quá trình sản xuất là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng sản phẩm. Đồng thời, do cây cao su là loại cây trồng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nên nếu khu vực nào mà cơ sở hạ tầng không đảm bảo thì khó có thể tổ chức sản xuất cây cao su được.

Bất kỳ một quốc gia nào, một vùng nào dù lớn hay nhỏ đều có những lợi thế và hạn chế nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, lợi thế và hạn chế có thể

chuyển hóa cho nhau, vấn đề là phải biết chọn thời cơ để phát huy lợi thế và khắc phục hạn chế. Trong việc xây dựng hệ thống cây trồng hợp lý thì điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng quyết định đến việc phát triển cây trồng, loại đất nào, khí hậu nào sẽ phù hợp với loại cây trồng nào để đưa vào sản xuất.

Việc phát triển sản xuất gắn liền với quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp của địa phương. Nó góp phần khuyến khích người dân đầu tư thâm canh, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ và áp dụng tiến bộ KH – KT vào đồng ruộng, thực hiện việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Việc phát triển vùng sản xuất gắn với việc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thủy lợi, giao thông… từng bước hình thành vùng chuyên canh, sẽ tạo ra khối lượng nông sản nhiều hơn, tốt hơn, góp phần đẩy mạnh công nghiệp chế biến từng bước thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.

2.1.4.2. Yếu tố nguồn lực

a)Đất đai và địa hình

- Về đất đai: cây cao su thích hợp với đất rừng, yêu cầu lý hoá tính của đất cao. Về hoá tính phải là đất tốt, về kết cấu đất cây cao su yêu cầu đất có có kết cấu tơi xốp, thoáng khí giữ được ẩm nhưng không úng, về độ dày tầng đất canh tác lớn cho bộ rễ phát triển và cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây (Nguyễn Khoa Chi, 1996).

- Về địa hình: đất có độ dốc nhỏ hơn 25o là phù hợp với cây cao su. Căn cứ vào địa hình đất đai cụ thể mà bố trí cây trồng xây dựng hệ thống canh tác hợp lý để sử dụng đất có hiệu quả (Nguyễn Khoa Chi, 1996).

b)Lao động

Khi nói đến nguồn lao động nó bao gồm số lượng và chất lượng của lao động. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, sau 7 năm mới cho sản phẩm. Suất đầu tư cho trồng mới và chăm sóc cho một ha cây cao su tương đối cao, vậy chất lượng và số lượng lao động rất quan trọng trong đó phải quan tâm đến chất lượng lao động. Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, ý thức pháp luật, trình độ tổ chức cuộc sống, sức khoẻ tốt. Nguồn lao động là điều kiện rất quan trọng, vì quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất cây cao su là quá trình kết hợp sức lao động với đất đai và các điều kiện sản xuất khác phục vụ cho nhu cầu của cây trồng và gia súc (Nguyễn Khoa Chi, 1996).

c) Vốn

Hiểu theo nghĩa rộng, vốn là các nguồn lực dùng vào quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm tư liệu sản xuất, nguồn lao động, đất đai.

Theo nghĩa hẹp, vốn được hiểu là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố đầu vào. Trong trường hợp này vốn được biểu hiện ở phạm vi hẹp hơn, đó là vốn bằng tiền phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của hộ. Với ý nghĩa đó, vốn bằng tiền là một trong các yếu tố quan trọng của hộ. Bởi vì nó đảm bảo cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh diễn ra theo các yêu cầu của quy luật sinh học, quy luật kinh doanh - những cơ sở quan trọng đảm bảo quá trình kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Nó đáp ứng các yêu cầu đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thâm canh khai thác chiều sâu và hạn chế các tác động tiêu cực của các yếu tố tự nhiên và của quy luật cạnh tranh góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế (Nguyễn Khoa Chi, 1996).

2.1.4.3. Yếu tố cơ sở hạ tầng

Theo (Nguyễn Khoa Chi, 1996). Cơ sở hạ tâng như: thủy lợi, đường điện, đường giao thông xung quanh vườn là những cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng để phát triển sản xuất cây cao su. Các cấp chính quyền cần hỗ trợ đóng góp, tham gia với bà con trong quá trình phát triển cơ cở kỹ thuật được tốt hơn như: thiết kế đường liên lô phải đảm bảo mặt đường rộng, hai bên đường có rãnh thoát nước để khỏi ngập úng các cây cao su trồng mới. Còn trên các tuyến đường, bố trí cống qua đường bằng cống tròn bê tông cốt thép để đảm bảo việc thông thoát nước tốt tránh gây ngập úng nhất là về mùa mưa. Vào mùa khô, cây cao su cần phải được tưới nước nhưng điều kiện còn thiếu kém nên hầu như phải tự chở nước để tưới cho cây cao su vì vậy cần bố trí đào giếng cho các vườn cây để thuận lợi cho việc tưới.

2.1.4.4. Yếu tố thị trường

Theo (Nguyễn Khoa Chi, 1996). Thị trường là nơi mua bán hàng hoá, phản ánh các mối quan hệ giữa người với người trong lĩnh vực trao đổi mua bán và dịch vụ. Trong nền kinh tế hàng hoá nhân tố thị trường và quy mô thị trường có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển kinh tế nói chung và sản xuất cao su nói riêng. Theo cơ chế thị trường thì sản phẩm sản xuất ra phải trở thành hàng hoá và có khả năng tiêu thụ trên thị trường. Nhân tố thị trường có tác động trực tiếp đến sản xuất và hiệu quả sản xuất cao su. Như vậy thị trường và quy mô thị trường

quyết định việc bố trí sản xuất phù hợp với lợi thế của vùng và nhu cầu của thị trường, đồng thời thị trường còn là nhân tố cuối cùng quyết định hiệu quả sản xuất. Bởi vì thị trường là nơi người sản xuất thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm sản xuất ra có bán được hay không và quan trọng là bán được với giá nào là nhân tố mang tính quyết định tới kết quả sản xuất của hộ. Khi sản phẩm sản xuất ra bán được hết và bán với giá cao hơn giá thành chắc chắn sản xuất đó có hiệu quả kinh tế. Ngược lại nếu sản phẩm của hộ sản xuất ra bán với giá thấp hơn giá thành chắc chắn sản xuất của hộ không có hiệu quả kinh tế. Việc tiêu thụ sản phẩm một mặt phụ thuộc vào tính cạnh tranh của sản phẩm, sự cần thiết của sản phẩm trên thị trường cũng như các phương pháp Marketting và tiêu thụ hợp lý.

2.1.4.5. Yếu tố chủ trương và chính sách

Theo (Nguyễn Khoa Chi, 1996). Chủ trương chính sách là vai trò có tính định hướng và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển bền vững của nông thôn, hệ thống chính sách tác động lên các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Chính sách thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố trên, điều hòa các mối quan hệ giữa chúng với nhau tạo nên hệ thống tổng hợp đồng bộ. Hệ thống chính sách cần mềm dẻo, uyển chuyển để không những tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của nông nghiệp mà còn thúc đẩy nông nghiệp tiến lên theo những định hướng đã lựa chọn. Nông nghiệp và nông thôn không thể tách rời nhau, vì vậy phát triển nông nghiệp luôn gắn với xây dựng nông thôn. Hệ thống chính sách nông nghiệp bao gồm những chính sách sau:

- Chính sách thuế sử dụng ruộng đất: thể hiện chủ trương khuyến khích hoặc hạn chế đối với sản xuất một loại nông sản nào hoặc hạn chế đối với sản xuất một loại nông sản nào đó hay khai thác sử dụng một số loại đất.

- Chính sách đầu tư tín dụng: trong nông nghiệp nông thôn nhằm đầu tư đẩy mạnh sản xuất, đầu tư thâm canh và đa dạng hóa sản xuất. Góp phần ổn định đời sống, tăng cường đoàn kết, đồng thời cũng góp phần điều tiết trong việc thực hiện các định hướng phát triển của Nhà nước đối với các loại sản phẩm cũng như vùng cần khuyến khích phát triển.

- Chính sách khuyến nông: nhằm thúc đẩy đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, đổi mới trang thiết bị trong nông nghiệp.

- Chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp: tạo nên trạng thái ổn định, tâm lý tin tưởng, yên tâm đầu tư sản xuất, phát triển nông nghiệp.

- Chính sách xã hội ở nông thôn: nhằm duy trì và ổn định lực lượng sản xuất góp phần xây dựng đoàn kết và động viên mọi người tham gia làm tròn nghĩa vụ với đất nước trên các phương diện kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Xuất phát từ quan điểm của Đảng và chính phủ trong việc xác định rõ vai trò của nông nghiệp, nông thôn, nông dân đối với tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế của đất nước trong giai đoạn mới. Những năm qua các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ ngày một hoàn thiện làm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông nghiệp, nông thôn làm an lòng dân trong xây dựng nông thôn mới.

2.1.4.6. Yếu tố khoa học kỹ thuật

Theo (Nguyễn Khoa Chi, 1996). Khoa học là “chìa khóa” để nâng cao hiệu quả kinh tế, từ đó tác động đến mặt xã hội của đời sống. Nhờ phát triển khoa học công nghệ mà các nước tư bản đã tạo ra lực lượng sản xuất xã hội cao, khối lượng hàng hóa tạo ra lớn, có những tác động điều tiết về thu nhập, nâng cao mức sống. Chất lượng sống của người lao động, trong khuôn khổ đảm bảo sự thống trị của chế độ tư hữu tư bản.

Phát triển bền vững sản xuất là một hoạt động tổng hợp của nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, môi trường sinh thái, vì vậy để có thể làm tốt thì người dân cần được trang bị tương đối đầy đủ những hiểu biết có liên quan đến hoạt động tổng hợp này. Phát triển bền vững vùng sản xuất trước hết cần chú ý đến trang bị cho người dân các kiến thức cơ bản về trồng trọt, trồng cây gì trước khi bắt tay vào các hoạt động sản xuất. Vì vậy, cần có hiểu biết về các đối tượng sản xuất, cần nắm bắt được công nghệ sản xuất, dự định triển khai ở vùng sản xuất. Điều này cần được ý thức rõ ràng và trước khi bắt tay vào sản xuất cần hiểu biết kỹ thuật cần thiết để đối tượng sản xuất mang lại hiệu quả. Những hiểu biết này cần được học tập ở trường, lớp, trong sách vở, tài liệu tham khảo hay những buổi tham quan khảo sát… như việc sản xuất và phát triển cây cao su thì người dân cần biết được các giống cây cao su, chọn giống, quá trình chăm sóc, phân bón, loại phân nào phù hợp với hiệu quả khi thu hoạch, … Ngày nay, nông dân Lào ngày một tiếp cận với những thành tựu khoa học tiên tiến, với những công nghệ hiện đại trong sản xuất thâm canh cũng như tiếp cận các thông tin trong nước cũng như trên thế giới một cách nhanh chóng. Nông dân đã tự lực trong sản xuất nâng cao thu nhập, Đảng và Chính phủ đã khuyến khích nông dân làm giàu một cách chính đáng. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những

chương trình mục tiêu quốc gia, nhằm xóa đói giảm nghèo cho nông dân, những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn để rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa các vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây cao su tại huyện chom phẹt, tỉnh luông pra bang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)