Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 37)

a. Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phòng

Trích lập dự phòng là cách thức hữu hiệu để quản trị rủi ro do tổn thất tín dụng. Việc trích lập dự phòng phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay thay vì căn cứ vào khả năng trả nợ trong quá khứ của khách hàng. Các nước chia sẻ kinh nghiệm rằng họ áp dụng các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây tổn thất ở mức độ khác nhau.

- Hồng Kông: xếp loại rủi ro cho khách hàng và trích lập dự phòng tương ứng.

- Hàn Quốc: các nguyên tắc dự phòng phân lập theo loại tín dụng.

- Singapore: dự phòng tổn thất khoản vay ước tính từ danh mục vay được áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng.

- Thái Lan: phân loại khoản vay được đưa vào luật. Các cơ quan giám sát ngân hàng có quyền yêu cầu trích lập dự phòng cho các khoản vay cần chú ý.

- Columbia: dự phòng cho tín dụng tiêu dùng, thương mại, cầm cố thế chấp và tín dụng nhỏ theo thời hạn khoản vay từ 1-18 tháng (Bùi Thị Lan, 2010). b. Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng

- Hồng Kông: giới hạn cho vay các đối tác ở mức 5% giá trị ròng doanh nghiệp. Tổng dư nợ vay cho các đối tác không vượt quá 10% vốn tự có Ngân hàng.

- Hàn Quốc: giới hạn cho vay cổ đông ở mức 25% vốn tự có Ngân hàng hoặc tỷ lệ mà họ sở hữu. Giới hạn cho vay các đối tác liên quan ở mức 10% vốn tự có Ngân hàng.

- Singapore: Ngân hàng không được phép tham gia vào các hoạt động phi tài chính. Cũng không được phép đầu tư hơn 10% vốn vào các công ty hoạt động phi tài chính. Mức đầu tư vốn vào một công ty đơn lẻ giới hạn ở 2% vốn tự có Ngân hàng. Tổng vốn đầu tư giới hạn ở 10% vốn tự có Ngân hàng.

- Thái Lan: giới hạn đầu tư ở mức 10% vốn khách vay và 20% vốn của Ngân hàng. Giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng ở mức 5% vốn ngân hàng,

50% giá trị ròng của doanh nghiệp và 25% giá trị nợ.

- Columbia: giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng liên quan 10% vốn tự có. Mở rộng tới 25% nếu có tài sản đảm bảo tốt (Bùi Thị Lan, 2010).

c. Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp đặt ra hạn mức cho vay

Phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là hoạt động được xem là thường xuyên của Ngân hàng các nước trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình. Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của Ngân hàng đối với khách hàng vay riêng lẻ hay nhóm khách hàng vay:

- Hồng Kông: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của Ngân hàng.

- Hàn Quốc: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 20% vốn tự có của Ngân hàng và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng.

- Singapore: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của Ngân hàng.

- Thái Lan: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của Ngân hàng.

- Columbia: giới hạn vay ở mức 40% giá trị ròng của khách hàng vay. d. Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp kiểm tra, giám sát

Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay:

- Hồng Kông: sử dụng mô hình CAMELS (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản) để đánh giá.

- Hàn Quốc: sử dụng mô hình CAMELS (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản và thử nghiệm chịu đựng cực điểm). (Capital, Assets, Management, Earnings, Liquidity and Stress testing).

- Singapore: kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng tháng và hàng quý. - Thái Lan: kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay. Giám sát hệ số đủ vốn dự báo. Có hệ thống báo cáo định kỳ.

- Columbia: kiểm tra trong quá trình phát vay, kiểm tra bởi Ủy ban giám sát Ngân hàng (Huỳnh Kim Trí, 2012).

đ. Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp quản trị hệ thống thông tin tín dụng Tổ chức tốt hệ thống thông tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ vay:

- Singapore: Hiệp hội Ngân hàng tổ chưc và quản lý thông tin tín dụng từ các thành viên. Hỗ trợ thông tin về các khoản tín dụng lớn.

- Thái Lan: Cục thông tin tín dụng được quản lý bởi công ty tư nhân, tất cả các Ngân hàng báo cáo thông tin về Cục, sau đó Cục thông tin kết xuất báo cáo về khách hàng vay và lịch sử trả nợ vay hàng tháng, không cung cấp thông tin hẩm định tín dụng.

- Columbia: Ngân hàng báo cáo các khoản vay cho cơ quan giám sát theo định kỳ hàng tháng. Sau đó thông tin về giá trị khoản vay, lãi suất vay, chất lượng khoản vay và tư cách khách hàng vay sẽ được tập hợp lại (Huỳnh Kim Trí, 2012). 2.2.2. Bài học đối kinh nghiệm đối với ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh

Qua kinh nghiệm một số nước trong quản trị rủi ro tín dụng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng Thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh nói riêng:

Một là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các ngân hàng bảo lãnh, các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro góp phần tăng cường các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển đầy đủ các thị trường.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro độc lập, đảm bảo tính độc lập giữa cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng với cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ rủi ro. Cấp chi nhánh phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro chuyên trách, đảm bảo chức năng quản lý rủi ro tín dụng phải được giao cho một bộ phận hoạt động độc lập với các đơn vị kinh doanh của ngân hàng và sẽ không tham gia vào hoạt động tạo ra rủi ro.

Ba là, thực hiện cải tổ toàn diện các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro, bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược, mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro.

nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản lý rủi ro tín dụng vì theo kinh nghiệm của Citibank thì không có phương pháp phân tích hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn trong quản trị rủi ro.

Năm là, chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng.

2.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan

Quản trị rủi ro tín dụng không chỉ là điều kiện để Ngân hàng thương mại hoạt động ổn định và phát triển, mà còn để ngăn ngừa những tác động xấu đến nền kinh tế. Vì vậy đã có nhiều nhà khoa học, nhà quản lý kinh tế trên thế giới quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu của họ thường thiên về khía cạnh nhận dạng rủi ro, các kỹ thuật định lượng rủi ro và các giải pháp phòng ngừa rủi ro... Các kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên một số công trình như:

Dominic Casserley, 1999, Đối mặt với rủi ro, Thông tin phòng ngừa rủi ro Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Peter S. Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại, 2002, NXB Tài chính, Hà Nội.

Eddua W. Read, Ph.D và Eddua K.Gill, Ph.D, Ngân hàng thương mại, 2004, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.

Tại Việt Nam, khi chuyển sang cơ chế thị trường, các Ngân hàng thương mại đứng trước những khó khăn do sự khác biệt trong hoạt động giữa cơ chế cũ và cơ chế mới mang lại, trong đó có vấn đề quản lý rủi ro. Để khắc phục khó khăn, vươn lên làm ăn có hiệu quả, giới lý luận và quản lý ngân hàng bắt đầu quan tâm phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu sâu về hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng đăng trên các tạp chí như:

TS. Trần Huy Hoàng, 2004, Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam, Phát triển kinh tế,.

động của Ngân hàng thương mại, Tạp chí Ngân hàng.

ThS. Nguyễn Hữu Đương, 2005, Đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng.

Năm 2005, Lê Đăng Trung đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài “Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành

phố Hồ Chí Minh".

Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có sức hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra phức tạp và khác so với các địa bàn khác. Hơn nữa, việc đi sâu nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh, cho đến nay chưa có một bài viết, một công trình nào được công bố.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Một số đặc điểm cơ bản của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh mới được tái lập vào đầu năm 1997, đến nay đã được 15 năm, cùng với sự đi lên của đất nước, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều khởi sắc. Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 803,93 km2, với dân số khoảng trên 1 triệu người, chiếm 0,24% diện tích tự nhiên và 1,23% dân số cả nước, là một tỉnh nhỏ nhưng lại đông dân (Cục Thống Kê tỉnh Bắc Ninh, 2016).

Về phương diện kinh tế - xã hội, Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 30km. Bắc Ninh còn nằm trên trục đường sắt xuyên Việt, đoạn Hà Nội - Lạng Sơn - Hữu Nghị Quan nối với tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc, có mạng lưới sông ngòi nối liền với các tỉnh lân cận và cảng Hải Phòng, Cái Lân… Vị trí địa lý của Bắc Ninh là một trong những thuận lợi để giao lưu, trao đổi với bên ngoài tạo ra nhiều cơ hội lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội và phát huy triệt để tiềm năng của tỉnh (Cục Thống Kê tỉnh Bắc Ninh, 2016).

Bên cạnh đó là địa phương có số lượng làng nghề truyền thống vào loại nhiều nhất toàn quốc, chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống xuất khẩu, là nơi hội tụ nhiều tiềm năng đáng kể về tự nhiên và xã hội. Nhất là kể từ khi được thủ tướng chính phủ phê duyệt cho phép thành lập các khu công nghiệp (KCN) tập trung đó là KCN Quế Võ, Tiên Sơn, Đại Đồng – Hoàn Sơn, Yên Phong… cùng với sự ra đời hàng loạt các cụm công nghiệp làng nghề truyền thống như Sắt Đa Hội, Mộc Đồng Kỵ, Giấy Phong Khê… đã dần làm thay đổi bộ mặt của địa phương. Đầu năm 2006, thị xã Bắc Ninh đã chính thức trở thành thành phố Bắc Ninh, mở ra những vận hội mới cho đầu tư và phát triển.

Từ những đặc điểm trên đã tạo ra những thời cơ và thách thức cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

* Thời cơ:

Bắc Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý và môi trường kinh tế thuận lợi, được đánh giá là một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh trong việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội; là một trọng điểm kinh tế quan trọng, một vùng kinh tế động

lực của đất nước. Bên cạnh đó việc mở rộng đầu tư vào các KCN, làng nghề theo định hướng của tỉnh đã là một trong những cơ hội cho các Doanh nghiệp và tổ chức tài chính ngân hàng cùng tham gia để mở rộng thị phần hoạt động của đơn vị mình trên địa bàn. Hiện nay tỉnh Bắc Ninh có nhiều KCN như: KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ, KCN Yên Phong, KCN VSIP và một số cụm công nghiệp nằm quanh thành phố Bắc Ninh vì vậy việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài rất thuận lợi. Từ đó cũng là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng có thể tiếp cận và gia tăng khách hàng quan hệ tại ngân hàng.

* Khó khăn và thách thức:

Bên cạnh những thời cơ và thuận lợi đó, tình hình kinh tế xã hội của Bắc Ninh còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng quy mô nền kinh tế và năng lực sản xuất còn nhỏ bé, tính bền vững, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn chưa cao các doanh nghiệp địa phương tuy phát triển nhanh về số lượng song quy mô còn nhỏ bé, cơ cấu doanh nghiệp chưa hợp lý, trình độ công nghệ còn thấp, công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư triển khai còn chậm; quy hoạch chưa theo kịp với nhu cầu phát triển; thu hút vốn đầu tư nói chung đầu tư từ bên ngoài, nước ngoài chưa mạnh. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao nhưng chưa tạo ra ngành hàng mũi nhọn, có tính chủ lực mạnh để tăng sức cạnh tranh, góp phần tăng thu ngân sách. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ trọng lớn, nhưng quy mô các doanh nghiệp nhỏ bé, công nghệ còn lạc hậu sức cạnh tranh sản phẩm chưa cao. Chất lượng hoạt động thương mại dịch vụ thấp; xuất nhập khẩu vẫn khó khăn về nguồn hàng, chất lượng thương hiệu hàng hoá chưa có sức cạnh tranh mạnh. Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; Nhiều điểm du lịch hấp dẫn chưa được khai thác để phát triển. Một bộ phận nhân dân đời sống còn khó khăn, tệ nạn xã hội còn tiểm ẩn nhiều phức tạp, bức xúc. Khí hậu thời tiết diễn biến thất thường luôn tiềm ẩn những khó khăn, bất lợi đến sự phát triển nên kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực vừa đem lại nhiều cơ hội, song cũng là thách thức lớn đối với nền sản xuất, áp lực cạnh tranh của các sản phẩm, sự biến động của thị trường thế giới sẽ tác động nhạy cảm hơn vào nền kinh tế.

Với diện tích nhỏ nhất so với toàn quốc nhưng mạng lưới tổ chức tín dụng tại địa bàn thì lại rất lớn cho nên việc cạnh tranh của các Ngân hàng là hết sức gay gắt. BIDV Bắc Ninh nhận thức rõ điều này khi mà trình độ công nghệ, sản

phẩm dịch vụ tiên tiến của các ngân hàng khác sẽ là đối thủ cạnh tranh trong mọi mặt hoạt động của các ngân hàng.

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đưa ra chưa đa dạng, trình độ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)