Chỉ tiêu Dưới 5 năm 5 - 10 năm Trên 10 năm
Tỉ lệ tăng diện tích đất trồng cây cao su(%) 47 53 65
Tỉ lệ áp dụng giống mới(%) 32 46 58
Mức đầu tư KTCB (kíp) 14.147.000 13.758.000 12.354.000
Năng suất (Tấn/ha/năm)
3,52 3,93 4,10 DT (kíp) 22.880.000 25.545.000 26.650.000
Ghi chú: 1 kíp = 2,7 VNĐ
Mức ảnh hưởng do số năm kinh nghiệm trồng cây đối với việc áp dụng giống mới cũng tăng dần đối với hộ có nhiều kinh nghiệm. Đây chính là phản ảnh sự hiểu biết của chủ hộ đối với áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc cây trồng. Phần trăm các hộ áp dụng giống mới có kinh nghiệm trên 10 năm là 58%, trong khoảng từ 5 năm đến 10 năm là 46% và kinh nghiệm dưới 5 năm là 32%.
Khi có kinh nghiệm chăm sóc cây cao su thì mức chi phí đầu tư cho cây cũng được giảm xuống do người trồng đã nắm vững nhu cầu dinh dưỡng, đặc điểm của cây từ đó giảm bớt những khoản đầu tư không hợp lý. Mức đầu tư trung bình của các hộ dưới 5 năm kinh nghiệm là: 14.147.000 kíp/ha/năm KTCB, các hộ có kinh nghiệm từ 5 năm đến 10 năm là 13.758.000 kíp/ha/năm, còn các hộ trên 10 năm kinh nghiệm là 12.354.000 kíp/ha/năm. Mức chi phí giảm đi rõ rệt chứng tỏ tầm quan trọng của kinh nghiệm trong chăm sóc cây trồng rất lớn.
Nhờ có kinh nghiệm mà sản lượng của cây được nâng lên từ đó thu nhập của người dân cũng được đẩy lên cao hơn từ hơn 22 triệu kíp/ha đến hơn 26 triệu kíp/ha.
4.1.4. Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển cây cao su
Cơ sở hạ tầng nông thôn, kết cấu hạ tầng cơ sở nông nghiệp là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển sản xuất cây cao su. Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng sẽ cản trở sự phát triển của hộ gia đình trên các phương diện như: sự cung ứng các yếu tố đầu vào bị hạn chế, việc mua bán, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hạn chế việc tiếp cận thông tin và thị trường,... Theo đánh giá của các hộ gia đình thì hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều yếu kém, chưa đồng bộ, hạn chế sự phát triển kinh tế của địa phương như: giao thông đi lại khó khăn, hệ thống thủy lợi còn yếu,….
Bảng 4.10. Hệ thống giao thông thủy lợi tại huyện Chom Phẹt qua các năm (2014-2016)
ĐVT: %
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tỷ lệ giếng nước đạt yêu cầu 9 11 14
Tỷ lệ đường giao thông đạt yêu cầu 3 5 8
Tỷ lệ rãnh thoát nước 18 21 26
Qua bảng điều tra cơ sở hạ tầng tại huyện Chom Phẹt ta thấy, hệ thống giao thông thủy lợi phục vụ cho sản xuất cây cao su còn nhiều yếu kém. Số giếng nước quá ít, chưa đáp ứng trong việc tưới tiêu cho cây cao su vào những mùa khô, người dân phải tự chở nước lên tưới cho các cây cao su trong thời kỳ KTCB. Đa số hộ gia đình lô ở xa nhà, việc chở nước đi tưới gặp nhiều khó khăn. Vào những ngày nắng gắt, những cây cao su mới trồng không được tưới nước thường xuyên thì sẽ chết và phát triển chậm. Người dân gặp rất nhiều khó khăn và rất vất vả vào những đợt nắng nóng. Năm 2014 có 9% diện tích đất trồng cây cao su có giếng nước ở 3 Cụm bản Năm Rửng, Năm Chan và Huôi xay khao. Đến năm 2015 có thêm 3 giếng nước ở Cụm bản Năm Rửng và Năm Chan. Còn năm 2016 thì không có thêm 2 giếng nước nữa. Cây cao su thì được trồng nhiều nhưng các giếng nước ở lô trồng cây cao su thì quá ít, gây nhiều bất lợi cho việc tưới tiêu của người dân. Hầu như các lô trồng cây cao su trồng ở xa khu dân cư đều có giao thông đi lại khó khăn. Hệ thống đường dẫn ra các lô cao su chủ yếu đường đất, đi lại khó khăn đặc biệt là về mùa mưa, số đường bê tông hóa bằng xi măng ở đường lô chưa hề có, người dân đi lại rất vất vả nhất là vào mùa mưa, đường đất trơn lây lội gây rất nhiều nguy hiểm. Những người đi cạo mủ thường vào lúc 2h, 3h sáng lúc trời tối mít, đường trơn sẽ gây nhiều nguy hiểm và trở ngại cho người đi cạo mủ, cũng gây rất nhiều bất lợi cho người đi trút, dễ gây ra nhiều tai nạn. Khi điều tra về rãnh thoát nước ở các lô trồng cây cao su thì tôi nhận thấy, người dân chỉ vét mương đơn giản để tránh nước tràn ra đường đi với vào các cây cao su của mình, nhiều người dân còn tận dụng 2 bên bờ lô để trồng thêm các cây sắn và một số cây trồng ngắn ngày khác nữa. Khảo sát qua 3 năm gần đây nhất ta thấy kết cấu hạ tầng như giao thông vận tải, nước ở huyện Chom Phẹt còn quá nhiều yếu kém và bất cập, gây ra nhiều khó khăn lớn trong việc phục vụ để phát triển sản xuất cây cao su.
4.1.5 . Tình hình huy động vốn để phát triển sản xuất cây cao su
Nếu đất là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp thì vốn là yêu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ một lĩnh vực sản xuất kinh doanh chứ không riêng gì phát triển sản xuất cây cao su. Các hộ gia đình cần một lượng vốn nhất định để có thể đầu tư áp dụng những khoa học kỹ thuật canh tác tiến bộ vào sản xuất, từ đó giúp tăng năng suất cây trồng và năng suất mủ đạt được hiệu hiệu quả cao. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh.