Thực trạng hoạt động tín dụng của BIDV chi nhánh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 54 - 64)

4.1.1.1. Quy trình tín dụng ngân hàng

Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng gồm nhiều giai đoạn có quan hệ chặt chẽ với nhau theo một trình tự nhất định. Các bước chính của quy trình cấp tín dụng như sau:

- Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: Ngân hàng sẽ tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết để lập ra hồ sơ vay vốn hoàn chỉnh.

Loại khách hàng: Tùy thuộc khách hàng thuộc vào nhóm nào, nhóm đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng trước đó hay nhóm mới có quan hệ tín dụng với ngân hàng lần đầu mà hồ sơ yêu cầu phải có ít hay nhiều loại giấy tờ.

Loại và kỹ thuật cấp tín dụng: với mỗi loại và kỹ thuật cấp tín dụng khác nhau mà đòi hỏi hồ sơ thay đổi phù hợp yêu cầu về mặt thông tin đối với kỹ thuật và loại hình cho vay đó.

Về cơ bản thông tin khách hàng cần cung cấp trong hồ sơ đề nghị cấp tín dụng gồm:

(1) Những tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng.

(2) Những tài liệu chứng minh năng lực sử dụng vốn vay và khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng.

(3) Những tài liệu liên quan đến đảm bảo tín dụng hoặc những điều kiện cấp tín dụng đặc thù như trường hợp cho vay tín dụng.

(4) Giấy đề nghị cấp tín dụng của khách hàng.

- Bước 2: Phân tích đánh giá tín dụng. Căn cứ vào hồ sơ vay vốn, ngân hàng tiến hành phân tích đánh giá các mặt của khách hàng và khoản vay, đưa ra báo cáo kết quả thẩm định khoản vay. Khi phân tích tín dụng ngân hàng cần phân tích của khách hàng như về năng lực vay nợ, về uy tín của khách hàng, về khả năng sinh lời, tài sản thế chấp. Sau đó ngân hàng sẽ phải phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng qua các năm như đánh giá các khoản mục tài sản, đánh giá

nguồn vốn và vốn chủ sở hữu, đánh giá báo cáo lợi tức,… để có thể đánh giá chính xác nhất về khả năng trả nợ của khách hàng.

- Bước 3: Ra quyết định tín dụng: Sau khi quá trình phân tích tín dụng kết thúc, bộ phận phân tích tín dụng chuyển tờ trình đề xuất cho vay cùng biên bản thẩm định. Trong giai đoạn này, ngân hàng phân cấp thực hiện quyền ra quyết định tín dụng. Đối với món vay nhỏ có thể giao cho cán bộ tín dụng ra quyết định, đối với món trung bình thì hội đồng cho vay cấp chi nhánh ra quyết định và hội đồng cho vay tại hội sở chính sẽ ra quyết cho vay đối với những món vay lớn. Nếu ngân hàng đồng ý cho vay, ngân hàng và khách hàng sẽ tiến hành làm hợp đồng vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay. Nếu ngân hàng không đồng ý cho vay thì cần có thông báo từ chối và có lý do cụ thể gửi tới khách hàng.

- Bước 4: Thẩm định lại toàn bộ hồ sơ chứng từ: Chuyển toàn bộ hồ sơ vay vốn lên bộ phận quản trị tín dụng để thẩm định lại tính đầy đủ, hợp pháp của toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay.

- Bước 5: Giải ngân: Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân theo điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng. Khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng phải luôn chú ý tới nguyên tắc tiền vay chi ra phải luôn có hàng hóa đối ứng và tiền vay sử dụng phù hợp với mục đích vay trong hợp đồng tín dụng. Tùy thuộc hình thức và quy mô của món vay mà ngân hàng sẽ áp dụng phương thức giải ngân phù hợp. Giải ngân hàng một lần, tiền vay được phát cho khách hàng một lần vào đầu kỳ hạn vay tiền, phương thức này áp dụng cho những món vay nhỏ, thời hạn vay ngắn. Giải ngân nhiều lần, tiền vay theo hạn mức tín dụng được phát cho khách hàng theo nhiều đợt, phương thức này áp dụng cho những món vay lớn, thời hạn vay dài hoặc việc sử dụng món vay của khách hàng phục vụ cho sản xuất kinh doanh có tính chất phức tạp.

- Bước 6: Các nghiệp vụ sau giải ngân: Giám sát và thanh lý hợp đồng. Giám sát tín dụng được ngân hàng thực hiện từ khi ngân hàng bắt đầu giải ngân với nội dung chủ yếu là theo dõi việc tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng của khách hàng. Ngân hàng tiến hành giám sát, theo dõi khoản vay, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay để đảm bảo tiền vay được sử dụng đúng mục đích. Ngân hàng có thể tiến hành nhiều cách giám sát như giám sát trực tiếp, ngân hàng trực tiếp cử người xuống cơ sở của khách hàng để kiểm tra, thu thập thông tin; giám sát gián tiếp, ngân hàng thực hiện theo dõi khách hàng qua các tài khoản tiền vay, tiền gửi của khách hàng, qua báo cáo tài chính định kỳ của khách hàng,…

Thanh lý hợp đồng và thu nợ: Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phương thức trả tiền vay cụ thể và được quy định trong hợp đồng. Việc trả nợ cũng có thể thực hiện theo nhiều cách như trả một lần vào cuối kỳ hạn vay, trả dần trong suốt thời hạn vay, trả theo tài khoản vãng lai… Khi khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nợ với ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiến hành làm thủ tục hoàn trả lại tài sản đảm bảo tiền vay cho khách hàng. Khi khách hàng không trả đủ số nợ ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiến hành chuyển số nợ đó qua nợ quá hạn.

4.1.1.2. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2014 -2016

Trong những năm qua, BIDV chi nhánh Bắc Ninh đã thể hiện sự linh hoạt trong việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng cũng như đảm bảo tốt danh mục quản lý rủi ro tín dụng. Hoạt động cấp tín dụng được tách bạch giữa các bộ phận Quan hệ khách hàng và bộ phận tác nghiệp do đó sẽ giảm thiểu được rủi ro. Vì vậy, trong thời gian qua tăng BIDV chi nhánh Bắc Ninh đã có sự tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện. Kết quả tăng trưởng tín dụng của BIBV chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016 được thể hiện như sau:

Bảng 4.1: Kết quả tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng dư nợ (tỷ đồng) 3.554 3.844 4.589 Tốc độ tăng trưởng (%) 8,16 19,38 Nguồn: BIDV Chi nhánh Bắc Ninh ( 2017)

Tổng dư nợ của chi nhánh đã có sự tăng trưởng qua các năm, điều đó thể hiện ở chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng. Năm 2014 trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, lạm phát trong nước tăng cao nhưng đến năm 2016, nền kinh tế có nhiều khởi sắc, trong khi chính phủ thực hiện gói cứu trợ về hỗ trợ lãi suất, thực hiện các biện pháp kích cầu nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế thì định hướng tăng trưởng tín dụng của ban lãnh đạo BIDV chi nhánh Bắc Ninh là phù hợp. Thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng, Trong năm 2014, 2015 và 2016 Chi nhánh đã hoàn thành chỉ tiêu được giao.

4.1.1.3. Quy mô, cơ cấu tín dụng

Việc áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung không chỉ giúp BIDV chi nhánh Bắc Ninh kiểm soát được rủi ro tín dụng ở mức thấp so với bình quân của hệ thống ngân hàng mà còn giúp BIDV chi nhánh Bắc Ninh kiểm soát việc mở rộng danh mục các khoản cho vay và tăng trưởng dư nợ tín dụng. Cụ thể

tổng dư nợ tại ngày 31/12/2016 là 4.589 tỷ đồng, tăng 19,38% so với cùng kỳ năm 2015, tổng dư nợ tại ngày 31/12/2015 là 3.844 tỷ đồng, tăng 8,16% so với cùng kỳ cuối năm 2014 (tổng dư nợ tại ngày 31/12/2014 là 3.554 tỷ đồng). Như vậy, trong hoạt động cấp tín dụng thì hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn và chuyển dịch theo hướng hợp lý giảm tỷ trọng cho vay, tăng dần tỷ trọng hoạt động cấp bảo lãnh. Tuy nhiên, hoạt động cấp bảo lãnh chiếm tỷ trọng không cao, do vậy cần có những biện pháp tăng trưởng hoạt động cấp bảo lãnh để hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

a. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay

Bảng 4.2. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay của BIDV chi nhánh Bắc Ninh Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Dư nợ cấu Cơ (%) Dư nợ cấu Cơ (%) Dư nợ cấu Cơ (%) 15/14 16/15 BQ Ngắn hạn 2.429 68,35 2.682 69,77 3.282 71,52 110,42 122,37 116,39 Trung, dài hạn 1.125 31,65 1.162 30,23 1.307 28,48 103,29 112,48 107,88 Tổng cộng 3.554 100 3.844 100 4.589 100 108,16 119,38 113,77

Nguồn: BIDV Chi nhánh Bắc Ninh (2017)

71.52% 28.48%

Ngắn hạn Trung, dài hạn

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay của BIDV chi nhánh Bắc Ninh năm 2016

Như vậy, năm 2014 dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 68,35% (Bảng 4.2) trong tổng dư nợ của BIDV Bắc Ninh và năm 2015 và 2016 tỷ lệ này là 69,77% và lên đến 71,52%. Về cơ bản thì dư nợ những món vay ngắn hạn với thời gian ngắn rủi ro sẽ ít hơn, và ngân hàng cũng nhanh thu hồi vốn, quay vòng vốn nhanh hơn. Nhìn vào tỷ trọng dư nợ như trên là tương đối hợp lý.

b. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền

Bảng 4.3. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền của BIDV chi nhánh Bắc Ninh từ năm 2014-2016

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Dư nợ Cơ cấu (%) Dư nợ Cơ cấu (%) Dư nợ Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ VND 2.742 77,15 3.223 83,84 3.979 86,71 117,54 123,46 120,50 Ngoại tệ 812 22,85 621 16,16 610 13,29 76,48 98,23 87,35 Tổng cộng 3.554 100 3.844 100 4.589 100 108,16 119,38 113,77

Nguồn: BIDV Chi nhánh Bắc Ninh (2017)

Trong những năm gần đây, tỷ trọng cho vay giữa VND và ngoại tệ thay đổi thường xuyên (VND 77,15% - 86,71%, Ngoại tệ 22,85% - 13,29%, Bảng 4.3), điều này phản ánh sự linh hoạt trong cơ cấu cho vay. Tuy năm 2016 là năm thị trường ngoại tệ căng thẳng, nguồn ngoại tệ không dồi dào nhưng tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ đã giảm ít so với các năm trước. Cơ cấu cho vay bằng ngoại tệ như trên là hợp lý để đảm bảo khả năng thanh khoản trong điều kiện nguồn ngoại tệ khó khăn như hiện nay

c. Cơ cấu dư nợ cho vay theo khách hàng

Năm 2014, 2015, 2016 thực hiện chủ trương đẩy mạnh mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ với việc triển khai các gói sản phẩm tín dụng bán lẻ đồng bộ như cho vay CBCNV, cho vay cán bộ quản lý điều hành, cho vay thấu chi, cho vay mua ô tô, vay mua nhà dự án, và mở rộng mạng lưới các Phòng Giao dịch, quy mô của hoạt động cho vay tư nhân cá thể tăng đáng kể, từ mức 416 tỷ đồng (tỷ trọng 11,71%) vào năm 2014 thì đến năm 2016 đã tăng lên được 794 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 17,3%). Việc phát triển tín dụng bán lẻ là việc làm cần thiết vì để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Những món tín dụng bán lẻ là những món nhỏ với lãi suất

cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp. Hơn nữa đây là biện pháp để giảm rủi ro tín dụng tránh tập trung hết dư nợ vào một vài khách hàng lớn.

Bảng 4.4. Cơ cấu dư nợ theo khách hàng của BIDV chi nhánh Bắc Ninh từ năm 2014-2016

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Dư nợ Cơ cấu (%) Dư nợ Cơ cấu (%) Dư nợ Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ 1. Tổ chức 3.138 88,29 3.256 84,7 3.795 82,7 103,76 116,55 110,16 2. Cá nhân 416 11,71 588 15,3 794 17,3 141,35 135,03 138,19 Tổng 3.554 100 3.844 100 4.589 100 108,16 119,38 113,77 Nguồn: BIDV Chi nhánh Bắc Ninh (2017) d. Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế

Tình hình dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế: Năm 2016 tổng dư nợ của ngành Công nghiệp – Xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất 48% tổng số dư nợ so với ngành khác. Ngành nông nghiệp với tỷ lệ tăng binh quân là 35,82% và ngành thương mại dịch vụ là 22,74% . Điều này cho thấy đây cũng là mộ xu hướng hoạt động tốt theo định hướng của ngành. Nhưng cũng ẩn chứa mức độ rủi ro có thể sẽ cao hơn.

Bảng 4.5. Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế của BIDV chi nhánh Bắc Ninh từ năm 2014-2016

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Dư nợ Cơ cấu (%) Dư nợ Cơ cấu (%) Dư nợ Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ 1.CN - XD 1795 50,5 2326 60,5 2203 48 129,58 94,72 110,78 2. Nông nghiệp 249 7 269 7 459 10 108,16 170,54 135,82 3. TMDV 853 24 961 25 1285 28 112,67 133,71 122,74 4. Ngành khác 657 18,5 288 7,5 642 14 43,85 222,84 98,85 Tổng 3.554 100 3.844 100 4.589 100 108,16 119,38 113,77

Năm 2014 là một năm khó khăn đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Trong tình hình đó, chi nhánh xác định nhiệm vụ chủ yếu là tăng cường kiểm soát và điều hành hoạt động tín dụng bám sát giới hạn và nguồn vốn huy động, cơ cấu được trung ương giao; Tiếp tục cải thiện cơ cấu tín dụng, tái cấu trúc danh mục tín dụng hướng tới sự phát triển bền vững; Ưu tiên vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, bán lẻ; Kiểm soát quy mô tăng trưởng khối khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt cơ cấu TDH.

- Quy mô: Đến 31/12/2014 tổng dư nợ đạt 3.554 tỷ đồng đạt 99,7% giới hạn, tăng trưởng 11,6% (bao gồm cả bán nợ: 130 tỷ đồng và 87 tỷ đồng xử lý nợ trong năm). Trong đó: dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt: 3.141 tỷ đồng chiếm 88%/TDN, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt: 413 tỷ đồng chiếm 12%/TDN; Dư nợ cho vay ngoại tệ 812 tỷ đồng, chiếm 22,8%/tổng dư nợ. Doanh số cho vay đạt 8.059 tỷ đồng, chủ yếu giải ngân cho các công trình, dự án, các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh như: dự án nước sạch nông thôn, Xi măng Hoàng Thạch, ngành điện, ngành dược, xuất nhập khẩu giầy da, may mặc, nông sản, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của cá nhân... giải ngân theo chương trình tài trợ xuất khẩu của BIDV - chi nhánh Bắc Ninh, góp phần xác lập cân đối vĩ mô, ổn định sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp và cá nhân.

- Cơ cấu chất lượng: Các tỷ lệ cơ cấu, chất lượng tín dụng tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo theo đúng chỉ đạo điều hành của BIDV Chi nhánh Bắc Ninh triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát nợ xấu và từng bước cải thiện chất lượng tín dụng như: Rà soát tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của khách hàng, đánh giá năng lực, khả năng trả nợ của từng khách hàng; Thực hiện rà soát phân loại nợ theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN của ngân hàng Nhà nước trong công tác thu lãi treo, xử lý nợ, thu nợ HTNB.

Năm 2015 chi nhánh tập trung kiểm soát và điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, hiệu quả, bám sát giới hạn được HSC giao; Lựa chọn phát triển các khách hàng tốt có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, ưu tiên kỳ hạn ngắn, các lĩnh vực theo định hướng chỉ đạo của NHNN: Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, phát triển nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu và khắc phục hậu quả bão lũ. Giảm dần độ tập trung tín dụng vào khách hàng lớn, nhóm

khách hàng liên quan, tăng cường quy mô tín dụng khối khách hàng nhỏ và vừa, khách hàng bán lẻ. Các chỉ tiêu cơ bản về quy mô, chất lượng tín dụng của chi nhánh được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo hoạt động an toàn, phát triển ổn định và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 54 - 64)