Các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 40)

Quản trị rủi ro tín dụng không chỉ là điều kiện để Ngân hàng thương mại hoạt động ổn định và phát triển, mà còn để ngăn ngừa những tác động xấu đến nền kinh tế. Vì vậy đã có nhiều nhà khoa học, nhà quản lý kinh tế trên thế giới quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu của họ thường thiên về khía cạnh nhận dạng rủi ro, các kỹ thuật định lượng rủi ro và các giải pháp phòng ngừa rủi ro... Các kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên một số công trình như:

Dominic Casserley, 1999, Đối mặt với rủi ro, Thông tin phòng ngừa rủi ro Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Peter S. Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại, 2002, NXB Tài chính, Hà Nội.

Eddua W. Read, Ph.D và Eddua K.Gill, Ph.D, Ngân hàng thương mại, 2004, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.

Tại Việt Nam, khi chuyển sang cơ chế thị trường, các Ngân hàng thương mại đứng trước những khó khăn do sự khác biệt trong hoạt động giữa cơ chế cũ và cơ chế mới mang lại, trong đó có vấn đề quản lý rủi ro. Để khắc phục khó khăn, vươn lên làm ăn có hiệu quả, giới lý luận và quản lý ngân hàng bắt đầu quan tâm phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu sâu về hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng đăng trên các tạp chí như:

TS. Trần Huy Hoàng, 2004, Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam, Phát triển kinh tế,.

động của Ngân hàng thương mại, Tạp chí Ngân hàng.

ThS. Nguyễn Hữu Đương, 2005, Đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng.

Năm 2005, Lê Đăng Trung đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài “Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành

phố Hồ Chí Minh".

Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có sức hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra phức tạp và khác so với các địa bàn khác. Hơn nữa, việc đi sâu nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh, cho đến nay chưa có một bài viết, một công trình nào được công bố.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Một số đặc điểm cơ bản của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh mới được tái lập vào đầu năm 1997, đến nay đã được 15 năm, cùng với sự đi lên của đất nước, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều khởi sắc. Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 803,93 km2, với dân số khoảng trên 1 triệu người, chiếm 0,24% diện tích tự nhiên và 1,23% dân số cả nước, là một tỉnh nhỏ nhưng lại đông dân (Cục Thống Kê tỉnh Bắc Ninh, 2016).

Về phương diện kinh tế - xã hội, Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 30km. Bắc Ninh còn nằm trên trục đường sắt xuyên Việt, đoạn Hà Nội - Lạng Sơn - Hữu Nghị Quan nối với tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc, có mạng lưới sông ngòi nối liền với các tỉnh lân cận và cảng Hải Phòng, Cái Lân… Vị trí địa lý của Bắc Ninh là một trong những thuận lợi để giao lưu, trao đổi với bên ngoài tạo ra nhiều cơ hội lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội và phát huy triệt để tiềm năng của tỉnh (Cục Thống Kê tỉnh Bắc Ninh, 2016).

Bên cạnh đó là địa phương có số lượng làng nghề truyền thống vào loại nhiều nhất toàn quốc, chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống xuất khẩu, là nơi hội tụ nhiều tiềm năng đáng kể về tự nhiên và xã hội. Nhất là kể từ khi được thủ tướng chính phủ phê duyệt cho phép thành lập các khu công nghiệp (KCN) tập trung đó là KCN Quế Võ, Tiên Sơn, Đại Đồng – Hoàn Sơn, Yên Phong… cùng với sự ra đời hàng loạt các cụm công nghiệp làng nghề truyền thống như Sắt Đa Hội, Mộc Đồng Kỵ, Giấy Phong Khê… đã dần làm thay đổi bộ mặt của địa phương. Đầu năm 2006, thị xã Bắc Ninh đã chính thức trở thành thành phố Bắc Ninh, mở ra những vận hội mới cho đầu tư và phát triển.

Từ những đặc điểm trên đã tạo ra những thời cơ và thách thức cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

* Thời cơ:

Bắc Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý và môi trường kinh tế thuận lợi, được đánh giá là một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh trong việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội; là một trọng điểm kinh tế quan trọng, một vùng kinh tế động

lực của đất nước. Bên cạnh đó việc mở rộng đầu tư vào các KCN, làng nghề theo định hướng của tỉnh đã là một trong những cơ hội cho các Doanh nghiệp và tổ chức tài chính ngân hàng cùng tham gia để mở rộng thị phần hoạt động của đơn vị mình trên địa bàn. Hiện nay tỉnh Bắc Ninh có nhiều KCN như: KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ, KCN Yên Phong, KCN VSIP và một số cụm công nghiệp nằm quanh thành phố Bắc Ninh vì vậy việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài rất thuận lợi. Từ đó cũng là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng có thể tiếp cận và gia tăng khách hàng quan hệ tại ngân hàng.

* Khó khăn và thách thức:

Bên cạnh những thời cơ và thuận lợi đó, tình hình kinh tế xã hội của Bắc Ninh còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng quy mô nền kinh tế và năng lực sản xuất còn nhỏ bé, tính bền vững, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn chưa cao các doanh nghiệp địa phương tuy phát triển nhanh về số lượng song quy mô còn nhỏ bé, cơ cấu doanh nghiệp chưa hợp lý, trình độ công nghệ còn thấp, công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư triển khai còn chậm; quy hoạch chưa theo kịp với nhu cầu phát triển; thu hút vốn đầu tư nói chung đầu tư từ bên ngoài, nước ngoài chưa mạnh. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao nhưng chưa tạo ra ngành hàng mũi nhọn, có tính chủ lực mạnh để tăng sức cạnh tranh, góp phần tăng thu ngân sách. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ trọng lớn, nhưng quy mô các doanh nghiệp nhỏ bé, công nghệ còn lạc hậu sức cạnh tranh sản phẩm chưa cao. Chất lượng hoạt động thương mại dịch vụ thấp; xuất nhập khẩu vẫn khó khăn về nguồn hàng, chất lượng thương hiệu hàng hoá chưa có sức cạnh tranh mạnh. Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; Nhiều điểm du lịch hấp dẫn chưa được khai thác để phát triển. Một bộ phận nhân dân đời sống còn khó khăn, tệ nạn xã hội còn tiểm ẩn nhiều phức tạp, bức xúc. Khí hậu thời tiết diễn biến thất thường luôn tiềm ẩn những khó khăn, bất lợi đến sự phát triển nên kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực vừa đem lại nhiều cơ hội, song cũng là thách thức lớn đối với nền sản xuất, áp lực cạnh tranh của các sản phẩm, sự biến động của thị trường thế giới sẽ tác động nhạy cảm hơn vào nền kinh tế.

Với diện tích nhỏ nhất so với toàn quốc nhưng mạng lưới tổ chức tín dụng tại địa bàn thì lại rất lớn cho nên việc cạnh tranh của các Ngân hàng là hết sức gay gắt. BIDV Bắc Ninh nhận thức rõ điều này khi mà trình độ công nghệ, sản

phẩm dịch vụ tiên tiến của các ngân hàng khác sẽ là đối thủ cạnh tranh trong mọi mặt hoạt động của các ngân hàng.

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đưa ra chưa đa dạng, trình độ cán bộ nhân viên chưa đồng đều chưa theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội. Đây là thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng tại tỉnh Bắc Ninh.

Chương trình cải cách thể chế với quy mô lớn đang thực hiện tại tỉnh đó là việc xây dựng, tăng cường năng lực mới, việc sắp xếp lại các DNNN, nhất là việc tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp còn chậm, từ đó dẫn đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp không ổn định.

3.1.2. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và chi nhánh Bắc Ninh Việt Nam và chi nhánh Bắc Ninh

3.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam-BIDV) được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26 tháng 04 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 54/QĐ- HĐQT ngày 12/08/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn y tại Quyết định số 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/09/2002.

Trải qua hơn 55 năm hoạt động và trưởng thành, qua những giai đoạn phát triển của đất nước với những nhiệm vụ khác nhau tên gọi của ngân hàng cũng khác nhau qua các thời kỳ: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957; Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 26/06/1981; Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990; Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam từ ngày 01/05/2012. Từ khi thành lập đến nay hoạt động của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế đất nước qua từng thời kỳ. Với việc cung ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam đã góp phần đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn, làm tăng năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế.

Là ngân hàng thương mại duy nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam 4 năm liên tục (2007-2010) giữ vị tri hàng đầu Việt Nam ICT Index (chỉ số sẵn

sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin); BIDV cũng nằm trong top CIO tiêu biểu khu vực Đông Nam Á.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã định hình dần mô hình tổ chức theo hướng Tập đoàn tài chính. Mạng lưới tổ chức hoạt động rộng khắp trên toàn quốc và đã bước đầu hoạt động đầu tư sang thị trường nước ngoài như Lào, Campuchia...

BIDV đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương độc lập hạng nhất, Huân chương lao động hạng nhất, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh... Đặc biệt, tháng 2/2012 BIDV đã tiến hành thành công IPO lần đầu tiên ra công chúng, tiến tới trở thành NHTMCP mang tầm vóc mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh được thành lập từ ngày 26/12/1996 theo quyết định số 265 của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được tách ra từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Bắc, cùng với sự tái lập của tỉnh Bắc Ninh. Là một chi nhánh mới được thành lập, nhưng sau 20 năm hoạt động, không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, Chi nhánh đã đạt được những kết quả rất khả quan, chứng tỏ được vị thế của mình trong sự phát triển chung của tỉnh.

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh

Cùng với sự đổi mới và phát triển không ngừng của Hệ thống BIDV nói chung, BIDV Bắc Ninh cũng không ngừng đổi mới và kiện toàn bộ máy lãnh đạo các cấp cũng như cơ cấu tổ chức của chi nhánh. BIDV Bắc Ninh đã thực hiện thành công đề án chuyển đổi mô hình tổ chức giai đoạn 2007-2010 theo mô hình TA2.

Cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Ninh được thực hiện theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam về quy chế tổ chức hoạt động, chức năng nhiệm vụ của các phòng tại trụ sở BIDV Bắc Ninh. Theo đó, cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Ninh bao gồm: Ban Giám đốc; 4 khối nghiệp vụ với 10 phòng nghiệp vụ và các phòng Giao dịch trực thuộc. Có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức của Chi nhánh theo sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của BIDV Bắc Ninh

Nguồn: BIDV Chi nhánh Bắc Ninh (2017)

BAN GIÁM

ĐỐC Khối Quản lý rủi ro Phòng Quản lý rủi ro

Khối Tác nghiệp

Phòng QL& DV kho quỹ Phòng GDKH doanh nghiệp Phòng GDKH cá nhân Phòng Quản trị tín dụng Khối Quan hệ khách hàng P. QLKH doanh nghiệp P. QLKH cá nhân Khối trực thuộc 6 phòng giao dịch trên các huyện: Tiên Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ,

Gia Bình

04 Phòng giao dịch trên địa bàn tp Bắc Ninh

Khối Quản lý nội bộ

Phòng tổ chức hành chính

Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Tài chính Kế toán

Trụ sở chính của chi nhánh nằm trong trung tâm thành phố Bắc Ninh, nơi hoạt động kinh doanh diễn ra khá mạnh mẽ, có nhiều các cơ quan hoạt động nên thu hút được nhiều nguồn vốn huy động từ các cá nhân là nhân viên của các công ty, dân cư sống trên các khu phố, những tiểu thương, cá nhân buôn bán nhỏ xung quanh địa bàn. Là một chi nhánh hoạt động trong địa bàn tương đối nhỏ song lại có nhiều các phòng giao dịch hoạt động trên địa bàn từ trung tâm thành phố đến các trung tâm huyện thị nên phát huy được khả năng huy động vốn từ dân cư các khu vực trên. Chi nhánh vẫn đang nỗ lực tăng khả năng thu hút thêm khách hàng gửi tiền.

BIDV Bắc Ninh hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có diện tích nhỏ, và đã có rất nhiều các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn hoạt động, các ngân hàng này đều có hoạt động kinh doanh khá tốt nên chi nhánh vấp phải sự cạnh tranh khá mạnh trong việc thu hút nguồn vốn huy động nói chung là nguồn vốn huy động từ dân cư nói riêng.

Chính những đặc điểm trên đã chi phối rất lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của BIDV Bắc Ninh.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu a. Thu thập số liệu thứ cấp a. Thu thập số liệu thứ cấp

Để thu thập số liệu thứ cấp tôi đã sử dụng phương pháp kế thừa tư liệu, các nguồn thu thập số liệu thứ cấp bao gồm:

+ Nguồn số liệu công bố từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC.

+ Nguồn số liệu, thông tin đăng trên tạp chí sách báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, thông tin trên website.

+ Tài liệu công bố tại BIDV Bắc Ninh và NHNN tỉnh Bắc Ninh.

+ Những thông tin tư liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương qua các tài liệu thống kê của Phòng Thống kê Tp. Bắc Ninh.

+ Thông tin tư liệu về sản xuất nông nghiệp, kinh tế công nghiệp, thị trường tiêu thụ và thương mại dịch vụ, sản xuất hàng hóa, các tài liệu về chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 40)